1.3.1. Khái niệm
Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động là những quy định của pháp luật về trách nhiệm của các bên khi chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Chấm dứt hợp đồng lao động thông thƣờng là sự kết thúc quan hệ lao động, kết thúc cả quá trình làm việc của ngƣời lao động tại đơn vị sử dụng lao
động. Hậu quả của nó thƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập, cuộc sống của ngƣời lao động, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngƣời sử dụng lao động, trong nhiều trƣờng hợp còn gây ra những thiệt hại về vật chất và uy tín của doanh nghiệp. Do vậy, pháp luật đã quy định trách nhiệm của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho ngƣời lao động, nếu đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận ngƣời lao động trở lại làm việc và bồi thƣờng cho ngƣời lao động. Còn ngƣời lao động có trách nhiệm bồi thƣờng chi phí đào tạo cho ngƣời sử dụng lao động (nếu có) và phải bồi thƣờng cho ngƣời sử dụng lao động nếu đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khác với hợp đồng dân sự, kinh tế, thƣơng mại vv…trách nhiệm giải quyết hậu quả chấm dứt hợp đồng chỉ có thể xảy ra khi có hành vi vi phạm hợp đồng nhƣ: nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại; phạt vi phạm khi đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc các bên có thoả thuận nghĩa vụ bảo hành của bên bán. Còn với hợp đồng lao động, trách nhiệm trợ cấp thôi việc cho ngƣời lao động đƣợc quy định trong mọi trƣờng hợp trừ trƣờng hợp đã trợ cấp mất việc làm hoặc ngƣời lao động bị tƣớc quyền hƣởng do chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Sở dĩ có sự khác nhau về hậu quả pháp lý nhƣ trên là xuất phát từ tính chất đặc biệt của sức lao động, nó không chỉ là tài sản thuộc sở hữu cá nhân của ngƣời lao động mà còn thể hiện ở giá trị xã hội của nó đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Do đó, ngƣời sử dụng lao động ngoài trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng còn có trách nhiệm với ngƣời lao động cả trong thời gian quan hệ lao động đã chấm dứt tức là góp phần đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao động trong thời gian chƣa tìm đƣợc việc
làm mới. Mặt khác, sự tồn tại và thành công của đơn vị sử dụng ngày hôm nay có một phần đóng góp không nhỏ của những ngƣời lao động. Vì lẽ đó mà khi ngƣời lao động không làm việc nữa, ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho họ một khoản tiền nhằm đánh giá công sức đóng góp, cống hiến của họ trong thời gian đã làm việc cho đơn vị mình. Đây là lý do thứ hai để giải thích về trách nhiệm trợ cấp của ngƣời sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng
Việc quy định trách nhiệm giải quyết hậu quả pháp lý của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về mặt xã hội cũng nhƣ về mặt pháp lý. Về mặt xã hội, thể hiện ở khía cạnh khi chấm dứt hợp đồng, ngƣời lao động bị mất thu nhập, lại chƣa tìm đƣợc việc làm ngay nên ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của bản thân, nhiều khi còn ảnh hƣởng đến cả gia đình họ. Do đó, nếu đƣợc ngƣời sử dụng lao động trợ cấp một khoản tiền để chi tiêu cho những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bản thân và gia đình trong thời gian chƣa tìm đƣợc việc làm mới thì có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngoài ra, đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao động trong thời gian đi tìm việc làm còn tránh đƣợc những tệ nạn tiêu cực khác nhƣ: trộm cắp, ma tuý, mại dâm, vv…Về mặt pháp lý, thể hiện ở quyền hƣởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm của ngƣời lao động đƣợc pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Nếu ngƣời sử dụng lao động vi phạm, ngƣời lao động có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền buộc phải thực hiện.
Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm nhiều nội dung khác nhau nhƣ: trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thƣờng,… Tuỳ thuộc vào từng trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng mà xác định nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với nhau.