5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị trí địa lí
Hình 3.1 Bản đồ địa chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km về phía Đông; đồng thời cách trung tâm thành phố Cần Thơ 36 km về phía Nam, ranh giới hành chánh của huyện nhƣ sau:
* Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
* Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng. * Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. * Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 48.528,11 ha, chiếm 30,3 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tổng dân số 208.089 ngƣời (chiếm 26,3 % dân số toàn tỉnh). Mật số dân số bình quân 429 ngƣời/km2 là một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh (bằng huyện Vị Thủy, cao hơn huyện Long Mỹ).
20
Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Cây Dƣơng, thị trấn Kinh Cùng, thị trấn Búng Tàu, Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hòa Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long, Bình Thành.
Trên địa bàn huyện có 8 trục lộ giao thông bộ chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ 61, đƣờng tỉnh 925B, đƣờng tỉnh 927, đƣờng tỉnh 927B, đƣờng tỉnh 928, đƣờng tỉnh 928B, đƣờng tỉnh 929 chạy qua nên huyện khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ.
3.1.2 Đất đai
Theo tài liệu điều tra đánh giá đất huyện Phụng Hiệp do trƣờng ĐHCT xây dựng và kết quả điều tra bổ sung do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm 2005 cho thấy: đất đai của huyện Phụng Hiệp khá phong phú về chủng loại với 3 nhóm đất, gồm 8 loại đất sau:
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất huyện Phụng Hiệp
Loại đất Ký hiệu Diện tích
(ha) Cơ cấu (%) 1.Đất phù sa 12.273 25,29 - Đất phù sa gley Pg 10320 21,27 - Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng Pi 1.953 4,02 2. Đất phèn 24.629 50,75 a. Đất phèn tiềm tàng 2.423 4,99 - Đất phèn tiềm tàng sâu Sp2 2.423 4,99 b. Đất phèn hoạt động 22.206 45,76 - Đất phèn hoạt động nông Sj1 6.221 12,82 - Đất phèn hoạt động sâu Sj2 15.985 32,94 3. Đất líp DL 8.555 17,63 Sông rạch 3.071 6,33 Tổng cộng 48.528 100,00
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Phụng Hiệp, 2005
3.1.2.1 Nhóm đất phù sa
Diện tích 12.273 ha (chiếm 25,29% diện tích tự nhiên toàn huyện), phân bổ rải rác ở tất cả các xã, trên địa hình cao đến trung bình. Đây là nhóm đất tốt
21
nhất trong các nhóm đất trên địa bàn huyện, trong đó đƣợc phân thành hai loại đất sau:
- Đất phù sa gley: diện tích 10.320 ha (chiếm 21,27% diện tích tự nhiên). Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, hàm lƣợng dinh dƣỡng (đạm, lân, kali) khá. Tuy nhiên do đất thƣờng xuyên ngập nƣớc nên bị yếm khí và quá trình gley hóa xảy ra, đất có phản ứng hơi chua. Loại đất này phần lớn đang đƣợc sử dung để trồng lúa, rau, hoặc cây ăn trái (nhƣng phải lên líp) cho năng suất khá cao, trong quá trình sử dụng cần chú ý biện pháp tiêu nƣớc.
- Đất phù sa có đốm loang lỗ đỏ vàng: diện tích 1.953 ha (chiếm 4,02 % diện tích tự nhiên). Loại đất này phân bố ở các khu vực có địa hình cao hơn so với loại đất trên, nên trong năm có một khoảng thời gian không bị ngập. Quá trình mao dẫn đƣa nƣớc từ dƣới lên trên mặt đất kéo theo sự di chuyển và tích tụ sắt nhôm đã thành các đốm loang lỗ ở các mức nông sâu khác nhau. Đất thích hợp cho trồng lúa, rau màu, cây ăn trái (nhƣng phải lên líp).
3.1.2.2 Nhóm đất phèn
Diện tích 22.026 ha, chiếm 45,76% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nhóm đất này, khá giàu dinh dƣỡng và chất hữu cơ, nhƣng bị hạn chế bởi độc tố phèn ở các mức độ khác nhau và đƣợc chia thành ba loại đất sau:
- Đất phèn tiềm tàng sâu: diện tích 2.423 ha, chiếm 4,99% diện tích tự
nhiên, độ sâu xuất hiện tầng phèn trên 50 cm, nên ít hạn chế trong sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản.
- Đất phèn hoạt động nông: diện tích 6.221 ha (chiếm 12,82% diện tích
tự nhiên), độ sâu xuất hiện tầng phèn rất nông (0-50 cm) và tầng sinh phèn > 50 cm.
- Đất phèn hoạt động sâu: diện tích 15.985 ha (chiếm 32,94% diện tích
tự nhiên), độ sâu xuất hiện tầng phèn và tầng sinh phèn trên 50 cm.
Đối với các loại đất có tầng sinh phèn hoạt động sâu, khi canh tác và nhất là khi lên líp cần tuyệt đối không động đến tầng phèn.
Đối với loại đất có tầng sinh phèn hoạt động nông, cần duy trì mực nƣớc ổn định trên mặt ruộng để ém và rửa phèn.
3.1.2.3 Nhóm đất khác
Diện tích 8.555 ha (chiếm 17,63% diện tích tự nhiên), bao gồm: đất lên líp trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đất thổ cƣ.
22
3.1.3 Khí hậu và thủy văn
3.1.3.1 Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trƣng sau:
- Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 28,3oC) và tháng I thấp nhất ( nhiết độ trung bình 25,5oC). Nắng nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7giờ/ngày), khá thuận lợi cho cây trồng sinh trƣởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao.
- Lƣợng mƣa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hoá sâu sắc theo mùa. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lƣợng mƣa chiếm 90% lƣợng mƣa năm, đặc biệt trong các tháng mƣa nhiều thƣờng gây tình trạng ngập cục bộ ở các khu vực trũng; Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lƣợng mƣa chỉ chiếm 10% tổng lƣợng mƣa năm nên thƣờng thiếu nƣớc cho cây trồng, nhất là các khu vực có địa hình cao.
3.1.3.2 Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch ở huyện Phụng Hiệp chịu tác động của 4 yếu tố chính là: dòng chảy chính của sông rạch, mƣa tại chỗ, chế độ triều biển Đông và triều biển Tây.
Tình trạng ngập lũ
So với các tỉnh khác thuộc ĐBSCL, lũ ở Hậu Giang nói chung và ở Phụng Hiệp nói riêng thƣờng đến chậm. Thông thƣờng từ tháng 8 đến tháng 10 lũ từ sông Hậu theo các kênh chính đổ vào Phụng Hiệp rồi tiêu thoát theo hƣớng biển Tây. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của thủy triều biển Tây, cộng với mƣa lớn tại chỗ, dẫn đến lũ rút chậm hơn.
Thuỷ triều
Thuỷ triều biển Đông: Là chế độ bán nhật triều với 2 thời kỳ triều cƣờng (15 và 01 âm lịch) và 2 thời kỳ triều kém (07 và 23 âm lịch) trong mỗi tháng, thời gian mỗi kỳ kéo dài 2-3 ngày, đồng thời có 2 đỉnh và 2 chân trong mỗi ngày. Triều biển Đông theo sông Hậu và kênh rạch tác động vào địa bàn khá mạnh ở khu vực ven sông và kênh chính, yếu dần khi vào sâu nội đồng (5-10 km), biên độ triều chênh lệch khá lớn (tại trạm Cần Thơ 104-169 cm), có tác dụng tốt cho việc tƣới tiêu, nhất là các xã phía bắc huyện Phụng Hiệp.
Thuỷ triều biển Tây: Là chế độ nhật triều có pha bán nhật triều nhƣng
23
vào khu vực phía nam của Phụng Hiệp, nhƣng biên độ triều nhỏ (tại trạm Vị Thanh 25-68cm).
Dƣới tác động của thuỷ triều biển Đông và thuỷ triều biển Tây, khu vực giữa huyện (phía nam kênh Xáng) nằm trong vùng giáp nƣớc nên khả năng tiêu thoát nƣớc của khu vực này khá khó khăn, đặc biệt là các tháng mƣa lũ.
Xét tổng hợp 3 yếu tố gồm: địa hình, tình trạng ngập lũ, úng và tác động của thuỷ triều, dự kiến chia huyện thành 4 tiểu vùng với những đặc trƣng chính sau:
Bảng 3.2: Phân vùng ngập lụt huyện Phụng Hiệp
Tiểu vùng và Cao độ (m) Độ sâu ngập (cm) Thời gian ngập (tháng)
Địa bàn phân theo xã, thị trấn. Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Loại hình sử dụng đất hiện trạng Tiểu vùng I (>1,2m) 00 ≤ 30 8, 9, 10 Hoà An (khu vực đồng gò). 650 1,34 lúa – mía, 2 lúa – 1 màu Tiểu vùng II (0,9- 1,2m) 30 ≤ 60 8, 9, 10 Long Thạnh, Thạnh Hoà, Tân Bình, Bình Thành, TT. Kinh Cùng,
phần còn lại Hoà An.
16.350 33,69 3 lúa, 2 lúa – 1 màu Tiểu vùng III (0,6- 0,9m) 60 ≤ 100 8, 9, 10, 11 Xã Phụng Hiệp và một phần các xã: Hiệp Hƣng,
TT. Cây Dƣơng, Tân Phƣớc Hƣng, Hoà Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long. 17.524 36,11 3 lúa, lúa – mía, 2 lúa – cá Tiểu vùng IV (0,3- 0,6m) 100−150 8, 9, 10, 11 Phần còn lại của các xã: Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hoà Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long. 14.004 28,86 2 lúa, lúa – mía, tràm Tổng cộng 48.528 100
- Tiểu vùng I (không ngập hoặc ngập nông): diện tích 650 ha (chiếm
1,34% diện tích tự nhiên), phân bố ở khu vực đồng gò xã Hoà An, cao độ đất trên 1,2 m. Mức ngập nhỏ hơn 30 cm, thời gian ngập 2-3 tháng (bắt đầu từ 15-
24
30/8, kết thúc 15-30/10). Loại hình sử dụng dất chủ yếu của vùng này chủ yếu là lúa – mía).
- Tiểu vùng II (ngập trung bình): diện tích 16.350 ha (chiếm 33,69%
diện tích tự nhiên), phân bố ở các xã Long Thạnh, Thạnh Hoà, Tân Bình, Bình Thành và phần còn lại của xã Hoà An, cao độ phổ biến từ 0,9-1,2 m. Mức ngập bình quân 30-60 cm, thời gian ngập dài hơn so với tiểu vùng I từ 5-10 ngày (bắt đầu từ 1–15/8, kết thúc 1–30/10). Loại hình sử dụng đất chủ yếu là 3 vụ lúa, 2 lúa–1 màu.
- Tiểu vùng III (ngập sâu): diện tích 17.524 ha (chiếm 36,11% diện tích
tự nhiên), phân bố ở các xã Phụng Hiệp và một phần phía Đông-Bắc và Tây- Bắc các xã: Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hoà Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long, Long Thạnh, Mùa Xuân và Phƣơng Ninh, cao độ đất phổ biến từ 0,6 m đến 0,9 m. Mức ngập bình quân trên 60 – 90 cm, thời gian ngập dài hơn so với tiểu vùng II từ 10–15 ngày (bắt đầu từ 1–15/8, kết thúc 1–15/11). Loại hình sử dụng đất chủ yếu là 2 vụ lúa, lúa – mía.
- Tiểu vùng IV ( ngập rất sâu): diện tích 14.004 ha (chiếm 28,86% diện
tích tự nhiên, phân bố tập trung ở phần còn lại của các xã: Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hoà Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long. Đây là tiểu vùng thấp nhất trong huyện, cao độ phổ biến từ 0,3–0,6 m và đƣợc gọi là khu vực giáp nƣớc. Mức ngập bình quân trên 100 cm, thời gian ngập dài hơn so với tiểu vùng III từ 10–15 ngày (bắt đầu từ 1–15/8, kết thúc 15–30/11). Loại hình sử dụng đất chủ yếu là 2 vụ lúa, tràm.
3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI 3.2.1 Tình hình kinh tế 3.2.1 Tình hình kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của huyện Phụng Hiệp từ năm 2010 – 2012 là 13,75%. Trong đó: khu vực I tăng 7,06%, khu vực II tăng 14,76%, khu vực III tăng 25,24%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 16,9 triệu đồng theo giá hiện hành tăng 7,14 triệu đồng (tăng 73,16%) so với năm 2010.
Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN năm 2012: 1.182 tỷ, tăng 4,69% so với năm 2010. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội trên địa bàn 997,218 tỷ đồng, tăng 36,61% so với năm 2010.
Năm 2012, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại dịch vụ. Tỷ trọng khu vực I chiếm 41,13% (giảm 4,55 % so với cùng kỳ); khu vực II chiếm 31,85% (tăng 1,54 %); khu vực III chiếm 27,02 % (tăng 3%).
25
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Phụng Hiệp, 2012
Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế của huyện Phụng Hiệp năm 2012
Nhìn chung tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, giá trị sản xuất và đầu tƣ phát triển xã hội đều tăng qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của tỉnh cho các lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp góp phần làm gia tăng năng suất, sản lƣợng và giá trị sản xuất cho địa bàn huyện.
3.2.2 Dân số và văn hóa – xã hội
Dân số trung bình của huyện năm 2011: 193.704 ngƣời, dân cƣ phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn (170.496 ngƣời), ở thành thị (23.208 ngƣời).
Về văn hóa – xã hội năm 2012, huy động trẻ từ 3-5 tuổi vào mẫu giáo đạt 103,9%, trẻ trong độ tuổi vào tiểu học đạt 108,52%, THCS đạt 99,63%, THPT đạt 95,56%. Xây dựng 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn cũ và 01/15 xã, thị trấn (xã Thạnh Hòa) đạt chuẩn về y tế theo bộ tiêu chí quốc gia trong xây dựng nông thôn mới. Duy trì mức giảm sinh là 0,15%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,44%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nƣớc hợp vệ sinh 80% số hộ. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm còn 16,19%. Tỷ lệ ngƣời tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 60%. Xây dựng nhà tình nghĩa 21/16 căn, đạt 131,25%; nhà tình thƣơng 79/38 căn, đạt 207,89%. Tỷ lệ hộ nghèo 22,60% (theo chuẩn nghèo mới). Giải quyết việc làm 5.061 lao động, đào tạo nghề 1.020 lao động. Tỷ lệ hộ đang sử dụng điện đạt 95% số hộ. Công nhận 07 xã, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa Thạnh Hòa, Phƣơng Phú, Tân Bình, Bình Thành, Phƣơng Bình, Phụng Hiệp và TT. Kinh Cùng (đang đề nghị tỉnh công nhận thị trấn Búng Tàu đạt chuẩn văn hóa); toàn huyện có 105 ấp văn hoá (trong đó tiếp tục công nhận 100 ấp, công nhận mới 3 ấp văn hóa, tái công nhận 2 ấp), 42.607 hộ gia đình văn hóa (trong đó, có 2.289 gia đình văn hóa tiêu biểu); 8.143 gƣơng ngƣời tốt việc tốt và 833 ngƣời tốt việc tốt tiêu biểu.
Khu vực I 41,13% Khu vực II 31,85% Khu vực III 27,02%
26
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 HIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
3.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp trong năm 2012 năm 2012
Nhìn chung, tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 diễn biến khá thuận lợi, thời tiết tƣơng đối ổn định, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đƣợc quan tâm đầu tƣ và luôn đƣợc phát huy hiệu quả, đời sống vật chất của nhân dân không ngừng cải thiện; năng suất lúa, mía, cây ăn trái, cây màu tiếp tục đạt cao, đàn gia súc, gia cầm vẫn đƣợc duy trì ổn định; công tác phòng chống dịch bệnh trên động thực vật đạt hiệu quả.
Tổng diện tích lúa gieo trồng 51.017,22/52.026 ha (3 vụ), đạt 98,06% kế hoạch, năng suất bình quân 6,01 tấn/ha, sản lƣợng 307.039,8 tấn; Cây mía, trồng đƣợc 9.037,5 ha, tăng 224 ha so với năm 2011, đạt 101,5% kế hoạch, mặc dù do nƣớc lũ dâng cao, ảnh hƣởng đến trữ lƣợng đƣờng, nhƣng năng suất vẫn ổn định, bình quân 110 tấn/ha, sản lƣợng 994.070 tấn, giá bán từ 780- 960 đ/kg; Cây bắp lai, rau màu các loại thực hiện đƣợc 4.801 ha, sản lƣợng 62.636,45 tấn đạt 111,87% kế hoạch; Cây ăn trái 4.711,7 ha, đạt 100,01% kế hoạch, sản lƣợng 46.488,61 tấn, phần lớn cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cam, quýt, bƣởi, xoài, sầu riêng,… Về thủy sản thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại, đạt 115,91% kế hoạch, sản lƣợng 30.694,5 tấn. Tổng đàn gia súc 53.950 con, gia cầm 1.433.839 con.
- Thực hiện Kế hoạch về phòng chống dịch bệnh trên động, thực vật và vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đến nay đã phun xịt tiêu độc khử trùng 5.028.105,12 m2 cho các hộ chăn nuôi và chợ trên địa bàn huyện.
- Về kinh tế hợp tác: Toàn huyện có 9 HTX nông nghiệp, đã giải thể 03 HTX (Thạnh Mỹ A, Đoàn kết, Thanh niên), đến nay huyện còn 6 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó: có 02 HTX nông nghiệp hoạt động bình thƣờng, còn 05 HTX còn lại đã ngƣng hoạt động), đồng thời thành lập mới 01 HTX thủy sản Hƣng Điền tại xã Tân Phƣớc Hƣng, 01 HTX phi nông nghiệp Đại Phát tại xã Phụng Hiệp và có 744 tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả.
- Công tác phòng, chống lụt bão: Phân công trực nhật, cập nhật 24/24 giờ trong mùa mƣa bão nhằm ứng cứu kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.