Triệu chứng nôn sữa, cặn sữa

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị hẹp phì đại môn vị bằng phẫu thuật nội so tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 61)

Nôn sữa, cặn sữa là triệu chứng biểu hiện đầu tiên, và là đặc hiệu của bệnh, nôn thường xuất hiện sau một khoảng trống thời gian sau sinh trẻ không nôn đến khi xuất hiện triệu chứng nôn. Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy nôn biểu hiện ở 100% các trường hợp sau một khoảng trống thời gian sau sinh nhất định. Kết quả này phù hợp với y văn và hầu hết các tác giả khác [8],[9]. Nôn có đặc điểm là nôn ra sữa có cặn sữa (sữa vón cục), nôn vọt (nôn thành tia) tự nhiên một cách dễ dàng, nôn có thể thành đợt vài lần liên tiếp rồi ngừng lại sau đó lại tiếp tục nôn. Rất hiếm khi có nôn ra máu kèm theo. Nôn ra máu là do Hb giáng hóa do máu vỡ ra từ các mạch nhỏ vùng tâm phình vị (do tăng áp lực dạ dày khi nôn) hoặc do viêm dạ dày, viêm thực quản do trào ngược. Triệu chứng nôn này khác với triệu chứng nôn trong các trường hợp môn vị mở là nôn dịch vàng, nôn dịch xanh bẩn, nâu bẩn trong các trường hợp tắc ruột sơ sinh khác như teo ruột sơ sinh, tắc ruột viêm phúc mạc bào thai, megacolon vvv.

Tần suất nôn tăng dần lúc đầu nôn ít ngày 1 – 2 lần những ngày sau nôn 5 -6 lần/ngày có thể hơn 10 – 20 lần/ ngày phụ thuộc vào số lần ăn và lượng dịch sữa ứ đọng trong dạ dày.

Thời gian nôn so với bữa ăn cũng thay đổi có thể nôn ngay sau ăn hoặc xa bữa ăn hay sau một vài lần ăn. Theo Michael S.I (2009) [48], nôn thường sảy ra sau ăn khoảng 30-60 phút. Sau khi vừa nôn xong trẻ lại đói và thèm ăn ngay lập tức.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị hẹp phì đại môn vị bằng phẫu thuật nội so tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 61)