Nhu cầu về đẩy mạnh hoạt động KH&CN và khả năng đáp ứng

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 56)

- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa

10. Kết cấu của Luận văn

3.1.2. Nhu cầu về đẩy mạnh hoạt động KH&CN và khả năng đáp ứng

Hiện tại, mỗi huyện đều có một trung tâm khuyến nông, một chi cục thú y. Đây là các đơn vị có nhiệm vụ chuyển giao các tiến bộ KHKT về nông, lâm, ngư nghiệp tới nông dân các huyện. Các trung tâm này thực sự là một đơn vị sự nghiệp khoa học có hiệu quả của ngành nông nghiệp. Vì vậy có thể lấy đây làm trung tâm ứng dụng và dịch vụ KH&CN ở huyện nhằm tập trung nguồn lực thúc đầy KH&CN huyện phát triển, phù hợp nhất là đối với các huyện thuần nông - lâm.

Đối với các huyện khác, thời gian hoạt động thử mô hình một trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN cấp huyện, đến năm 2015, tùy mức độ phát triển sẽ nghiên cứu mô hình bổ sung sau.

Trung tâm này sẽ là nòng cốt của Hội đồng KH&CN cấp huyện ở Thanh Hoá. Hội đồng KH&CN huyện sẽ do Sở KH&CN hướng dẫn thành lập và hoạt động theo quy định.

Ở tỉnh đã phê duyệt thành lập Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN và kế hoạch phát triển của nó đến năm 2015. Đây là một trung tâm mạnh của tỉnh (theo đề án phát triển được duyệt). Sẽ là nơi kết nối thành một mạng lưới ứng dụng tiến bộ KH&CN với các trung tâm các huyện. Nếu có cán bộ tốt, có cơ chế tốt, có sự quan tâm đúng mức, đây sẽ là bước tiến mới trong việc triển khai nhanh và mạnh các tiến bộ KH&CN vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Cũng theo đề án phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2015 thì các lĩnh vực sau đây được chú trọng: Nông-lâm-ngư nghiệp chú trọng các giống lúa lai, công nghệ nhân giống chè, nhân giống các cây con đặc sản, truyền thống, các giống cây lâm nghiệp kinh tế, các giống cá đặc sản…. Trong công nghiệp và xây dựng vẫn tiếp tục chú trọng vào việc khai thác và chế biến khoáng sản, nông - lâm sản. Tìm kiếm ứng dụng năng lực sạch, năng lượng tái tạo…Trong khoa học xã hội và nhân văn chú trọng nghiên cứu các giải pháp tăng cường hệ thống chính trị tại cơ sở…Trong GD&ĐT tiếp tục các nghiên cứu về giáo dục vùng cao. Thúc đây hoạt động cuộc thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và cuộc thi sáng tạo kỹ thuật trong thanh thiếu niên và nhi đông.

3.1.3. Định hướng về phát triển ứng dụng công nghệ vào sản xuất

- Công nghệ phù hợp, nhưng phải tiên tiến hiện đại, bảo vệ môi trường - Nâng cao NS, CL sản phẩm hiệu quả trong sản xuất

- Khai thác tiềm năng phát huy nội lực - Thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh

Hiện tại ở Thanh Hoá chủ yếu là các dây chuyền chế biến nông, lâm sản: chè ở Triệu Sơn, thuốc lá ở Hà Trung, khai thác quặng ở Nông Cống...

3.2. Các giải pháp tổ chức quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện

quản lý KH&CN cấp huyện giai đoạn 2015- 2020

Để xây dựng những chính sách cho hoạt động KH&CN cấp huyện, thì những luận điểm của các trường phái quản lý là cơ sở lý luận rất hữu ích. Tại sao việc quản lý KH&CN cấp huyện là cần thiết nhưng hiệu quả chưa cao, phải chăng một trong các giải pháp là chưa tìm ra được các yếu tố thúc đẩy (khâu đột phá) cần thiết…Ở Thanh Hoá, tình hình đúng như vậy.

Dựa vào khảo sát thực trạng hoạt động KH&CN cấp huyện ở Thanh Hoá, hiện nay và đối chiếu với thực trạng về nguồn lực phục vụ cho quản lý KH&CN cấp huyện đã được phân tích tại Chương II, cho thấy công tác quản lý KH&CN cấp huyện ở Thanh Hoá trong thời gian tới, vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn còn là những bước triển khai ban đầu. Bởi vì xét trong 5 năm, mặc dù hoạt động KH&CN của các huyện cũng diễn ra khá sôi nổi và đa dạng. Mặc dù không có nguồn nào cho hoạt động quản lý KH&CN trực tiếp tại huyện, nhưng vẫn chưa thấy có những ý kiến thể hiện mối quan tâm của huyện trong quản lý KH&CN. Nơi nào có hoạt động KH&CN là phải có quản lý, vấn đề là tổ chức như thế nào? và những vấn đề này cần được làm rõ.

Tăng cường công tác quản lý KH&CN cấp huyện là một nội dung rất cần thiết đối với quản lý nhà nước về KH&CN tại tỉnh Thanh Hoá để nâng cao vị thế, vai trò then chốt và động lực của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH nhanh và bền vững của tỉnh. Tăng cường công tác quản lý KH&CN cấp huyện nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào thực tiễn; đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ; phát huy phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và đời sống; quản lý có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ các hoạt động KH&CN trên địa bàn... Qua phần đánh giá các yếu kém, phân tích các nguyên nhân của yếu kém trong quản lý KH&CN cấp huyện tại Mục 2.4.2 Chương II, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực quản lý về KH&CN ở cấp huyện. Các giải pháp này tập trung vào hỗ trợ các nguồn lực cho quản lý KH&CN cấp huyện như: nguồn tài chính hàng năm, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực về cơ chế chính sách và nhân

lực phục vụ công tác quản lý sẽ được nêu ra cụ thể dưới đây.

3.2.2. Căn cứ khoa học

Quản lý hoạt động KH&CN ở cấp huyện đang chịu những tác động ngày càng mạnh của quá trình chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, tiến trình CNH, HĐH và xu hướng hội nhập quốc tế với những yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước còn có xu thế tinh giản, chuyên môn hoá cao. Vì vậy, tổ chức bộ máy quản lý KH&CN cấp huyện cần phải:

Tinh gọn, hợp lý, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trên địa bàn và bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương.

Tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên địa bàn.

Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển KT-XH của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước.

Bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập cơ quan chuyên môn được quy định theo pháp luật.

Như vậy phải căn cứ vào nhu cầu và tình hình phát triển cụ thể của từng địa phương để có kế hoạch tổ chức hợp lý, có nội dung công việc và hoạt động có hiệu quả. Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của các huyện khác nhau, nhu cầu đối với KH&CN của các huyện cũng khác nhau, tiềm lực về bộ máy quản lý của huyện cũng không đồng đều nhau, vì vậy, mô hình về tổ chức bộ phận quản lý KH&CN cấp huyện cũng cần được xây dựng một cách linh hoạt, đa dạng, không nên cứng nhắc theo một mô hình duy nhất.

3.2.3. Căn cứ pháp lý

Các cơ sở pháp lý để xây dựng bộ máy quản lý KH&CN cấp huyện dựa trên các quy định:

Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013. Theo đó là Nghị định số 08 NĐ-CP, ngày 27/1/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoa học và Công nghệ năm 2014.

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; trong đó có quy định chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với khoa học và công nghệ.

Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT/BKHCN-BNV của Bộ Khoa học và Công nghệ Và Bộ nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương.

3.2.4. Căn cứ yêu cầu thực tế

Căn cứ hiện trạng về mô hình tổ chức quản lý hoạt động KH&CN ở các huyện trên địa bàn Thanh Hóa thì việc thành lập một phòng quản lý KH&CN ở cấp huyện là rất cần thiết để triển khai đầy đủ các hoạt động KH&CN đến cấp huyện. Tuy nhiên, việc này khó thực hiện được bởi vì: chỉ tiêu biên chế của hầu hết các cơ quan quản lý Nhà nước là rất hạn chế, cho nên trong thời điểm này không thể giải quyết được việc giao nhiều hơn một chỉ tiêu biên chế để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KH&CN ở cấp huyện.

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động KH&CN trên địa bàn cấp huyện ở Thanh Hóa giai đoạn 2015- 2020 KH&CN trên địa bàn cấp huyện ở Thanh Hóa giai đoạn 2015- 2020

Xu hướng đổi mới chức năng quản lý nhà nước về KH&CN ở nước ta hiện nay

- Nhà nước tổ chức việc xây dựng chiến lược, định hướng chung về phát triển KH&CN của quốc gia gắn với chiến lược, định hướng phát triển KT-XH của đất nước; Xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách KH&CN; Xác định và phân bổ nguồn lực của Nhà nước để điều tiết và định hướng hoạt động KH&CN của đất nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước thực hiện điều tra cơ bản, đánh giá thường xuyên tiềm lực khoa học và công nghệ, trình độ phát triển KH&CN của đất nước; Giám sát, tổng kết việc thực hiện chính sách, pháp luật đã ban hành, để trên cơ sở đó điều chỉnh các chính sách pháp luật và định hướng phát triển KH&CN cho phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của từng giai đoạn.

Các Bộ xây dựng định hướng phát triển KH&CN gắn với chiến lược, định hướng phát triển chung của bộ, ngành; Xác định nguồn lực cần huy động cho hoạt

động KH&CN; Cụ thể hoá chính sách về KH&CN của Nhà nước và chủ động ban hành, chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển KH&CN của bộ, ngành. Tách các tổ chức trực tiếp hoạt động KH&CN không phục vụ cho nội dung quản lý nhà nước ra khỏi cơ quan bộ.

- Các địa phương chủ động vận dụng KH&CN để giải quyết các vấn đề KT- XH đặc thù của địa phương mình dựa vào chiến lược phát triển KT-XH chung của địa phương và các nguồn lực có thể huy động; Cụ thể hoá các chính sách về KH&CN của Nhà nước và chủ động ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển và ứng dụng KH&CN ở địa phương.

- Các cơ quan Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các hoạt động KH&CN, khơi nguồn nhu caùu và tạo lực thúc đẩy hoạt động KH&CN, song không trực tiếp đưa ra các quyết định chuyên môn về KH&CN.

Quản lý hoạt động KH&CN là một trong những lĩnh vực quản lý hoạt động KT-XH ở cấp Trung ương cũng như ở cấp địa phương. Hoạt động KH&CN gắn bó chặt chẽ với hoạt động kinh tế, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chủ yếu về mặt chất lượng (tăng năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa,…), nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Chính vì vậy, việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN ở cấp huyện là rất cần thiết, bởi vì:

Tiếp cận theo hệ thống quản lý KH&CN

Để thực hiện nhiệm vụ của UBND cấp huyện trong lĩnh vực KH&CN (đã được ghi rõ trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003) nhất thiết phải có bộ máy quản lý đảm nhiệm. Bộ máy đó phải được hình thành với cơ cấu tổ chức hợp lý và với một đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực chuyên môn và thành thạo về nghiệp vụ quản lý.

Có thể nói chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý KH&CN ở địa phương phụ thuộc rất nhiều vào việc có tạo lập được hay không mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động KH&CN tương xứng, hợp lý và đủ mạnh để thực hiện được tốt vai trò, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN ở địa phương.

Bộ máy quản lý phải nhằm đáp ứng được tình hình thực tế phát triển KH&CN và yêu cầu của việc tăng cường công tác quản lý KH&CN cấp huyện. Mặt khác, thể hiện được yêu cầu phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy và biên chế làm công tác quản lý hoạt động KH&CN trong điều kiện mới.

Hiệu lực và hiệu quả quản lý KH&CN ở huyện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Cấp ủy đảng và Chính quyền địa phương; đảm bảo đủ cơ sở pháp lý; sự phối hợp công tác giữa các ngành; phương tiện và điều kiện làm việc,…và điều quan trọng là phải có một bộ máy quản lý KH&CN mạnh, có năng lực, hoạt động có hiệu quả. Cụ thể là:

 Sự đóng góp của công tác quản lý KH&CN cấp huyện trước hết là việc đảm bảo cho các hoạt động KH&CN được thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước, góp phần ổn định và từng bước thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương. Cụ thể, việc chấp hành tốt các văn bản pháp luật về đo lường, chất lượng hàng hóa, về sở hữu công nghiệp là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp sản xuất ổn định, đảm bảo chất lượng và từng bước đổi mới sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa địa phương trên thị trường nội địa và tăng nhanh xuất khẩu.

 Nguồn lực của địa phương có hạn, không thể sử dụng dàn trải mà phải được quản l‎ý để tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của kế hoạch. Những nhiệm vụ KH&CN được hoàn thành tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng của sự phát triển kinh tế ở huyện (ứng dụng các thành tựu KH&CN để tăng năng suất sản xuất công nghiệp, năng suất cây trồng, vật nuôi, khai thác hợp lý tài nguyên địa phương,…).

Như vậy, thực hiện tốt công tác quản lý KH&CN ở cấp huyện sẽ giúp tập trung được mọi nguồn lực của địa phương và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (tài chính, lao động, thông tin, tổ chức quản lý,…) của địa phương để triển khai các nhiệm vụ KH&CN trong từng giai đoạn, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên địa phương, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa được ổn định, (chống nạn làm hàng giả, gian lận trong đo lường,…) và cải thiện đời sống của nhân dân.

 Quản lý tốt hoạt động KH&CN ở huyện là điều kiện cần thiết để thực hiện việc chuyển giao nhanh và có hiệu quả các thành tựu KH&CN, các kết quả nghiên

cứu, các kỹ thuật tiến bộ, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến vào sản xuất và đời sống cấp huyện.

 Quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện được thực hiện tốt sẽ tranh thủ được sự hỗ trợ của Trung ương, trước hết là sự hỗ trợ của các cơ quan KH&CN trong việc chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất địa phương. Một trong những hỗ trợ quan trọng và có ý nghĩa nhất là việc giới thiệu những kinh nghiệm, quy trình sản xuất và cung cấp các tài liệu kỹ thuật, thông tin công nghệ, thông tin về các kết quả nghiên cứu, các giống cây con sạch bệnh, năng suất cao cho địa phương.

Trong vấn đề này, vai trò của cơ quan quản lý KH&CN ở cấp huyện có vị trí rất quan trọng - vừa là người hỗ trợ lựa chọn và giới thiệu các kết quả nghiên cứu đã được cơ quan có trách nhiệm đánh giá nghiệm thu, có khả năng ứng dụng vào địa phương, vừa là đầu mối phối hợp với các cơ quan KH&CN của Trung

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)