Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực trong ngành điện

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 36)

Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn trong xu thế phát triển của đất nước đòi hỏi các đơn vị trực thuộc phải luôn luôn năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm hàng hoá, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh trên thị trường và tăng lợi nhuận cho các đơn vị.

Có thể nhận thấy, NNL trong ngành điện thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng nhân lực ở các lĩnh vực thuộc các khâu SXKD điện với nhu cầu tăng nhanh. Trong giai đoạn từ 2010-2014, nhu cầu về số lượng nhân lực phục vụ phát triển SXKD điện mới vực tăng bình quân 6%/năm đã được đáp ứng.

Toàn Tập đoàn đã hình thành cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý NNL có tính hệ thống gắn chặt với mô hình tổ chức SXKD điện. Các nhân tố thuận lợi cho hình thành cơ cấu bộ máy trên là: Tập đoàn và các đơn vị kế thừa hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý NNL được hình thành từ thời kỳ Bộ Năng lượng và Tổng Công ty; đặc thù SXKD trong ngành mang tính hệ thống, cơ chế chỉ huy và điều hành từ trên xuống dưới khá chặt chẽ và mang tính kỷ luật cao.

Mặc dù đã có những tiến bộ và đạt được một số kết quả quan trong nhưng QTNNL trong ngành điện vẫn còn một số hạn chế:

Các đơn vị trong ngành điện chưa xây dựng chiến lược QTNNL cho đơn vị mình. Một số đơn vị có các quy định về đào tạo nhưng còn lẻ tẻ, chưa hệ thống và chưa được công bố rõ ràng, nhất quán. Công tác hoạch định phát triển NNL chưa đáp ứng được mục tiêu là: cơ cấu NNL hợp lý và yêu cầu về năng lực cần thiết cho các vị trí công tác, từ đó xây dựng chiến lược và chính sách để phát triển NNL.

Cơ cấu NNL ngành điện thời gian qua tăng mang tính tự nhiên, tăng theo khối lượng công việc mà chưa được hoạch định và điều chỉnh bởi các chính sách về quản lý NNL. Tỉ lệ nhân lực trực tiếp SXKD điện thấp, chưa đạt 60%.

Việc triển khai đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng thường xuyên ở các đơn vị chưa được như mong muốn. Số lượng nhân lực được tham gia các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên chưa đáng kể so với quy mô NNL. Đặc biệt, số được đào tạo, bồi dưỡng với mục tiêu nang cao năng lực làm việc tho vị trí công tác rất hạn chế.

Thực trạng chất lượng và cơ cấu NNL của ngành điện hiện nay đang cho thấy những mâu thuẫn lớn, đó là: tỷ lệ nhân lực có trình độn chuyên môn và trình độ đã qua đào tạo dễ gây sự “ngộ nhận” chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w