5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:
4.5.2 Giải pháp về thị trƣờng
4.5.2.1 Thị trường đầu vào
Hạn chế mua nguyên liệu đầu vào, cần xây dựng mạng lƣới phân phối giống, vật tƣ nông nghiệp từ nhà sản xuất đến tay ngƣời tiêu thụ thông qua sự phối hợp với chính quyền địa phƣơng kí hợp đồng cung cấp sản phẩm có chất
62
lƣợng, thành lập hợp tác xã nông nghiệp để hạn chế các khâu trung gian làm tăng giá cả các yếu tố đầu vào.
Giảm bớt các khoản chi cho nguyên liệu đầu vào, trong sản xuất nông nghiệp có rất nhiều khoản chi trong đó chi phí phân cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Vì phân bón là thức ăn của cây mía, do đó muốn cho cây mía đạt đƣợc năng suất cao thì nhà nông phải đầu tƣ một lƣợng phân bón nhất định. Nếu bà con nông dân trồng mía tiết kiệm lƣợng phân bón, mà vẫn nâng cao hiệu quả sản xuất thì bà con chú trọng hơn đến khâu tuyển chọn giống mía cho ruộng mía của mình kết hợp với ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhƣ ba giảm ba tăng, một phải năm giảm, áp dụng nguyên tắc bốn đúng trong sử dụng thuốc BVTV.
4.5.2.2 Thị trường đầu ra cho sản phẩm
Thị trƣờng tiêu thụ là nơi quyết định đến giá cả của các sản phẩm mà yếu tố giá bán ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của ngƣời trồng mía. Để đảm bảo giá mía luôn ở mức cao và có lợi cho ngƣời trồng mía là rất khó khăn. Trên thị trƣờng tiêu thụ hiện nay, chủ yếu nông dân bán mía cho thƣơng lái nên rất dễ bị ép giá. Nông dân cần chủ động trong việc nắm bắt giá cả thị trƣờng để không bị thƣơng lái ép giá. Nhà nƣớc cũng cần có biện pháp để cải thiện giá bán mía của nông dân nhƣ ban hành mức giá sàn thu mua mía của nông dân. Nếu tình hình giá cả bấp bênh nhƣ hiện nay kéo dài thì nông dân khó lòng mà tiếp tục sản xuất.