5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:
4.5.1 Giải pháp nâng cao năng suất cây mía
4.5.1.1. Về giống
Giống là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới sản lƣợng cũng nhƣ chữ đƣờng trong cây mía. Do đó, chọn giống là một khâu rất quan trọng cần đƣợc nông dân chú trọng tới, cụ thể nông dân cần tìm hiểu rõ đặc tính từng loại giống và mua giống ở những nơi uy tín chất lƣợng. Ngoài ra, qua phân tích ta thấy năng suất mía chịu ảnh hƣởng bởi lƣợng giống gieo trồng. Nhƣ vậy để tăng năng suất thì nông dân cần phải có mật độ gieo trồng thích hợp, mới có thể cải thiện đƣợc năng suất mía.
Nhà nƣớc cần đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học để nghiên cứu lai tạo các loại giống mới cho năng suất và chất lƣợng cao. Nghiên cứu cách phòng trừ sâu ống gây ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của nông dân.
4.5.1.2. Về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Qua phân tích, phân bón có ảnh hƣởng đến năng suất mía của nông hộ, do đó nông dân cần sử dụng hợp lý các loại phân và liều lƣợng sử dụng thích hợp để tăng năng suất cho cây trồng. Cụ thể mía cần nhiều kali nhất sau đó đến đạm, lân và các trung vi lƣợng. Trong mỗi giai đoạn sinh trƣởng phát triển của cây mía, mức độ yêu cầu dinh dƣỡng cũng khác nhau. Từ trồng mới đến kết thúc đẻ nhánh, mía cần nhiều lân để phát triển bộ rễ, đạm để đâm chồi đẻ nhánh và kali với lƣợng vừa phải giúp cho cây mía cứng cáp chống chịu sâu bệnh. Ngoài bón phân, cần kết hợp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Xới đất vào khoảng 10-15 ngày sau trồng và làm cỏ lần 1 kết hợp với dặm, khi mía đƣợc 4-5 lá. Làm cỏ lần 2 kết hợp với bón thúc đẻ nhánh. Khi mía có lóng và cao trên 1m, cần tỉa ngay chồi mới (mía mầm hoặc chồi nƣớc) vì đây là những chồi vô hiệu sẽ cạnh tranh dinh dƣỡng của những thân chính làm giảm chữ đƣờng và là nơi trú ngụ và phát sinh sâu bệnh. Đối với mía gốc, sau khi thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, dọn và đốt lá khô để diệt mầm sâu bệnh. Có thể bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột hại và hạn chế ra rễ trên thân. Các loại
61
sâu bệnh nhƣ thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng... thƣờng gây hại trên mía nên cần thƣờng xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời.
Do không hiểu biết rõ về kỹ thuật trồng, cũng nhƣ thông tin về phân bón, nên không thể lựa chọn các yếu tố đầu vào tối ƣu. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần hƣớng dẫn cho ngƣời dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý, đúng liều lƣợng, đúng thời điểm nhằm tránh lãng phí và mang lại hiệu quả cao.
4.5.1.3. Về kinh nghiệm sản xuất
Nông dân nên thay đổi tập quán canh tác, chủ động học hỏi để nâng cao kinh nghiệm sản xuất, tránh sản xuất theo quan niệm bảo thủ, không muốn thay đổi qui trình sản xuất gây ảnh hƣởng xấu đến năng suất.
Nông dân nên thƣờng xuyên ghi chép những khoản chi phí và lợi nhuận sau mỗi mùa vụ để có sự điều chỉnh cho các mùa vụ kế tiếp nhằm giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.
4.5.1.4. Về kỹ thuật
Hiện nay, các nông hộ chƣa thật sự quan tâm đến việc tham gia các lớp tập huấn và những buổi hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác. Họ chƣa thấy đƣợc lợi ích của các lớp tập huấn, để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất cần nhất là kỹ thuật, vì vậy nông dân cần phải tìm hiểu, nắm bắt kỹ thuật canh tác thật vững để giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và thu đƣợc nhiều lợi nhuận bằng cách đƣa cán bộ khuyến nông huyện, xã đi đào tạo các lớp ngắn hạn về kỹ thuật sản xuất mía. Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật để nông dân học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân ở các khu vực sâu trong xã có điều kiện đến tham dự các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, đặc biệt nội dung tập huấn phải đƣợc đơn giản hóa, dùng các ngôn từ mà nông dân thƣờng dùng để nông dân dễ hiểu, dễ tiếp thu, có thể nhớ để áp dụng vào trong sản xuất. Nên vận dụng hình thức nông dân dạy nông dân sẽ rất hiệu quả vì giữa họ có ít sự cách biệt về trình độ và nông dân vẫn thƣờng làm công việc truyền đạt này cho nông dân khác trong quá trình sản xuất dƣới hình thức trao đổi kinh nghiệm với nhau.