5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:
4.1.1 Nguồn lực sản xuất của nông hộ
Nguồn lực là yếu tố cơ bản để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ ngành kinh tế nào nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn và khoa học – công nghệ. Dƣới đây là bảng thể hiện nguồn lực lao động tham gia trồng mía của nông hộ.
Bảng 4.1: Lực lƣợng lao động tham gia sản xuất của nông hộ trồng mía
Danh mục Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Thành viên gia đình 3 8 4,72 2 9 4,9 Lao động gia đình 1 6 2,06 1 7 2,72
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Đối với các hộ trồng mía trên đất phèn thì bình quân một hộ có 4,72 ngƣời, cao nhất là 8 ngƣời và thấp nhất là 3 ngƣời. Ở những hộ có quy mô gia đình lớn tạo ra nguồn lao động chính khá dồi dào. Trung bình cứ 2,06 lao động sẽ nuôi 4,72 thành viên trong gia đình. Các hộ trồng mía trên đất không bị nhiễm phèn thì số nhân khẩu của hộ cao nhất là 9 ngƣời và thấp nhất là 2 ngƣời. Nguồn lao động chính của hộ cũng khá dồi dào cao nhất là 7 ngƣời và thấp nhất là 1 ngƣời. Các thành viên khác trong hộ không tham gia sản xuất chính vì họ có công việc khác để làm nhƣ đi làm ở xa, hay buôn bán nhỏ…, bên cạnh đó còn có ngƣời già và trẻ em cũng không tham gia sản xuất chính. Trồng mía các khâu chủ yếu là làm bằng tay nên lực lƣợng lao động gia đình gần nhƣ không thể đảm đƣơng tất cả công việc trong quá trình sản mía, họ phải thuê thêm lao động bên ngoài làm tăng khá nhiều chi phí.
Qua kết quả điều tra thực tế năm 2013 cho thấy chủ hộ ở huyện Phụng Hiệp đa số là nam chiếm 85%, chỉ có 15% là nữ. Điều đó thể hiện rằng nam
31
luôn là trụ cột trong gia đình, đảm đƣơng các công việc nặng nhọc, đồng áng. Nhƣng không thể phủ nhận phụ nữ cũng có thể làm đƣợc việc đó, qua quá trình tìm hiểu thì những nữ chủ hộ ở đây đều tự quán xuyến, chăm sóc việc trồng mía, tuy nhiên hiệu quả đạt đƣợc không cao do họ vừa chăm lo cho gia đình vừa tham gia trực tiếp trồng mía.
Bảng 4.2: Giới tính, độ tuổi của nông hộ trồng mía Danh mục Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Tổng số Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 39 46 85 85 Nữ 11 4 15 15 Tuổi < 35 9 3 12 12 35 - 50 20 22 42 42 51 - 65 14 19 33 33 > 65 7 6 13 13 Tổng cộng 50 50 100 100
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Độ tuổi của nông hộ đa số tập trung từ 35 tới 50 tuổi, chiếm 42% trong tổng số, kế tiếp là độ tuổi từ 51 tới 65 tuổi, chiếm 33%. Cho thấy đƣợc đa số lao động ở đây ở độ tuổi thích hợp, có đủ thể lực để lao động chính trong sản xuất. Hơn nữa những ngƣời trong độ tuổi từ 35 tới 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao thì chƣa có nhiều kinh nghiệm nhƣng khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức sản xuất mới tốt hơn, có nhiều phƣơng hƣớng sáng tạo trong việc sản xuất cũng nhƣ sẽ dễ tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật trồng mía hiệu quả hơn.
32
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ trồng mía phân theo cấp học Cấp học Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Tổng số Số lƣợng Tỷ lệ (%) % Tích lũy Không đi học 1 0 1 1 1 Cấp 1 23 27 50 50 51 Cấp 2 21 19 40 40 91 Cấp 3 4 4 8 8 99 Đại học 1 0 1 1 100 Tổng 50 50 100 100
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Qua bảng 4.3 cho ta thấy trình độ học vấn của nông hộ còn rất thấp, có đến 91% số ngƣời chỉ học đến cấp 2, trong đó có 51% học cấp 1 và mù chữ, số ngƣời học tới cấp 3 và đại học chỉ chiếm 9%. Vì nƣớc ta xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu, và phải chịu ảnh hƣởng của chiến tranh, nên phần lớn nông dân có trình độ học vấn không cao, đây là điều khó khăn trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho hiệu quả sản xuất mà mô hình mang lại không cao. Nhƣng nhờ vào sản xuất mía đã có từ lâu đời nên các hộ nông dân chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính.
Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm của ngƣời tham gia trồng mía Danh mục Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Số năm kinh nghiệm (năm) 2 40 21,18 3 40 21,32
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Kinh nghiệm của ngƣời nông dân đƣợc tính từ thời điểm bắt đầu tham gia trồng mía cho đến nay. Thời gian tham gia trồng mía càng lâu kinh nghiệm sản xuất càng nhiều. Qua quá trình điều tra thực tế cho thấy ngƣời dân nơi đây có kinh nghiệm trồng mía khá cao. Trung bình kinh nghiệm của các chủ nông hộ trồng mía trên đất phèn là 21,18 năm và đất không bị nhiễm phèn là 21,32 năm. Kinh nghiệm thƣờng cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất mía của nông hộ. Những hộ có kinh nghiệm sản xuất mía lâu hơn thì thƣờng đạt hiệu
33
quả cao hơn so với các nông hộ có ít kinh nghiệm sản xuất hay mới trồng. Bởi vì, với kinh nghiệm trồng lâu năm thì nông hộ sẽ tích lũy đƣợc kinh nghiệm về sử dụng phân bón, thuốc nông dƣợc, kinh nghiệm chăm sóc,... tăng hiệu quả sản xuất.
Dựa vào bảng 4.5 dƣới đây, ta thấy đƣợc nguồn học hỏi kinh nghiệm của các nông hộ. Nguồn kinh nghiệm nào mà đƣợc nông hộ chọn nhiều nhất thì đƣợc xếp hạng 1 (quan trọng nhất) và hạng sẽ tăng lên từ 1 đến 4 (mức độ quan trọng sẽ giảm dần). Cụ thể, nguồn kinh nghiệm quan trọng nhất chủ yếu do gia đình truyền lại (chiếm 83%), tiếp đến là tự trao dồi thêm kiến thức thông qua xem báo đài, tivi (chiếm 52%) . Ở địa phƣơng nghiên cứu này, thì hoạt động trồng mía đã đƣợc nông hộ trồng mía tích lũy từ xƣa, cha truyền con nối nên hầu hết các kỹ thuật trồng cũng nhƣ giai đoạn chăm sóc ít đƣợc cải thiện, bởi thế năng suất và chữ đƣờng trong mía chƣa đƣợc cao. Một số hộ tích lũy kinh nghiệm từ bản thân, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau giữa các hộ trồng là một điều tất yếu, góp phần cải thiện đƣợc năng suất, chất lƣợng mía và tăng sự hiểu biết cho nông hộ. Tuy nhiên, hầu hết do công việc đồng ruộng bận rộn nên họ cũng chƣa có thời gian để tìm hiểu về nhiều vấn đề mà mình gặp phải, do đó, họ cần tham gia các buổi tập huấn, hƣớng dẫn. Nhƣng nguồn học hỏi từ trạm khuyến nông, buổi tập huấn chiếm tỷ trọng thấp 8% do ít đƣợc tập huấn kỹ thuật nên nguồn học hỏi kinh nghiệm từ nguồn này là không nhiều.
Bảng 4.5: Nguồn kinh nghiệm trồng mía của nông hộ Danh mục Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Tổng số Tỷ lệ (%)* Xếp hạng Truyền thống gia đình 40 43 83 1
Xem tivi, báo đài 23 29 52 2
Từ nông hộ khác 24 16 40 3
Từ tập huấn, từ cán
bộ khuyến nông 5 3 8 4
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013 Chú thích: * hơn 100% do câu hỏi có nhiều lựa chọn
Trong quá trình sản xuất mía, ngoài kinh nghiệm mà các nông hộ học hỏi, tích lũy đƣợc từ các nguồn khác thì vấn đề tập huấn cũng góp phần quan
34
trọng trong quá trình sản xuất. Bảng dƣới đây cho biết đƣợc số hộ tham gia tập huấn.
Bảng 4.6: Số hộ tham gia tập huấn
Danh mục Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)
Tham gia tập huấn
Có 9 9
Không 91 91
Tổng 100 100
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Tập huấn là sự hƣớng dẫn về kỹ thuật trồng mía của cán bộ kỹ thuật cho nông hộ để sản xuất hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do hạn chế về công tác khuyến nông nên các hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu ít đƣợc tập huấn kỹ thuật về trồng mía. Cụ thể là phỏng vấn 100 chủ hộ chỉ có 9 chủ hộ là có tập huấn về kỹ thuật trồng mía, đa số những ngƣời đi tập huấn đều tham gia ở địa bàn khác do địa phƣơng ít tổ chức tập huấn, một phần do nông dân không quan tâm, một phần do ở một số địa phƣơng chƣa có những biện pháp mời gọi những ngƣời nông dân tham gia, hoặc do họ cũng chỉ mời những ngƣời nông dân trồng giỏi, những trƣởng ấp, những ngƣời có kinh nghiệm cao để tham gia tập huấn.