So sánh hiệu quả sản xuất mía trồng trên đất phèn và đất không bị

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ trồng trên đất phèn và đất không bị nhiễm phèn ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 59)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:

4.2.3 So sánh hiệu quả sản xuất mía trồng trên đất phèn và đất không bị

đồng thu nhập, trong đó chỉ có 0,03 đồng lợi nhuận. Và nếu ngƣời sản xuất có 1 đồng thu nhập thì khi đó lợi nhuận của họ có đƣợc là 0,099 đồng. Nhƣ vậy, nông dân trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn cũng không đạt đƣợc hiệu quả cao nên cần có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ họ kịp thời.

4.2.3 So sánh hiệu quả sản xuất mía trồng trên đất phèn và đất không bị nhiễm phèn không bị nhiễm phèn

Đối với nông dân việc đầu tƣ chi phí đầu vào cho sản xuất thƣờng rất quan trọng vì nó cũng góp phần quyết định đến đầu ra và lợi nhuận của ngƣời sản xuất, nếu đầu tƣ hợp lý thì sẽ đạt hiệu quả sản xuất cao.

4.2.3.1 So sánh các chi phí giữa trồng mía trên đất phèn và đất không bị nhiễm phèn

Bảng 4.14: So sánh các khoản mục chi phí bình quân trên 1.000 m2 trồng mía trên đất phèn và đất không bị nhiễm phèn

Đvt: đồng/1.000 m2

Các yếu tố chi phí Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Chênh lệch Số tiền % 1. Chi phí giống 1.499.717 1.399.071 100.646 7,19 2. Chi phí thuốc BVTV 135.668 130.315 5.353 4,11 3. Chi phí phân bón 1.352.586 1.153.099 199.487 17,30 4. Chi phí lao động 5.038.050 4.214.729 823.321 19,53 5. Chi phí khác 345.101 274.213 70.888 25,85 Tổng chi phí 8.371.122 7.171.427 1.199.695 16,73

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Nhìn chung tổng chi phí đầu tƣ cho sản xuất mía trên đất phèn là 8.371.122 đồng/1.000 m2

, sản xuất mía trên đất không bị nhiễm phèn là 7.171.427 đồng/1.000 m2, cao hơn 1.199.695 đồng/1.000 m2

(tƣơng ứng với 16,73%) so với sản xuất mía trên đất không bị nhiễm phèn. Qua số liệu trên ta thấy:

Trong các khoản chi phí sản xuất đầu tƣ cho trồng mía trên đất phèn thì tất cả các khoản chi phí bao gồm chi phí giống, chi phí thuốc BVTV, chi phí phân bón, chi phí lao động và các chi phí khác đều cao hơn so với đầu tƣ cho

48

trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn. Do mật độ trồng mía giống của nông hộ trên đất phèn dày hơn trên đất không bị nhiễm phèn nên chi phí đầu tƣ cho giống của họ cao hơn nông hộ trồng trên đất không bị nhiễm phèn là 100.646 đồng/1.000 m2 (khoảng 7,19%). Về chi phí phân thì do trồng mía trên đất phèn cần bón phân nhiều và kinh nghiệm của nông hộ ở đây nên chi phí phân của hộ trồng mía trên đất phèn cao hơn hộ trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn là 199.487 đồng/1.000 m2 (khoảng 17,3%). Tƣơng tự, chi phí thuốc BVTV đầu tƣ cho trồng mía trên đất phèn là 135.668 đồng/1.000 m2 so với trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn là 130.315 đồng/1.000 m2 thì chênh lệch là 5.353 đồng/1.000 m2

(khoảng 4,11%). Về chi phí lao động và chi phí khác trong trồng mía trên đất phèn cũng cao hơn trong trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn lần lƣợt là 823.321 đồng/1.000 m2 (khoảng 19,53%), 70.888 đồng/1.000 m2

(khoảng 25,85%). Nguyên nhân là do đất phèn tốn nhiều công chăm sóc, giá thuê mƣớn nhân công cũng đắt hơn tùy theo độ khó của đất và đƣờng đi, nông hộ không đủ khả năng chi trả các khoản thuê mƣớn nên có vay tiền,…

4.2.3.2 So sánh các chỉ số tài chính giữa trồng mía trên đất phèn và đất không bị nhiễm phèn

Về doanh thu, ta thấy doanh thu của trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn thấp hơn trồng mía trên đất phèn là 366.950 đồng/1.000 m2 (khoảng 4,735%). Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất mía trung bình trên đất phèn là 10.307 kg/1.000 m2 cao hơn trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn là 9.417 kg/1.000 m2 (xem phụ lục), một phần do giống mía mà nông hộ chọn trồng (xem phụ lục), một phần do kinh nghiệm của nông hộ ở vùng đất này tích lũy đƣợc vì điều kiện đất đai không màu mỡ. Mặc dù vậy, nhƣng do chi phí bỏ ra quá lớn nên nông dân trồng mía trên đất phèn vẫn phải chịu lỗ.

Trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn mang lại thu nhập cao hơn, tăng 234.695 đồng/1.000 m2 hay tăng 12,31% so với trồng mía trên đất phèn. Vì vậy, lợi nhuận của trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn lớn hơn so với trồng mía trên đất phèn là 832.747 đồng/1.000 m2.

Nếu canh tác mía trên đất phèn, 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra đƣợc 0,228 thu nhập và phải chịu một khoản lỗ là 0,074 đồng. Nếu canh tác mía trên đất không bị nhiễm phèn thì 1 đồng chi phí bỏ ra ngƣời nông dân sẽ tạo ra đƣợc 0,299 đồng thu nhập cao hơn 0,071 đồng so với khi trồng mía trên đất phèn và 0,03 đồng lợi nhuận đƣợc tạo ra cao hơn 0,104 đồng.

Trung bình 1.000 m2 trồng mía trên đất phèn sẽ thu đƣợc 211.757 đồng lợi nhuận cao hơn trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn là 832.747 đồng.

49

Nhìn chung sự chênh lệch tỷ số lợi nhuận/doanh thu không lớn lắm vì trồng mía trên đất phèn và đất không bị nhiễm phèn đều tốn nhiều chi phí, nhƣng giá bán lại quá rẻ, đầu ra bấp bênh không bù đắp nổi các khoản chi phí mà nông dân đã bỏ ra nên hiệu quả đƣợc xem là nhƣ nhau. Tuy nhiên, hiệu quả hơn vẫn là trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn vì điều kiện ở đây thuận lợi hơn, chi phí sản xuất thấp hơn, giá bán cũng cao hơn.

Bảng 4.15: So sánh các chỉ số tài chính bình quân trên 1.000 m2 trồng mía trên đất phèn và đất không bị nhiễm phèn

Đvt: đồng/1.000 m2 STT Các khoản mục Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Chênh lệch Tuyệt đối % 1 Chi phí chƣa có LĐGĐ 5.843.645 5.242.000 -601.645 -10,296 2 Chi phí LĐGĐ 2.527.479 1.929.427 -598.052 -23,662 3 Tổng chi phí (1+2) 8.371.124 7.171.427 -1.199.697 -14,331 4 Doanh thu 7.750.134 7.383.184 -366.950 -4,735 5 Thu nhập (4-1) 1.906.489 2.141.184 234.695 12,310 6 Lợi nhuận (4-3) -620.990 211.757 832.747 -134,100 7 DT/CP chƣa có LĐGĐ (lần) 1,326 1,408 0,082 6,199 8 DT/Tổng CP (lần) 0,926 1,030 0,104 11,202 9 TN/CP chƣa có LĐGĐ (lần) 0,326 0,408 0,082 25,201 10 TN/Tổng CP (lần) 0,228 0,299 0,071 31,099 11 TN/DT (lần) 0,246 0,290 0,044 17,892 12 LN/Tổng CP (lần) -0,074 0,030 0,104 -139,804 13 LN/DT (lần) -0,080 0,029 0,109 -135,795 14 LN/TN (lần) -0,326 0,099 0,425 -130,362

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Tuy nhiên, nếu xét về một khía cạnh môi trƣờng thì mía là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thƣờng trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm,

50

là lúc lƣợng mƣa thấp. Đến mùa mƣa, mía đƣợc 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4-5 lấn diện tích đất, làm cho mƣa không thể rơi trực tiếp xuống đất, tránh xói mòn cho đất. Hơn nữa, mía là cây rễ chum và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0-60 cm, một ha mía tốt, có thể cho 13-15 tấn rễ. Sau khi thu hoạch, bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm độ phì của đất.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ trồng trên đất phèn và đất không bị nhiễm phèn ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)