Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 52)

- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa

10. Kết cấu của Luận văn

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về KH&CN cấp huyện trên địa bàn Thanh Hóa hiện nay phần lớn các huyện giao cho Phòng Công thương quản lý đang gặp nhiều bất cập, vì thực tế hiện nay nhiều hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất đời sống ở huyện vẫn chủ yếu dành cho nông nghiệp, nông thôn, mà lĩnh vực này do phòng nông nghiệp quản lý. 100% các huyện, thị, thành phố chưa bố trí được cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý KH&CN mà mới bố trí được cán bộ, công chức làm kiêm nhiệm nên việc tham mưu, quản lý về KH&CN còn hạn chế, hiệu quả không cao.

Lĩnh vực quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng chưa hiệu quả. Việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (báo cáo 6 tháng, báo cáo tổng kết năm) của một số huyện nội dung còn sơ sài, chưa cập nhật thông tin số liệu kịp thời, không nêu lên được những kết quả nổi bật cũng như các vấn đề cấp thiết về KH&CN của huyện cần giải quyết.

Việc áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật chưa được đẩy mạnh; việc tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ KH&CN còn chưa sát với yêu cầu sản xuất và đời sống tại địa phương.

khăn, kinh phí hỗ trợ 35- 40 triệu đồng/huyện/năm chỉ dùng cho hoạt động chi thường xuyên của Hội đồng khoa học cấp huyện, các huyện chưa có hạng mục chi ngân sách để phân bổ kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN, chưa có phương án hợp lý để huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN trên địa bàn.

Công tác tham mưu của các phòng chức năng được giao nhiệm vụ KH&CN của nhiều huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác KHCN đối với sản xuất và đời sống. Vai trò của Hội đồng khoa học cấp huyện chưa được phát huy đầy đủ. Cán bộ chuyên môn được phân công theo dõi nhiệm vụ KH&CN kiêm nhiệm nên chưa bố trí thời gian, công sức hợp lý cho công việc được giao.

Tiểu kết chƣơng 2

Các hoạt động về KH&CN cấp huyện ở Thanh Hóa có mặt ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống văn hóa, kinh tế chính trị... các hoạt động này rất phong phú, đa dạng và rất khác nhau về quy mô, hình thức và đặc thù ở từng huyện. Huyện trọng điểm thì hoạt động KH&CN bao gồm cả trong công nghiệp, nông nghiệp; Huyện miền núi phát triển KH&CN trong lâm nghiệp và các huyện đồng bằng hoạt động KH&CN chủ yếu trong nông nghiệp.

Nguồn nhân lực quản lý KH&CN cấp huyện chưa thống nhất, phòng chức năng được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện giao cho phòng Kinh tế, phòng NN&PTNT hoặc phòng Công thương. Bố trí 1 cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về KH&CN.

Nhiều đề tài, dự án đã được triển khai có hiệu quả. Các ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều tiến bộ mới trong trồng trọt, chăn nuôi đã đi vào cuộc sống, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, các giống cây trồng mới đã được người nông dân đưa vào sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao mang tính hàng hóa.

- Những hạn chế tồn tại, nguyên nhân

Chức năng quản lý nhà nước về KH&CN của cấp huyện chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, đó là:

+ Công tác tham mưu: Chưa ban hành được văn bản chỉ đạo nào về công tác quản lý KH&CN và hoạt động KH&CN trên địa bàn, công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn huyện, thị, thành phố còn bỏ trống.

+ Hội đồng KH&CN cấp huyện hoạt động chưa hiệu quả.

+ Cán bộ được giao phụ trách công tác quản lý nhà nước về KH&CN chỉ kiêm nhiệm nên không triển khai hết được các nhiệm vụ do Thông tư 05 giao vì còn phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chính của mình; vì kiêm nhiệm nên chưa chuyên tâm được vào việc chủ động xây dựng kế hoạch công tác về quản lý KH&CN trên địa bàn để tham mưu cho lãnh đạo.

+ Chưa có sự gắn kết giữa khoa học với đào tạo, nghiên cứu với sản xuất, kinh doanh, giữa cơ quan Trung ương với địa phương và giữa nhà khoa học với người dân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học cần thiết cho lực lượng

lao động ở nông thôn chưa được tốt, việc đào tạo nghề ở các cơ sở còn nhiều bất cập, cả quy mô và nội dung đào tạo.

+ Chế độ thông tin, báo cáo giữa cấp huyện với Sở KH&CN còn chưa kịp thời, các báo cáo đôi khi còn rất sơ sài, chưa đánh giá được hết kết quả công tác quản lý cũng như hoạt động KH&CN trên địa bàn cấp huyện. Công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp về vai trò, vị trí của KH&CN trong phát triển KT-XH chưa được quan tâm đúng mức.

+ Hệ thống văn bản quản lý KH&CN còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa nhất quán, còn nhiều bất cập, nhiều giải pháp đưa ra chưa nhưng chậm được triển khai, thiếu cơ chế huy động các nguồn lực đầu tư cho KH&CN.

+ Công tác tuyên truyền phổ biến và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa được thường xuyên và còn hạn chế.

+ Đầu tư tăng cường tiềm lực cho KH&CN còn dàn trải, chưa tập trung vào giải quyết những vấn đề công nghệ trọng điểm. Việc liên kết giữa bốn nhà (Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) trong nông nghiệp và nông thôn còn hạn chế, các chính sách chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

+ Kinh phí cấp cho để dành cho công tác quản lý KH&CN cấp huyện còn quá ít so với nhiệm vụ cần phải thực hiện, chủ yếu từ nguồn sự nghiệp KH&CN tỉnh (bình quân 30 triệu/ huyện/ năm). Các huyện, thành phố chưa dành một khoản kinh phí nào cho công tác quản lý KH&CN cũng như hoạt động KH&CN trên địa bàn. Số lượng các đề tài hàng năm còn ít, kinh phí cấp cho các đề tài KH&CN cấp huyện, tỉnh cũng còn hạn chế, thủ tục thanh quyết toán còn rườm rà, đôi khi chưa kịp thời, các cá nhân, tổ chức đôi khi đều phải tự bỏ kinh phí ra trước để thực hiện đề tài. Đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân chưa khích lệ được nhiều nhân lực KH&CN tham gia nghiên cứu KH&CN trong thời gian qua ở cấp huyện.

CHƢƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ KH&CN TRÊN ĐỊA BÀN

CẤP HUYỆN Ở THANH HÓA

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)