lực Hưng Yên
2.2.1. Công tác phân tích công việc
Bố trí người lao động là việc quan trọng nhất đối với các nhà quản lý. Việc bố trí sắp xếp này quyết định đến kết quả làm việc của người lao động và đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì người lao động chỉ hoàn thành tốt công việc phù hợp với khả năng của mình. Còn đối với những công việc vượt quá khả năng của họ, họ sẽ không hoàn thành được mà còn gây ra tâm lý chán nản, không muốn tiếp tục làm việc nữa. Ngược lại, nếu bố trí người lao động với công việc có yêu cầu thấp hơn khả năng của họ, họ sẽ mất đi cơ hội phát huy khả năng, sự sáng tạo của mình để đóng gớp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Việc này gây ra thiệt thòi rất lớn cho cả người lao động và cho cả doanh nghiệp. Do vậy nhà quản lý giỏi phải nắm bắt và phát hiện được trình độ của người lao động, bố trí họ vào công việc thích hợp nhất để vừa mang lại lợi ích cho người lao động, vừa mang lại lợi ích cho toàn Doanh nghiệp.
Trách nhiệm, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của các chức danh, các đơn vị trực thuộc PCHY.
* Giám đốc Công ty: Do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc quyết định bổ nhiệm.
+ Trách nhiệm:
- Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Pháp luật, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của PCHY.
+ Quyền hạn:
- Được quyền quyết định tất cả các vấn đề về tổ chức thực hiện nhiệm vụ SXKD được Tổng công ty Điện lực Miền Bắc phân cấp, ủy quyền.
- Giám đốc Công ty là người quyết định cuối cùng các vấn đề về chủ trương, chiến lược phát triển cũng như kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính, đầu tư xây dựng, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các vấn đề đối ngoại của PCHY.
- Quản lý, điều hành chung, lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện các hoạt động của PCHY, trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau đây:
+ Quy hoạch phát triển PCHY theo từng giai đoạn
+ Kế hoạch sản xuất quý, năm, 5 năm, gồm các lĩnh vực: - Kế hoạch Tài chính
- Kế hoạch Sản xuất kinh doanh điện năng - Kế hoạch Sản xuất kinh doanh dịch vụ khác
- Kế hoạch Đầu tư và xây dựng, Phê duyệt kết quả đấu thầu theo phân cấp + Tổ chức bộ máy sản xuất của Công ty.
+ Công tác cán bộ, đào tạo, quy hoạch phát triển NNL
+ Công tác lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng và kỷ luật. + Công tác pháp chế, thanh tra kiểm tra, bảo vệ nội bộ.
+ Quan hệ đối ngoại.
+ Trưởng ban quản lý các dự án ĐTXD (kiêm nhiệm)
+ Trực tiếp chỉ đạo và điều hành các phòng: P1, P2, P3, P5, P6.
* Các Phó Giám đốc Công ty: Do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc quyết định bổ nhiệm.
+ Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, Tổng Công ty, pháp luật Nhà nước về phần công việc đã được Giám đốc Công ty phân giao.
+ Quyền hạn:
- Thay mặt Giám đốc Công ty chủ động chỉ đạo, điều hành hành lĩnh vực công tác đã được phân công.
- Được quyền thay mặt Giám đốc Công ty điều hành toàn bộ công việc của Công ty khi được Giám đốc Công ty uỷ quyền và điều hành từng phần việc của Phó giám đốc khác do Giám đốc Công ty phân công khi Phó Giám đốc đó đi vắng.
* Kế toán trưởng: Do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc quyết định bổ nhiệm. + Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, trước Tổng Công ty, trước pháp luật Nhà nước về thực hiện các quy định của Pháp luật về Kế toán, tài chính, thống kê trong Công ty.
- Giúp Giám đốc Công ty giám sát tài chính, phân tích hoạt động kinh tế trong toàn Công ty từ đó tham mưu giúp Giám đốc đưa ra các quyết định về quản lý tài chính trong Công ty.
+ Quyền hạn:
- Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định.
- Báo cáo bằng văn bản với Giám đốc Công ty khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong Công ty, trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
- Được yêu cầu các đơn vị trực thuộc Công ty cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ công tác kế toán và giám sát tài chính.
* Các phòng chức năng: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Công ty và thực hiện các công việc thuộc chức năng quản lý của mình.
- Văn phòng (P1): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; vận tải, bảo vệ; thi đua và tuyên truyền; văn hoá Doanh nghiệp, đổi mới Doanh nghiệp; quảng bá thương hiệu của Công ty và quan hệ cộng đồng.
- Phòng Kế hoạch, vật tư (P2): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và vật tư toàn Công ty; Công tác phát triển kinh doanh đa ngành nghề; công tác quy hoạch và chiến lược phát triển toàn Công ty.
- Phòng Tổ chức Lao động (P3): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy; công tác cán bộ; công tác đào tạo phát triển NNL; công tác lao động tiền lương, chế độ bảo hộ lao động; các chế độ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn Công ty.
- Phòng Kỹ thuật (P4): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, vận hành, sửa chữa hệ thống điện; công tác khoa học và công nghệ; công tác thí nghiệm vật tư, thiết bị điện toàn Công ty.
đốc về công tác quản lý kinh tế tài chính, hạch toán kế toán toàn Công ty.
- Phòng Thanh tra bảo vệ và pháp chế (P6): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác thanh kiểm tra, bảo vệ và pháp chế trong toàn Công ty.
- Phòng Điều độ (P7): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác điều độ; thực hiện chế độ vận hành tối ưu lưới điện và thực hiện công tác chỉ huy điều hành lưới điện toàn Công ty.
- Phòng Quản lý Xây dựng (P8): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý xây dựng toàn Công ty và thực hiện chức năng chủ đầu tư, chủ nhiệm điều hành dự án.
- Phòng Kinh doanh điện năng (P9): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác kinh doanh điện năng và điện nông thôn;
- Phòng Công nghệ thông tin (P10): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác công tác công nghệ thông tin áp dụng trong các mặt hoạt động của SXKD.
- Phòng An toàn (P11): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động trong toàn Công ty.
- Phòng Kiểm tra, giám sát mua bán điện (P12): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện, công tác kiểm toán năng lượng trong phạm vi toàn Công ty.
- Điện lực Thành phố và các huyện: Là đơn vị quản lý vận hành lưới điện, thiết bị điện, kinh doanh điện năng và các hoạt động kinh doanh khác (theo phân cấp) trên địa bàn được giao quản lý; quản lý vận hành và khai thác hệ thống máy tính trang bị tại Điện lực phục vụ SXKD đảm bảo hiệu quả; tham gia công tác quy hoạch và phát triển lưới điện trên địa bàn.
- Phân xưởng Sửa chữa thiết bị và xây lắp điện (XL): Chức năng nhiệm vụ là tư vấn xây dựng các công trình điện; xây dựng, cải tạo và sửa chữa lưới điện có cấp điện áp đến 35 kV; xây lắp các công trình truyền hình cáp và Internet (Nếu có); tư vấn giám sát các công trình điện có cấp điện áp đến 110 kV.
Nhận xét: Về công tác sắp xếp nhân lực quản lý ở các phòng ban và các đơn vị trực thuộc trong PCHY nhìn bề ngoài dường như trách nhiệm quản lý NNL hoàn toàn được giao cho bộ phận phòng ban hoặc đơn vị trực thuộc trực tiếp quản lý NNL đảm nhận, nhưng trong thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Mặc dù mỗi đơn vị, mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng một yếu tố chung quan trong nhất giúp các đơn vị đó thực hiện hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình đó là con người – hay nói một cách chung khác đó là yếu tố nhân lực trong từng đơn vị.
Do vậy, trong thực tế công tác quản lý NNL trong PCHY không chỉ được đảm nhiệm riêng bởi phòng Tổ chức lao động mà đã được phân giao theo các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc trong Công ty. Các đơn vị có chức năng quản lý nhân lực của đơn vị mình đồng thời có sự chỉ đạo và phối hợp giữa những người cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, họ là những người quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm chính về hoạt động quản lý NNL trong đơn vị, trong bộ phận của mình, do vậy hơn ai hết họ hiểu được rất rõ người lao động dưới quyền quản lý của mình. Họ là những người quyết định về nhân sự trực tiếp trong đơn vị nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể riêng của từng đơn vị, từng bộ phận trực thuộc cũng như nhiệm vụ chung của toàn Công ty. Họ là những người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả của việc thực hiện hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình. Và cuối cùng họ cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất về số lượng và chất lượng nhân sự trong bộ phận thuộc quyền quản lý của họ.
Bên cạnh đó, Phòng Tổ chức lao động (P3) được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý NNL của PCHY, chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Công ty và trợ giúp cho các cán bộ quản lý ở các cấp, bộ phận nhằm giúp họ quản lý có hiệu quả cao nhất NNL trong đơn vị mình. Sự chia sẻ trách nhiệm quản lý NNL trong Công ty đã làm giảm bớt đáng kể gánh nặng quản lý của bộ phận chức năng quản lý nhân lực chuyên trách (phòng Tổ chức lao động), đồng thời tạo ra sự linh hoạt, đa dạng trong công tác quản lý NNL nhằm đáp ứng kịp thời, hiệu quản các yêu cầu về nhân lực từ Công ty đến các đơn vị, bộ phận.
Hiện nay PCHY đã xây dựng quy định quy trình tuyển dụng, đào tạo sau tuyển dụng, quy định về công tác cán bộ trong PCHYvà các kế hoạch đào tạo, bố trí NNL nhằm sắp xếp hợp lý người lao động vào vị trí làm việc thích hợp, tối ưu hóa sản xuất kinh doanh.