Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Hưng Yên

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 76)

Trên cơ sở quan điểm đào tạo phát triển NNL, chiến lược đào tạo và phát triển trong những năm tới và thực trạng NNL của PCHY hiện nay, mục tiêu hoàn thiện công tác QTNNL của đơn vị cụ thể như sau:

Mục tiêu tổng quát:

PCHY là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, điều lệ tổ chức hoạt động do Tổng Công ty phân cấp và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Với chức năng vừa kinh doanh hiệu quả vừa phục vụ công ích xã hội. PCHY phải đáp ứng tốt nhu cầu NNL có trình độ và chất lượng cao phục vụ cho chiến lược hội nhập, cạnh tranh thắng lợi và phát triển bền vững cho Tổng công

ty, Tập đoàn và cho các thành phần kinh tế xã hội khác của đất nước. Vì vậy mục tiêu của Tổng công ty nói chung và Công ty nói riêng là kinh doanh đạt hiệu quả cao trong môi trường hội nhập cạnh tranh mạnh như hiện nay, và đảm bảo chất lượng phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp, phục vụ yêu cầu điện năng trong đời sống kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh theo quy định. Muốn được như vậy điều đầu tiên đơn vị phải có một đội ngũ NNL có năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay.

Tạo ra một NNL đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về kỹ năng, trong sáng về đạo đức, năng động, sáng tạo văn minh trong giao tiếp, ứng xử, đáp ứng ngày càng cao hơn các yêu cầu phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên.

Mục tiêu cụ thể:

Một là, tiếp tục xây dựng, phát triển, tổ chức lại bộ máy QTNNL và đội ngũ chuyên gia về đào tạo và phát triển NNL đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

Hai là, QTNNL đáp ứng sự thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Xu hướng đổi mới tăng quyền chủ động, độc lập, tự chịu trách nhiệm cho Doanh nghiệp; chuyển đổi cơ chế quản lý hành chính sang cơ chế quản lý bằng tài chính. Vì vậy phát triển NNL không chỉ đáp ứng chất lượng về trình độ chuyên môn mà còn phải chú trọng nâng cao kiến thức quản trị doanh nghiệp hiện đại đối với cán bộ quản lý, kiến thức về văn hóa doanh nghiệp đối với toàn bộ CBCNV.

Ba là, nâng cao toàn diện chất lượng NNL nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất, trong đó:

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho lãnh đạo, quản lý các cấp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ năng lực và bản lĩnh giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong tiến trình hội nhập.

- Xây dựng đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đầu ngành đạt tiêu chuẩn.

- Tăng cường năng lực, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho CBCNV.

Bốn là, sử dụng có hiệu quả NNL nhằm tăng từ 15 – 20% năng suất lao động và năng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

Năm là, xây dựng và triển khai một cách toàn diện, đồng bộ hệ thống các chính sách động viên nhân viên nhằm phát huy tối đa năng lực làm việc cá nhân, nhóm người lao động. Đồng thời thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần của người lao động và gắn quyền lợi của họ với hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Sáu là, phát triển NNL trong giai đoạn đổi mới phải đáp ứng được yêu cầu tổ chức lao động khoa học, khắc phục sự mất cân đối về trình độ lao động. Tổ chức lao động khoa học, hợp lý là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình đổi mới tổ chức quản lý. Thực hiện đổi mới hình thức phân công lao động theo mô hình mới trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh, phát huy tối đa khả năng trình độ chuyên môn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng NNL hiện có. Phát triển NNL phải đáp ứng được yêu cầu là khắc phục sự mất cân đối về trình độ lao động, tạo ra sự đổi mới trong cấu trúc lao động, tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ cao trong quản lý kinh tế, quản lý khai thác các dịch vụ điện.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w