Về nhân lực quản lý KH&CN cấp huyện

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 41)

- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa

2.2.5.Về nhân lực quản lý KH&CN cấp huyện

10. Kết cấu của Luận văn

2.2.5.Về nhân lực quản lý KH&CN cấp huyện

Cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố là phòng Công thương hoặc phòng Kinh tế (đối với thị xã, thành phố); vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể do UBND huyện quyết định theo quy định tại mục I, II phần II Thông tư Liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Bộ KH&CN, Bộ Nội vụ.

Lãnh đạo phụ trách KH&CN là 1 đồng chí phó chủ tịch UBND huyện, đồng thời là chủ tịch Hội đồng khoa học cấp huyện. Phòng chức năng được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện giao cho phòng Kinh tế gồm thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn; 4 huyện giao cho phòng NN&PTNT là huyện Hoằng Hóa, Thạch Thành, Như Thanh và Quan Sơn; còn lại 20 huyện giao cho phòng Công thương. Bố trí 1 cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về KH&CN, trong đó có 3 huyện (Tĩnh Gia, Như Thanh, Quảng Xương) cán bộ có trình độ thạc sỹ (chiếm 11,1%); có 23 huyện cán bộ có trình độ đại học (chiếm 85,2%), huyện Quan Hóa cán bộ có trình độ trung cấp (chiếm 3.7%). Chưa có huyện nào bố trí được cán bộ quản lý chuyên trách về KH&CN theo quy định.

Tác giả luận văn đã tiến hành phỏng vấn và thu được kết quả.

Câu hỏi: Thưa ông, xin ông cho biết những bất cấp trong vấn đề nhân lực quản lý KH&CN cấp huyện?

Trả lời: “Hoạt động KH&CN cấp huyện còn nhiều bất cập: Cán bộ KHCN cấp huyện kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách. Một số cán bộ theo dõi KH&CN đã được đào tạo nghiệp vụ quản lý KH&CN chuyển công tác khác, người thay thế chưa được đào tạo tập huấn nên hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực này. Một số phòng quản lý về KH&CN (phòng Kinh tế hoặc phòng Nông nghiệp) còn lúng túng, chưa quen lập kế hoạch, sử dụng kinh phí được cấp chưa phù hợp, hoạt động kém hiệu quả…”.

Như vậy, công tác quản lý hoạt động KH&CN của cán bộ được phân công phụ trách không được thường xuyên, liên tục. Một số cán bộ đã có thời gian làm công tác KH&CN lại được chuyển sang làm công tác khác hoặc đã nghỉ hưu, nhưng chưa được kịp thời bổ sung, thay thế hoặc phân công lại. Về nghiệp vụ quản lý KH&CN, tuy đã có một số cán bộ tham gia các lớp tập huấn về quản lý nhà nước trong hoạt động KHCN do Bộ KH&CN và Sở KH&CN tổ chức hàng năm, nhưng cũng còn nhiều cán bộ chưa được tập huấn, thời gian phân công phụ trách lĩnh vực này còn ít, nếu được phân công thì chủ yếu là cán bộ làm công tác kỹ thuật tại các phòng chức năng của huyện chuyển sang, nên kinh nghiệm và nghiệp vụ còn hạn chế, chưa thực sự đủ năng lực tham mưu quản lý nhà nước về các hoạt động KHCN trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 41)