Diện tích đất sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ trồng trên đất phèn và đất không bị nhiễm phèn ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 46)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:

4.1.2 Diện tích đất sản xuất của nông hộ

Đất là điều kiện quan trọng để sản xuất mía nguyên liệu đối với hộ nông dân. Đất phù hợp mang lại năng suất, chất lƣợng mía nguyên liệu. Đồng thời cũng làm giảm chi phí sản xuất mía, làm tăng thu nhập đối với hộ nông dân. Đối với đất sản xuất mía của hộ nông dân ở huyện Phụng Hiệp, đất trồng mía chủ yếu là đất liếp. Nguyên nhân do đây là vùng trũng và ngập úng nên hộ nông dân phải lên liếp để trồng mía. Một nguyên nhân khác do đây cũng là vùng đất nhiễm phèn, hộ nông dân muốn trồng mía bắt buộc phải lên liếp để xổ phèn.

35

Bảng 4.7: Diện tích đất sản xuất của nông hộ

Đvt: 1.000 m2 Danh mục Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tổng diện tích đất nông nghiệp 0 32,4 8,1816 0 44 14,86472 Diện tích sản xuất mía 0,648 15 4,56272 1,94 35 8,57224

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Ở huyện Phụng Hiệp diện tích đất nông nghiệp trung bình của một nông hộ là 11,52316 (1.000 m2). Riêng, ở vùng đất phèn là 8,1816 (1.000 m2) và đất không bị nhiễm phèn 14,86472 (1.000 m2). Trong đó giá trị cao nhất ở vùng đất phèn là 32,4 (1.000 m2

) và giá trị nhỏ nhất là 0 (1.000 m2); giá trị cao nhất ở vùng đất không bị nhiễm phèn là 44 (1.000 m2

) và giá trị nhỏ nhất là 0 (1.000 m2). Hiện nay vẫn có nông hộ không có đất sản xuất phải thuê đất để trồng mía. Tuy nhiên, diện tích sản xuất mía trung bình của vùng đất phèn và đất không bị nhiễm phèn lại nhỏ hơn tổng diện tích đất nông nghiệp mà họ sở hữu cụ thể là 6,56748 (1.000 m2). Trong đó, diện tích trung bình của trồng mía trên đất phèn là 4,56272 (1.000 m2) chiếm khoảng 56% tổng diện tích của nông hộ và đất không bị nhiễm phèn thì diện tích trung bình để trồng mía là 8,57224 (1.000 m2) chiếm khoảng 58%. Vậy, những nông hộ ở vùng đất phèn dành diện tích trồng mía ít hơn những nông hộ ở vùng đất không bị nhiễm phèn. Việc mà các nông hộ có muốn trồng mía hết trên diện tích của mình hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: lao động, đất đai, tiền vốn,... Ngoài ra, có những hộ muốn trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao và giảm rủi ro khi phải trồng một loại cây trồng. Tóm lại, các nông hộ ở đây đa số sử dụng đất của mình để trồng mía. Do đó, mía là một trong những cây trồng chủ lực ở vùng này.

36 Bảng 4.8: Mô hình trồng mía của nông hộ Danh mục Đất phèn Đất không bị nhiễm phèn Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Độc canh 18 36 35 70 Luân canh 26 52 12 24 Xen canh 6 12 3 6 Tổng 50 100 50 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013

Kết quả khảo sát 100 nông hộ canh tác trên hai vùng đất tại địa bàn nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 4.8 cho thấy có sự chênh lệch lớn về cơ cấu áp dụng mô hình sản xuất giữa các hộ ở từng vùng.

Đối với những nông hộ canh tác mía trên đất phèn, các hộ có mô hình sản xuất độc canh chiếm 36%; trong khi đó, các hộ có mô hình sản xuất xen canh chỉ có 12%, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là mô hình sản xuất luân canh chiếm 52% thƣờng là mía-lúa nguyên nhân họ muốn trồng thêm một vụ lúa để sử dụng cho gia đình. Đối với những nông hộ canh tác mía trên đất không bị nhiễm phèn, các hộ có mô hình sản xuất độc canh chiếm tỷ trọng nhiều nhất là 70% do các hộ này lại không có nhu cầu hoặc không có điều kiện về nguồn vốn, không có đủ lao động, không đƣợc hƣớng dẫn về kỹ thuật áp dụng các mô hình sản xuất khác tăng thu nhập cải thiện cuộc sống; kế đến là mô hình sản xuất luân canh chiếm 24% và ít nhất là xen canh chỉ có 6%.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ trồng trên đất phèn và đất không bị nhiễm phèn ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)