5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:
3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI
3.2.1 Tình hình kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của huyện Phụng Hiệp từ năm 2010 – 2012 là 13,75%. Trong đó: khu vực I tăng 7,06%, khu vực II tăng 14,76%, khu vực III tăng 25,24%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 16,9 triệu đồng theo giá hiện hành tăng 7,14 triệu đồng (tăng 73,16%) so với năm 2010.
Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN năm 2012: 1.182 tỷ, tăng 4,69% so với năm 2010. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội trên địa bàn 997,218 tỷ đồng, tăng 36,61% so với năm 2010.
Năm 2012, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại dịch vụ. Tỷ trọng khu vực I chiếm 41,13% (giảm 4,55 % so với cùng kỳ); khu vực II chiếm 31,85% (tăng 1,54 %); khu vực III chiếm 27,02 % (tăng 3%).
25
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Phụng Hiệp, 2012
Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế của huyện Phụng Hiệp năm 2012
Nhìn chung tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, giá trị sản xuất và đầu tƣ phát triển xã hội đều tăng qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của tỉnh cho các lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp góp phần làm gia tăng năng suất, sản lƣợng và giá trị sản xuất cho địa bàn huyện.
3.2.2 Dân số và văn hóa – xã hội
Dân số trung bình của huyện năm 2011: 193.704 ngƣời, dân cƣ phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn (170.496 ngƣời), ở thành thị (23.208 ngƣời).
Về văn hóa – xã hội năm 2012, huy động trẻ từ 3-5 tuổi vào mẫu giáo đạt 103,9%, trẻ trong độ tuổi vào tiểu học đạt 108,52%, THCS đạt 99,63%, THPT đạt 95,56%. Xây dựng 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn cũ và 01/15 xã, thị trấn (xã Thạnh Hòa) đạt chuẩn về y tế theo bộ tiêu chí quốc gia trong xây dựng nông thôn mới. Duy trì mức giảm sinh là 0,15%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,44%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nƣớc hợp vệ sinh 80% số hộ. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm còn 16,19%. Tỷ lệ ngƣời tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 60%. Xây dựng nhà tình nghĩa 21/16 căn, đạt 131,25%; nhà tình thƣơng 79/38 căn, đạt 207,89%. Tỷ lệ hộ nghèo 22,60% (theo chuẩn nghèo mới). Giải quyết việc làm 5.061 lao động, đào tạo nghề 1.020 lao động. Tỷ lệ hộ đang sử dụng điện đạt 95% số hộ. Công nhận 07 xã, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa Thạnh Hòa, Phƣơng Phú, Tân Bình, Bình Thành, Phƣơng Bình, Phụng Hiệp và TT. Kinh Cùng (đang đề nghị tỉnh công nhận thị trấn Búng Tàu đạt chuẩn văn hóa); toàn huyện có 105 ấp văn hoá (trong đó tiếp tục công nhận 100 ấp, công nhận mới 3 ấp văn hóa, tái công nhận 2 ấp), 42.607 hộ gia đình văn hóa (trong đó, có 2.289 gia đình văn hóa tiêu biểu); 8.143 gƣơng ngƣời tốt việc tốt và 833 ngƣời tốt việc tốt tiêu biểu.
Khu vực I 41,13% Khu vực II 31,85% Khu vực III 27,02%
26
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 HIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
3.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp trong năm 2012 năm 2012
Nhìn chung, tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 diễn biến khá thuận lợi, thời tiết tƣơng đối ổn định, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đƣợc quan tâm đầu tƣ và luôn đƣợc phát huy hiệu quả, đời sống vật chất của nhân dân không ngừng cải thiện; năng suất lúa, mía, cây ăn trái, cây màu tiếp tục đạt cao, đàn gia súc, gia cầm vẫn đƣợc duy trì ổn định; công tác phòng chống dịch bệnh trên động thực vật đạt hiệu quả.
Tổng diện tích lúa gieo trồng 51.017,22/52.026 ha (3 vụ), đạt 98,06% kế hoạch, năng suất bình quân 6,01 tấn/ha, sản lƣợng 307.039,8 tấn; Cây mía, trồng đƣợc 9.037,5 ha, tăng 224 ha so với năm 2011, đạt 101,5% kế hoạch, mặc dù do nƣớc lũ dâng cao, ảnh hƣởng đến trữ lƣợng đƣờng, nhƣng năng suất vẫn ổn định, bình quân 110 tấn/ha, sản lƣợng 994.070 tấn, giá bán từ 780- 960 đ/kg; Cây bắp lai, rau màu các loại thực hiện đƣợc 4.801 ha, sản lƣợng 62.636,45 tấn đạt 111,87% kế hoạch; Cây ăn trái 4.711,7 ha, đạt 100,01% kế hoạch, sản lƣợng 46.488,61 tấn, phần lớn cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cam, quýt, bƣởi, xoài, sầu riêng,… Về thủy sản thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại, đạt 115,91% kế hoạch, sản lƣợng 30.694,5 tấn. Tổng đàn gia súc 53.950 con, gia cầm 1.433.839 con.
- Thực hiện Kế hoạch về phòng chống dịch bệnh trên động, thực vật và vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đến nay đã phun xịt tiêu độc khử trùng 5.028.105,12 m2 cho các hộ chăn nuôi và chợ trên địa bàn huyện.
- Về kinh tế hợp tác: Toàn huyện có 9 HTX nông nghiệp, đã giải thể 03 HTX (Thạnh Mỹ A, Đoàn kết, Thanh niên), đến nay huyện còn 6 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó: có 02 HTX nông nghiệp hoạt động bình thƣờng, còn 05 HTX còn lại đã ngƣng hoạt động), đồng thời thành lập mới 01 HTX thủy sản Hƣng Điền tại xã Tân Phƣớc Hƣng, 01 HTX phi nông nghiệp Đại Phát tại xã Phụng Hiệp và có 744 tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả.
- Công tác phòng, chống lụt bão: Phân công trực nhật, cập nhật 24/24 giờ trong mùa mƣa bão nhằm ứng cứu kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
- Từ đầu năm đến nay do mƣa lớn kèm theo gió mạnh, đã làm sập 31 căn nhà, tốc mái 19 căn, thiệt hại tài sản khoảng 257 triệu đồng, qua đó huyện kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình gặp nạn khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống với tổng kinh phí 196 triệu đồng.
27
3.3.2 Tình hình chung về sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Tình hình sản xuất mía ở huyện Phụng Hiệp có nhiều biến động từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tuy nhiên cây mía vẫn đƣợc xem là cây trồng chủ lực trong việc tạo thu nhập cho ngƣời dân ở nông thôn trong huyện.
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng mía của huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6/2013 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Diện tích (ha) 8.302,05 8.813,5 9.037,5 9.532 511,45 6,16 224 2,54 Năng suất (tấn/ha) 110 105 110 105* -5 (4,55) 5 4,76 Sản lƣợng (tấn) 913.225,5 925.417,5 994.125 997.510* 12.192 1,34 68.707,5 7,42
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Phụng Hiệp Ghi chú: *: số liệu theo kế hoạch của huyện Phụng Hiệp
Qua bảng 3.3 ta thấy rằng cả diện tích và sản lƣợng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng đều qua từng năm. Cụ thể, trong năm 2010 tổng diện tích đất trồng mía của toàn huyện là 8.302,05 ha đến năm 2011 là 8.813,5 ha, tăng 511.45 ha (tƣơng đƣơng 6,16%) so với năm trƣớc đó. Nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng mía tăng lên là do năm 2010 nông dân thấy đƣợc lợi nhuận mà cây mía mang lại ổn định kết hợp với đất đai thích hợp nên nông dân mạnh dạn chuyển sang trồng mía nhiều hơn dẫn đến diện tích tăng khá nhiều. Năng suất mía giảm 5 tấn/ha và sản lƣợng mía tăng ít 12.192 tấn (tƣơng đƣơng 1,34%) so với năm 2010 là do năm 2011 thời thiết bất lợi, mƣa nhiều, lũ về sớm, rút muộn làm chết cây trên ruộng mía nên giảm mạnh và năng suất, sản lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng chữ đƣờng. Bƣớc sang năm 2012, tổng diện tích trồng tiếp tục tăng 224 ha (tƣơng đƣơng 2,54%), năng suất là 110 tấn/ha (tƣơng đƣơng 4,76%) và sản
28
lƣợng là 994.125 tấn tăng 68.707,5 tấn(tƣơng đƣơng 7,42%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 một số hộ mở rộng quy mô sản xuất nên diện tích trồng mía toàn huyện tăng, nhƣng do trong năm ngƣời tại huyện thay đổi giống mía làm cho năng suất tăng không cao lắm so với năm 2011, kéo theo sản lƣợng cũng tăng không nhiều. Đầu năm 2013, mía xuống giống 9.532 ha/KH 9.500 ha đạt 100,3% KH tăng 494,5 ha so với vụ trƣớc, hiện đã thu hoạch đƣợc 12,1 ha và ƣớc sản lƣợng đạt 997.510 tấn/KH.
3.3.3 Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Hậu Giang
Trong niên vụ mía 2010-2011, theo tính toán của các hộ trồng mía, chi phí bình quân sản xuất mía niên vụ 2010-2011 ở mức từ 600-700 đồng/kg. Giá bán mía chục 18.000-24.000 đồng/chục; giá bán đầu vụ: 800-850 đồng/kg (ROC 13, ROC 11...) , giá bán mía gần cuối vụ: 1.000-1.300 đồng/kg. Niên vụ 2011-2012, giá bán 950-1.050 đ/kg (giống ROC16), 800-850 đ/kg (giống khác nhƣ ROC 11, QĐ, ...), 19.000-23.000 đ/chục (ROC 16). Bao tiêu sản phẩm: tổng diện tích ký hợp đồng bao tiêu mía với các nhà máy đƣờng: 6.888 ha/8.813 ha, đạt 78,15% so với diện tích xuống giống. Sản lƣợng: 688.807 tấn/881.300 tấn, đạt 78,15% so với sản lƣợng dự kiến. Giá bao tiêu đầu vụ: 800 đ/kg (giá sàn) cho mía có chữ đƣờng đạt 10ccs tại cầu cảng nhà máy. Trong đó: Công ty Casuco: ký hợp đồng 4.500 ha, sản lƣợng: 450.000 tấn; Công ty Long Mỹ Phát: 2.388 ha, sản lƣợng: 238.807 tấn. Theo thông báo trong tháng 09/2011 của nhà máy đƣờng Casuco mức giá thu mua chính thức của nhà máy đƣờng thông báo 1.070 đ/kg mía, chữ đƣờng đạt 10ccs tại cầu cảng nhà máy. Đối với niên vụ 2012-2013, cây mía đã đƣợc các nhà máy đƣờng trong tỉnh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân với diện tích 7.263,8 ha/9.037 ha, đạt 80% so với diện tích trồng. Giá bao tiêu đầu vụ: 900 đ/kg (giá sàn) cho mía có chữ đƣờng đạt 10ccs tại cầu cảng nhà máy. Giá bán tại ruộng thực tế từ 800 – 960 đ/kg mía tùy giống và chữ đƣờng. Các giống trồng chủ yếu: QĐ 11, QĐ 13, ROC 16, ROC 18, ROC 22, Suphanburi 7, K94-2483, DLM 24, VD 86 - 368...
Cây mía đang phát triển tốt, các công ty mía đƣờng trong tỉnh đang thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm với ngƣời trồng mía, với giá sàn là 800 đ/kg (cân tại cầu cảng nhà máy). Một thuận lợi đối với nông dân trồng mía ở huyện là đƣợc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên yên tâm đầu tƣ sản xuất. Trong những năm qua, các công ty mía đƣờng trên địa bàn tỉnh đã ký hợp đồng tiêu thụ cho khoảng 70-80% diện tích trồng mía của nông dân. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên đặc thù của huyện Phụng Hiệp là vùng trũng, một số diện tích phải thu hoạch chạy lũ nên nông dân thƣờng thu hoạch sớm cho
29
ăn chắc. Nắm bắt đƣợc yếu tố này, nhiều thƣơng lái thƣờng tập trung đến huyện để mua mía sớm, dẫn đến cạnh tranh trong thu mua. Vì vậy, trong năm 2012 huyện đƣợc sự đầu tƣ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thi công đê bao vùng mía nguyên liệu 2.380 ha, gồm các xã: Hiệp Hƣng 1.015 ha, Tân Phƣớc Hƣng 945 ha và Hòa An 420 ha. Khối lƣợng thực hiện ƣớc đạt 70% (Hiệp Hƣng 90%; Tân Phƣớc Hƣng 60%; Hòa An 60% khối lƣợng).
30
CHƢƠNG 4
SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN VÀ ĐẤT KHÔNG BỊ NHIỄM PHÈN TẠI
HUYỆN PHỤNG HIỆP
4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
4.1.1 Nguồn lực sản xuất của nông hộ
Nguồn lực là yếu tố cơ bản để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ ngành kinh tế nào nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn và khoa học – công nghệ. Dƣới đây là bảng thể hiện nguồn lực lao động tham gia trồng mía của nông hộ.
Bảng 4.1: Lực lƣợng lao động tham gia sản xuất của nông hộ trồng mía
Danh mục Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Thành viên gia đình 3 8 4,72 2 9 4,9 Lao động gia đình 1 6 2,06 1 7 2,72
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Đối với các hộ trồng mía trên đất phèn thì bình quân một hộ có 4,72 ngƣời, cao nhất là 8 ngƣời và thấp nhất là 3 ngƣời. Ở những hộ có quy mô gia đình lớn tạo ra nguồn lao động chính khá dồi dào. Trung bình cứ 2,06 lao động sẽ nuôi 4,72 thành viên trong gia đình. Các hộ trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn thì số nhân khẩu của hộ cao nhất là 9 ngƣời và thấp nhất là 2 ngƣời. Nguồn lao động chính của hộ cũng khá dồi dào cao nhất là 7 ngƣời và thấp nhất là 1 ngƣời. Các thành viên khác trong hộ không tham gia sản xuất chính vì họ có công việc khác để làm nhƣ đi làm ở xa, hay buôn bán nhỏ…, bên cạnh đó còn có ngƣời già và trẻ em cũng không tham gia sản xuất chính. Trồng mía các khâu chủ yếu là làm bằng tay nên lực lƣợng lao động gia đình gần nhƣ không thể đảm đƣơng tất cả công việc trong quá trình sản mía, họ phải thuê thêm lao động bên ngoài làm tăng khá nhiều chi phí.
Qua kết quả điều tra thực tế năm 2013 cho thấy chủ hộ ở huyện Phụng Hiệp đa số là nam chiếm 85%, chỉ có 15% là nữ. Điều đó thể hiện rằng nam
31
luôn là trụ cột trong gia đình, đảm đƣơng các công việc nặng nhọc, đồng áng. Nhƣng không thể phủ nhận phụ nữ cũng có thể làm đƣợc việc đó, qua quá trình tìm hiểu thì những nữ chủ hộ ở đây đều tự quán xuyến, chăm sóc việc trồng mía, tuy nhiên hiệu quả đạt đƣợc không cao do họ vừa chăm lo cho gia đình vừa tham gia trực tiếp trồng mía.
Bảng 4.2: Giới tính, độ tuổi của nông hộ trồng mía Danh mục Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Tổng số Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 39 46 85 85 Nữ 11 4 15 15 Tuổi < 35 9 3 12 12 35 - 50 20 22 42 42 51 - 65 14 19 33 33 > 65 7 6 13 13 Tổng cộng 50 50 100 100
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Độ tuổi của nông hộ đa số tập trung từ 35 tới 50 tuổi, chiếm 42% trong tổng số, kế tiếp là độ tuổi từ 51 tới 65 tuổi, chiếm 33%. Cho thấy đƣợc đa số lao động ở đây ở độ tuổi thích hợp, có đủ thể lực để lao động chính trong sản xuất. Hơn nữa những ngƣời trong độ tuổi từ 35 tới 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao thì chƣa có nhiều kinh nghiệm nhƣng khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức sản xuất mới tốt hơn, có nhiều phƣơng hƣớng sáng tạo trong việc sản xuất cũng nhƣ sẽ dễ tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật trồng mía hiệu quả hơn.
32
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía phân theo cấp học Cấp học Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Tổng số Số lƣợng Tỷ lệ (%) % Tích lũy Không đi học 1 0 1 1 1 Cấp 1 23 27 50 50 51 Cấp 2 21 19 40 40 91 Cấp 3 4 4 8 8 99 Đại học 1 0 1 1 100 Tổng 50 50 100 100
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Qua bảng 4.3 cho ta thấy trình độ học vấn của nông hộ còn rất thấp, có đến 91% số ngƣời chỉ học đến cấp 2, trong đó có 51% học cấp 1 và mù chữ, số ngƣời học tới cấp 3 và đại học chỉ chiếm 9%. Vì nƣớc ta xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu, và phải chịu ảnh hƣởng của chiến tranh, nên phần lớn nông dân có trình độ học vấn không cao, đây là điều khó khăn trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho hiệu quả sản xuất mà mô hình mang lại không cao. Nhƣng nhờ vào sản xuất mía đã có từ lâu đời nên các hộ nông dân chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính.
Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm của ngƣời tham gia trồng mía Danh mục Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn