5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:
4.4.2 Những khó khăn trong quá trình sản xuất mía
Bên cạnh những thuận lợi, quá trình sản xuất mía của bà con nông dân nơi đây cũng còn gặp nhiều khó khăn mà những khó khăn đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo nông dân thì khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là giá cả đầu ra bấp bênh, vì sau khi thu hoạch nông dân thƣờng bán sản phẩm cho thƣơng lái mà ngƣời quyết định giá bán chủ yếu là thƣơng lái. Ngƣời nông dân thƣờng có thói quen là dựa vào giá tham khảo của những ngƣời bán mía trƣớc đó để định giá bán cho mình. Đồng thời, thƣơng lái cũng lợi dụng lúc thu hoạch rộ để ép giá của bà con nông dân, làm nông dân trở thành ngƣời thiệt thòi nhất. Bên cạnh đó, tình trạng “đƣợc mùa, mất giá” cũng là một thực trạng đáng buồn cho bà con nông dân tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, điều này ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của ngƣời nông dân.
Nguồn giống chƣa chất lƣợng do nông dân thƣờng mua giống mía trôi nổi từ các thƣơng lái chở đến tận nơi, không có sự bảo đảm nào về chất lƣợng mà chỉ dựa vào lựa chọn, kinh nghiệm và sự hiểu biết của từng nông hộ. Vì vậy, năng suất và chất lƣợng mía không cao. Do đó, đòi hỏi cán bộ khuyến nông và chính quyền địa phƣơng cần phổ biến và khuyến cáo ngƣời dân nên
59
sử dụng giống từ hợp tác xã hay cơ sở giống địa phƣơng để tránh tình trạng giống kém chất lƣợng làm cho năng suất thu đƣợc cao hơn.
Tỉnh Hậu Giang có địa hình trũng, tình trạng ngập úng kéo dài. Đê bao chƣa thật sự khép kín, nông hộ sản xuất mía phải thu hoạch mía non chạy lũ, nếu kéo dài cây mía sẽ chết, làm giảm năng suất. Nông dân thu hoạch mía đồng loạt sẽ tạo nên tình trạng không đủ lao động để thu hoạch mía, một phần là do tình trạng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị làm thiếu lao động thu hoạch mía. Thiếu hụt lao động dẫn đến tình trạng giá thuê lao động cũng tăng lên làm giảm thu nhập của nông dân.
Thiếu vốn sản xuất cũng là một vấn đề nan giải trong quá trình sản xuất mía vì thiếu vốn thì nông hộ phải mua thiếu vật tƣ nông nghiệp, mà giá cả các yếu tố đầu vào còn khá cao, không ổn định, giá phân, thuốc nông dƣợc, lao động tăng lên từng ngày. Việc tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn nên thiếu đầu vào sản xuất đẩy chi phí sản xuất tăng cao làm giảm lợi nhuận và thu nhập cho nông dân.
Kỹ thuật canh tác cây mía chủ yếu là do nông dân học hỏi lẫn nhau, việc tập huấn còn nhiều khó khăn, đa số nông dân dân chƣa đƣợc hƣớng dẫn một cách khoa học gây lãng phí trong việc bón phân, mật độ gieo trồng chƣa phù hợp làm ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.
Giá đƣờng sản xuất trong nƣớc còn cao hơn giá đƣờng ngoại nhập, một phần là do yếu tố đầu vào của sản xuất, chất lƣợng mía, một phần do yếu tố công nghệ sản xuất. Khi giá đƣờng trong nƣớc cao, tạo nên áp lực cạnh tranh giữa đƣờng trong nƣớc và đƣờng ngoại nhập. Mặt khác, chƣa kiểm soát đƣợc tình trạng nhập lậu đƣờng từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Điều này tạo nên đe dọa cho ngành sản xuất mía đƣờng trong nƣớc.
Tuy nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng rất quan tâm đến việc hỗ trợ cho nông dân trồng mía, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trồng mía đặc biệt là tổ chức các buổi khuyến nông, tập huấn kỹ thuật,... nhƣng các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác còn thiếu và không thƣờng xuyên, thƣờng tập trung ở những khu vực vùng mía nguyên liệu, chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân địa phƣơng, vả lại chính quyền địa phƣơng chƣa có biện pháp mời nông hộ hiệu quả nên vẫn còn nhiều hộ chƣa đƣợc tham gia tập huấn để học hỏi kinh nghiệm, sử dụng đầu vào hiệu quả nhằm tăng năng suất góp phần tăng thu nhập và lợi nhuận cho nông hộ.
Tóm lại, quá trình sản xuất mía nông hộ gặp phải nhiều khó khăn thách thức ảnh hƣởng xấu đến năng suất, chất lƣợng mía thu hoạch mà còn làm giảm thu nhập và lợi nhuận của ngƣời dân.
60