Hàng năm, căn cứ nhu cầu sử dụng lao động cần bổ sung dựa trên cơ sở của định mức lao động khối lượng quản lý vận hành hàng năm và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong năm tiếp theo để tính ra số người phải tăng thêm do các vị trí khi thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc vị trí nào có người về hưu hay chuyển dổi công tác… thì bố trí người thay thế để xây dựng phương án sử dụng lao động sau tuyển dụng. Lao động tuyển dụng phải đảm bảo sức khỏe; đáp ứng trình độ chuyên môn theo yêu cầu SXKD; sau tuyển dụng tổ chức đào tạo theo từng loại đối tượng tuyển dụng để nhanh chóng đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn sau khi được bố trí về các đơn vị trực thuộc.
(Tổng Công ty quy định khi xóa bỏ dịch vụ bán lẻ điện năng không cho tăng chỉ tiêu lao động, chỉ tăng chỉ tiêu lương bằng 50% định mức, do vậy các xã xoá bỏ dịch vụ không tính lao động tăng thêm).
Kế hoạch tuyển dụng lao động năm 2015:
Các xã còn lại chưa tiếp nhận điện nông thôn: 11 xã thuộc dự án RE2 gốc; 13 xã ngoài dự án. Dự kiến năm 2015 sẽ tiếp nhận 11 xã thuộc dự án RE2 gốc.
Lao động cần tuyển dụng: 4 +5 + 44 = 53 Cơ cấu tuyển dụng:
+ Công nhân điện: 40
+ Đại học các chuyên ngành: Điện, tài chính kế toán, quản lý năng lượng: 13 Thời gian tuyển dụng quý II/2015
Nếu các xã ngoài dự án đồng ý bàn giao, căn cứ vào tiến độ tiếp nhận Công ty sẽ làm thủ tục xin Tổng công ty cho tuyển dụng vào quý IV/2015
Bảng 2.5: Nhu cầu tuyển dụng năm 2015 dựa trên cơ sở định mức lao động. TT Nội dung công việc Lao động
định mức
Lao động thực
tế 31/12/2014 Nhu cầu
1 Quản lý vận hành, kinh
doanh điện 709 656 53
2 Lái xe, bảo vệ 38 38
3 Văn thư, phụ trợ 5 5
4 Tổng 752 699 53
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động – Công ty Điện lực Hưng Yên)
Sau khi xác định được số lượng nhu cầu nhân lực cần bổ sung, Phòng Tổ chức lao động sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn các chức danh chuyên môn, cấp bậc nghiệp vụ để xác định rõ đối tượng cần tuyển bổ sung theo trình độ chuyên môn, bậc thợ để trình Tổng Công ty Điện lực Miền bắc phê duyệt.
Nhân xét: Công tác hoạch định NNL về cơ bản đã xác định được nhu cầu cần tuyển dụng. Tuy nhiên trong quá trình xác định định mức lao động hàng năm cho các đơn vị cần bổ sung định mức lao động thay thế cho các CBCNV thuộc diện đào tạo hàng năm.
2.2.3. Công tác tuyển dụng lao động
Thực hiện theo quy chế tuyển dụng của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và của PCHY. Căn cứ nhu cầu sử dụng lao động hàng năm để xây dựng phương án sử dụng lao động sau tuyển dụng. Lao động tuyển dụng phải đảm bảo sức khỏe; đáp ứng trình độ chuyên môn theo yêu cầu SXKD; sau tuyển dụng tổ chức đào tạo theo từng loại đối tượng tuyển dụng để nhanh chóng đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn sau khi được bố trí về các đơn vị trực tiếp.
a. Tuyển dụng lao động đối tượng trình độ Đại học trở lên: - Chỉ tuyển dụng đối tượng tốt nghiệp hệ chính quy
- Ưu tiên tuyển dụng đối tượng tốt nghiệp loại giỏi
- Có cơ chế hợp lý với các đối tượng: Con CBCNV; lãnh đạo địa phương; lãnh đạo ngành
- Thực hiện đúng theo quy chế tuyển dụng của Tổng Công ty tổ chức thi tuyển; xét tuyển nghiêm túc theo quy chế đã được duyệt.
b. Tuyển dụng lao động đối tượng lao động công nhân điện:
- Phạm vi đối tượng tuyển dụng: Trình độ chuyên môn tối thiểu từ bằng nghề điện trở lên thuộc các trường do nhà nước quản lý hoặc các trường thuộc hệ thống trường đào tạo Bộ lao động thương binh xã hội quản lý.
- Sử dụng máy tính tối thiểu đạt trình độ tin học văn phòng.
- Yêu cầu sức khoẻ: Khoẻ mạnh; không mắc các tệ nạn xã hội, các bệnh ảnh hưởng đến làm việc trên cao.
- Kiểm tra chuyên môn: Kiểm tra chuyên môn đạt yêu cầu trở lên mới được xét tuyển dụng.
c. Tuyển dụng các đối tượng khác: Gồm các đối tượng không thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Công ty như: Hành chính; Văn thư; lưu trữ; luật; xây dựng; bác sỹ …Chỉ thực hiện tuyển dụng khi thật sự có yêu cầu như thay thế lao động để duy trì mọi hoạt động của Công ty.
Bảng 2.6: Kết quả tuyển dụng lao động của PCHY năm 2013. TT Chức danh chuyên môn Số lượng cần tuyển Số người tham gia tuyển dụng Số người đạt yêu cầu Tỷ lệ đạt yêu cầu tuyển dụng 1 Kỹ sư điện 8 15 6 40% 2 Tài chính kế toán 0
3 Công nhân điện 26 51 26 51%
4 Tổng 34 66 32 48,5%
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động – Công ty Điện lực Hưng Yên)
Nhận xét: Nhìn vào kết quả tuyển dụng đối với các nhân lực có trình độ Đại học ta thấy nguồn tuyển dụng chưa thực sự đạt yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng. Số người tham gia tuyển dụng đều lớn hơn số lượng cần tuyển nhưng tỉ lệ đạt yêu cầu tuyển dụng lại thấp do đó hình thức thi tuyển chỉ còn là thi cử đơn thuần do việc so sánh các đối thủ cạnh tranh thi tuyển không được thể hiện. Qua kết quả tuyển dụng còn cho thấy thực trạng lao động hiện nay đa số các ứng viên có chất lượng thường thích lựa chọn môi trường công tác bên ngoài do mức đãi ngộ cao hơn và công việc đa dạng hơn.
thế nào về chất lượng để đáp ứng tình hình mới của cơ chế thị trường năng động, người mới vào vị trí phải phát huy tốt khả năng của mình, hoặc làm tốt hơn những người đã có trước đây làm ở vị trí đó. Người được tuyển dụng bổ sung lại không do chính đơn vị có nhu cầu tuyển do đó bản thân người được tuyển cũng như đơn vị sử dụng thường mất thêm thời gian để tìm hiểu. Hơn nữa người được tuyển dụng thường thích được phân công làm việc “gần quê”, nếu phải nhận công tác tại những nơi không như ý, xa nhà họ hay nảy sinh tâm trạng chán nản dẫn đến hiệu quả công việc không cao.
2.2.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Cùng với hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, Công ty cũng dành sự ưu tiên quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo quản lý; ưu tiên hàng đầu là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên; hoàn thiện hệ thống các quy chế về cán bộ, tiền lương, tài chính, đào tạo, tuyển dụng, thi đua khen thưởng, đặc biệt là thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ được thực hiện thường xuyên hàng năm, việc bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ được thực hiện đúng quy chế, quy định và phù hợp với sỏ trường của từng cán bộ. Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng NNL được quan tâm thường xuyên như tổ chức các lớp đạo tạo, bồi huấn ngắn hạn cũng như dài hạn để nâng cao trình độ.
Hiện nay, hoạt động đào tạo và phát triển NNL của PCHY đang thực hiện dưới các hình thức sau:
Đào tạo tập trung dài hạn: là đào tạo theo các hệ đào tạo của ngành từ cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật.
Hệ cao học: Điện lực khuyến khích các cán bộ quản lý có trình độ đại học học lên cao học các ngành quản trị kinh doanh, hệ thống điện, tài chính kế toán, công nghệ thông tin, viễn thông.
Hệ đại học: Hầu hết cán bộ, công nhân viên Điện lực tự đi học với chương trình đào tạo đại học phần lớn là học tại chức văn bằng 2 các ngành như Hệ thống Điện, quản trị kinh doanh....
nâng cao trình độ ở các ngành nghề, tuy nhiên chủ yếu là chuyên ngành điện.
Đào tạo ngắn hạn, là tham gia các khoá bồi huấn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, hội nghị triển khai công tác chuyên môn, đào tạo theo dự án chuyển giao công nghệ.
Bồi huấn nâng giữ bậc hàng năm: Công ty lập kế hoạch tổ chức cho CBCNV thuộc diện bồi huấn giữ nâng bậc tập trung bồi huấn tại Công.
Tập huấn thường xuyên hàng năm: Công tác an toàn bảo hộ lao động, công tác vật tư, công tác đấu thầu, công tác đầu tư xây dựng, công tác tài chính kế toán...
Bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao trình độ: đào tạo chuyên sâu tay nghề, đào tạo thiết bị mới.
Hội nghị triển khai công tác chuyên môn: Luật nghị định mới, cơ chế chính sách mới, triển khai chương trình ứng dụng mới, đào tạo triển khai công nghệ mới... Đào tạo theo dự án, tham quan, khảo sát, học tập nước ngoài: Công ty cử cán bộ tham gia học tập theo các dự án triển khai chuyển giao công nghệ, tham quan học tập nước ngoài theo chương trình của Công ty, Tổng Công ty
Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, Công ty cũng rất khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học...để ứng dụng vào sản xuất – kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Thời gian qua Công ty đã tổ chức được 2 lớp đại học Bách khoa chuyên ngành Hệ thống điện với 73 học viên; 02 lớp trung cấp lý luận chính trị với 115 học viên và 01 lớp thạc sỹ Quản trị kinh doanh với 56 học viên.
Ngoài các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Tổng Công ty mở như lớp bồi dưỡng cán bộ kế cận, Giám đốc, Phó Giám đốc Điện lực; lớp Đại học Văn bằng 2 HTĐ. Công ty còn tổ chức môt số lớp tại Công ty, gồm:
- Tổ chức lớp Trung cấp lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ quản lý, cán bộ quy hoạch các đơn vị trực thuộc giai đoạn 2016- 2020 (có 32 người). Ngoài ra, các cán bộ, chuyên viên các đơn vị trực thuộc có nguyện vọng tham dự lớp học.
- Tổ chức lớp nghiệp vụ treo tháo công tơ cho công nhân các Điện lực; lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra giám sát mua bán điện cho phòng Giám sát mua bán điện và các tổ giám sát mua bán điện tại các Điện lực; lớp đào tạo trực vận hành cho tổ trực
các Điện lực; lớp đào tạo chuyên viên lập trình cho Phòng Công nghệ thông tin; lớp tập huấn chương trình CMIS; lớp thực hành dựng cột mới; xử lý cột đổ; cột nghiêng
- Lớp Đào tạo nghiệp vụ kiểm toán năng lượng; Lớp nghiệp vụ quản lý tài chính – Kế toán; Lớp Quản lý và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật; Lớp tập huấn công tác sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên; Lớp tập huấn kiến thức pháp luật về ký hợp đồng các loại; Lớp ngoại ngữ tiếng Anh nghe và nói; Lớp Kiểm tra sửa chữa phục hồi Aptomat
Nhận xét, đánh giá công tác đào tạo:
- Như đã thống kê ở trên ta thấy trình độ người lao động là công nhân kỹ thuật còn chiếm phần lớn; Một số bộ phận không nhỏ có tư tưởng ngại học tập nâng cao trình độ. Điều này nó ảnh hưởng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ người lao động của Điện lực.
- Người lao động trong Điện lực được đào tạo từ nhiều trường khác nhau vì vậy trình độ của người lao động chưa thực sự đồng đều, nhất là khả năng hình thành các kỹ năng tay nghề của người lao động còn thấp. Đây là khó khăn rất lớn cho Điện lực trong việc sắp xếp và đào tạo lao động.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn những bất cập trong việc cử cán bộ đi đào tạo, Công ty chưa có quy định cụ thể về đối tượng được nâng cao trình độ. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chưa đưa ra được chiến lược, lộ trình cụ thể; đôi khi thực hiện đào tạo với các nội dung chung chung, đào tạo mới chỉ thực hiện theo nhu cầu cấp thiết.
- Do phụ thuộc vào kế hoạch đào tạo tập trung của Công ty nên có những thời điểm rất khó thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do không đủ lao động để thực hiện.
2.2.5. Công tác đánh giá nhân viên
Đánh giá thực hiện công việc là sự so sánh giữa kết quả thực tế với tiêu chuẩn công việc được đề ra từ trước hay là việc đánh giá một cách có hệ thống và chính xác tình hình thực hiện công việc của người lao động trên cơ sở so sánh kết quả lao động với các tiêu chuẩn đã được xây dựng. Việc đánh giá này phải được thảo luận với người lao động và phải được tiến hành một cách công khai và được
xây dừng trên cơ sở văn bản cụ thể. Kết quả đánh giá phải được đưa ra thảo luận và thông báo với người lao động.
Công tác đánh giá và đãi ngộ nhân sự đóng một vai trò hết sức quan trọng trong QTNNL. Do vậy PCHY đã tiến hành công tác đánh giá nhân sự một cách thường xuyên để lấy đó làm căn cứ cho công tác đãi ngộ người lao động và công tác khác của QTNNL.
*Phương pháp đánh giá đối với tập thể lao động nhỏ: Đó là các phòng, đội quản lý, tổ sản xuất.
Hiện nay Công ty đánh giá bằng thang điểm 100, trong đó nêu khá chi tiết các hạng mục công việc, chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật, An toàn bảo hộ lao động, phối hợp giữa các đơn vị, chi tiêu về suất sự cố, giải quyết sự cố nhanh, cấp điện cho khách hàng…
1. Đối với các Điện lực:
1.1- Chỉ tiêu kinh doanh điện năng, Điện nông thôn được tính bằng 40 điểm bao gồm các chỉ tiêu sau:
a- Chỉ tiêu tổn thất điện năng được tính bằng 15 điểm:
Cuối năm thực hiện, Công ty tính trả lương cho các đơn vị trong toàn Công ty theo kết quả SXKD thực hiện được trong năm của từng đơn vị ( tính theo kết qủa SXKD điều chỉnh) vào cuối năm.
b- Chỉ tiêu thu nộp tiền điện được tính bằng 6 điểm:
c - Chỉ tiêu thực hiện chương trình quản lý giá bán điện hàng tháng theo kế hoạch PCHY giao được tính 02 điểm:
d: Chỉ tiêu thay thế và quản lý thiết bị đo đếm: 05 điểm d1- Thay thế thiết bị đo đếm định kỳ được tính 02 điểm:
d2- Thay công tơ điện tử theo Chương trình quản lý giá bán điện được tính 01 điểm :
d3 -Thay thế thiết bị đo đếm kẹt, cháy, hỏng và giải quyết khiếu nại của khách hàng về hệ thống đo đếm được tính 01 điểm:
e-Chỉ tiêu kiểm tra giám sát mua bán điện được tính 2 điểm:
f- Công tác phát triển khách hàng mới, quản lý HĐMBĐ, phát hành hoá đơn tiền điện hàng tháng ...được tính bằng 5 điểm:
f1- Công tác phát triển khách hàng mới và quản lý HĐMBĐ được tính 03 điểm:
f2: Phát hành hoá đơn tiền điện, quyết toán, lập hóa đơn sửa sai – truy thu hàng tháng đúng quy định được tính 02 điểm
g- Chất lượng dịch vụ khách hàng được tính 05 điểm :
g1- Thông báo ngừng giảm mức cung cấp điện đúng quy định được tính 01 điểm:
g2- Giải quyết khiếu nại, giao tiếp với khách hàng được tính 01 điểm:
g3- Gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng đầy đủ đến các khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ được tính 01 điểm
g4- Cập nhật số điện thoại khách hàng vào chương trình NPCUS để phục vụ gửi tin nhắn được tính 01 điểm
g5- Thực hiện tốt các công việc khác liên quan đến công tác dịch vụ khách