Hoạt động tham mưu, tư vấn về KH&CN (Hội đồng KH cấp huyện)

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 40)

- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa

2.2.4.Hoạt động tham mưu, tư vấn về KH&CN (Hội đồng KH cấp huyện)

10. Kết cấu của Luận văn

2.2.4.Hoạt động tham mưu, tư vấn về KH&CN (Hội đồng KH cấp huyện)

Đến nay toàn tỉnh đã có 27/27 huyện thành lập Hội đồng khoa học cấp huyện. Số lượng thành viên Hội đồng KHCN ở các huyện giao động khoảng 7 - 13 thành viên, trong đó phần lớn Hội đồng có số lượng từ 9 - 13 thành viên. Đơn vị có số lượng thành viên nhiều nhất là Tĩnh Gia, Nga Sơn (13 người), thấp nhất là Ngọc Lặc (6 người).

Phần lớn Chủ tịch Hội đồng là các đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện (24 huyện), một số huyện Chủ tịch UBND huyện là Chủ tịch Hội đồng khoa học (Quan Hoá, Bá Thước, Như Xuân). Thành phần Hội đồng KH hầu hết là các đồng chí lãnh đạo các phòng Nông nghiệp, Công thương, Giáo dục và lãnh đạo các Trạm thú y, Trạm Khuyến nông huyện…Với cơ cấu đầy đủ của Hội đồng, bao gồm các đồng chí lãnh đạo các phòng chức năng của huyện là điều kiện thuận lợi trong công tác xem xét các vấn đề có liên quan đến KHCN để tư vấn cho Chủ tịch UBND các huyện.

Ngay sau khi thành lập Hội đồng khoa học huyện, bản thân các Hội đồng đã tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch UBND huyện ban hành quy chế hoạt động riêng cho từng huyện, trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và phương thức hoạt động của Hội đồng. Trong thời gian vừa qua, nhiều Hội đồng khoa học đã làm tốt công tác tư vấn, phản biện khoa học, đóng góp nhiều ý kiến cho các đề án của huyện, các chương trình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, đời sống và đề xuất nhiệm vụ KH&CN hàng năm, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ở một số huyện, Hội đồng khoa học chưa thật sự thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của mình trong công tác tư vấn và

phản biện khoa học, chất lượng tư vấn KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 40)