Theo tiền sử sản khoa và gia đình

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị hẹp phì đại môn vị bằng phẫu thuật nội so tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 38)

Không thấy có ghi nhận nào phát hiện tiền sử gia đình có người bị hẹp phì đại cơ môn vị hay tiền sử bệnh tật và dùng thuốc bất thường của mẹ, không có trường hợp nào sinh non tháng phải nuôi dưỡng qua sonde dạ dày.

Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận được hai cặp song sinh lần đầu, đều là con trai bị hẹp phì đại môn vị.

Có 2 trường hợp có dị tật kèm theo trong đó: 1 trường hợp là nữ trước đó đã được chẩn đoán là bệnh lí tạo xương bất toàn (xương thủy tinh) đã được điều trị nội tiết và cho ra viện được 2 tuần, 1 trường hợp là giới nam được chẩn đoán thông liên thất tăng áp phổi trung bình.

Biểu đồ 3.3. Phân bố theo lần sinh.

Nhận xét:

Con đầu lòng chiếm 80.2%, con thứ hai chiếm 15.4%, con thứ ba có 4 trường hợp chiếm 4.4%.

3.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG. 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng. 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng.

Bảng 3.3.Triệu chứng lâm sàng khi nhập viện.

Triệu chứng Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Có khoảng trống thời gian 91 100

Nôn ra sữa, cặn sữa 91 100

Mất nước 91 100 Sút cân 91 100 Đái ít 66 72.5 Bụng chướng thượng vị 38 41.8 Bụng không chướng 53 58.2 Có sóng nhu động dạ dầy 71 78

Khám sờ thấy u cơ môn vị 48 52.7

Vàng da kéo dài 6 6.6

Nôn ra sữa, cặn sữa có khoảng trống thời gian rõ chiếm 100% Biểu hiện mất nước, sút cân chiếm 100%.

Sờ thấy u cơ môn vị chiếm 52.7%.

Vàng da kéo dài có 6 bệnh nhân chiếm 6.6%. Giá trị trung bình ở 6 bệnh nhân này là: bilTP 219.9 mmol/l; bilTT 13.5 mmol/l; bilGT 206.4 mmol/l.

Bảng 3.4. Đối chiếu một số đặc điểm lâm sàng giữa hai nhóm sờ thấy u cơ và nhóm không sờ thấy u cơ.

Triệu chứng Sờ thấy u (n=48) Không sờ thấy u (n=43) p Tuổi khởi phát bệnh 29.15±12.8 26.8±10.3 0.355 Thời gian mắc bệnh 20.08±18.6 10.5±6.5 0.002 Tuổi chẩn đoán và điều trị 48.9±26.3 37.3±13.0 0.011 Cân nặng trung bình vào viện 3.9±0.7 3.6±0.7 0.118

Bụng chướng 23 (47.9%) 15 (34.9%) 0.213

Chiều dài môn vị 20.2±3.4 20.2±3.5 0.978

Chiều dày môn vị 5.9±1.1 5.6±0.7 0.223

Nhận xét:

Kết quả phân tích trên bảng 3.6 cho thấy. Không có sự khác biệt giữa tuổi khởi phát bệnh, cân nặng trung bình vào viện, bụng chướng, kích thước cơ môn vị trên siêu âm, trong khi có sự khác biệt đáng kể về thời gian mắc bệnh (20.08±18.6 so với 10.5±6.5, P=0.002), tuổi chẩn đoán và điều trị (48.9±26.3 so với 37.3±13.0, P=0.011).

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị hẹp phì đại môn vị bằng phẫu thuật nội so tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 38)