Đặc điểm KT-XH

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 33)

- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa

2.1.3.Đặc điểm KT-XH

10. Kết cấu của Luận văn

2.1.3.Đặc điểm KT-XH

- Đặc điểm về kinh tế

Về tăng trưởng kinh tế: Sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng khá và liên tục. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001-2005 là 9,1%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước (7,3%), năm 2006 tăng 10,2%, năm 2007 là 10,5%, năm 2013 đạt 5,3%)(Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hóa năm 2012)

Thanh Hóa có hệ thống cảng biển Nghi Sơn, cảng chuyên dụng xi măng cho phép tàu có trọng tải 35.000 tấn cập cảng. Hệ thống giao thông đường sông có thể khai thác hơn 1.000km. Cảng biển Lễ Môn có công suất xếp dỡ 300.000 tấn/năm, khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 600 tấn, tàu biển từ các cảng của Thanh Hóa có thể đi trực tiếp đến các cảng trong nước, các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm - ngư nghiệp thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 4,4%/năm; năm 2006 tăng 5,5% so với năm 2005. Tốc độ tăng giá trị ngành công nghiệp xây dựng thời kỳ 2001-2005: 15,1%/năm, năm 2006 tăng 13,4% so với năm 2005. Tốc độ tăng giá trị ngành dịch vụ thời kỳ 2001-2005 là: 8,1%/năm, năm 2006 tăng 11% so với năm 2005. Cơ cấu các ngành: nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ trong năm 2000 là: 39,6% - 26,6% - 33,8%, năm 2012 đã có sự thay đổi là: 30,3% - 06,5% - 33,2%. (Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hóa năm 2012)

Các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế phát triển khá đồng bộ, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Kinh tế ngoài quốc doanh có bước phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, đa dạng, phong phú về ngành, hàng và sản phẩm hàng hoá.

Về đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn từ 2001- 2005 đạt 22.102 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 10,5% và tăng 51% so với thời kỳ 1996-2000 (đạt 14.635 tỷ đồng). Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng

với tốc độ nhanh. Nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng như: Khu kinh tế Nghi Sơn, đường Mục Sơn - Cửa Đạt, công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt v.v.. Hệ thống giao thông được xây dựng và nâng cấp, hầu hết các cầu qua sông lớn được xây dựng nối liền các vùng miền; đường giao thông nông thôn nhiều nơi ở vùng đồng bằng, vùng biển đã được nhựa, bê tông hóa hoặc cấp phối, công trình thủy lợi được đầu tư kiên cố bảo đảm chủ động tưới tiêu cho hầu hết diện tích lúa nước. 100% số huyện, thị xã, thành phố, 100% phường và 96,6% xã có điện lưới; 100% xã, phường, thị trấn có điện thoại.

- Lao động: Số người lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh Thanh Hóa năm 2012 khoảng 2.112,6 nghìn người. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc trong các ngành nghề thấp, lao động giản đơn còn chiếm tỷ trọng cao (82,5%), chất lượng lao động còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và cạnh tranh trong thị trường sức lao động. Công tác đào tạo nghề chưa thực sự chuyển biến cả về quy mô, hình thức và chất lượng đào tạo. Tỷ lệ người lao động chưa có việc làm và có việc làm nhưng không ổn định trên địa bàn toàn tỉnh còn nhiều, đây đang là một thách thức lớn đặt ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 33)