Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứ những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng kinh tế (Trang 100)

quốc tế còn tạo ra các luồng di chuyển lao động giữa các quốc gia, do đó, yêu cầu cần phải có sự sửa đổi, bổ sung pháp luật để kịp thời điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trên thực tiễn.

3.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động. đồng lao động.

Hoàn thiện pháp luật về lao động trong đó có các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó là một trong những vấn đề lớn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X có đƣa ra quan điểm: “Xây dựng hệ thống pháp luật về lao động và thị trƣờng sức lao động nhằm bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cƣ trú của ngƣời lao động; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động” [14, tr.82]. Chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết hậu quả pháp lý của nó là một bộ phận quan trọng của chế định hợp đồng lao động. Do đó, về mặt tổng quan, phƣơng hƣớng hoàn thiện là: Đảm bảo quyền lựa chọn việc làm của ngƣời lao động và quyền tăng giảm lao động của ngƣời sử dụng lao động trên cơ sở kết hợp hài hoà lợi ích hợp pháp của các bên và phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhƣ vậy vừa khắc phục đƣợc những hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng lao động vừa đáp ứng với những thay đổi của tình hình kinh tế – xã hội trong nƣớc và quốc tế hiện nay. Đồng thời đó còn là sự thể chế hoá đƣờng lối chính sách của Đảng đã đề ra. Phƣơng hƣớng hoàn thiện cụ thể là:

- Đảm bảo quyền lựa chọn việc làm của ngƣời lao động, quyền tuyển chọn, tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của ngƣời sử dụng lao động.

+ Đảm bảo quyền lựa chọn việc làm của ngƣời lao động, tức là khi ngƣời sử dụng lao động vi phạm một trong các điều kiện lao động hay điều kiện sử dụng lao động thì ngƣời lao động có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động. Hay công việc hiện tại không phát huy đƣợc năng lực, trình độ của bản thân, ngƣời lao động cũng có thể thoả thuận với ngƣời sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng để tìm một công việc khác phù hợp hơn,vv…

+ Đảm bảo quyền tự do tuyển chọn, tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của ngƣời sử dụng lao động tức là, nếu ngƣời lao động không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, ngƣời sử dụng lao động có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động với họ để tuyển ngƣời khác thay thế hoặc khi gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh mà việc cắt giảm lao động là cần thiết, ngƣời sử dụng lao động cũng có quyền chấm dứt hợp đồng.

- Đảm bảo hài hoà lợi ích của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.

+ Quy định các căn cứ, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động phải xét đến đến lợi ích hợp pháp của bên bị chấm dứt.

+ Nếu chấm dứt hợp đồng lao động, do bên kia vi phạm nghĩa vụ hoặc do sự kiện bất khả kháng thì bên thực hiện quyền không phải bồi thƣờng cho bên bị chấm dứt. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì bên thực hiện quyền phải bồi thƣờng cho bên bị chấm dứt.

+ Ngƣời lao động hoặc ngƣời sử dụng lao động đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì ngoài các khoản bồi thƣờng trên, bên vi phạm còn phải bồi thƣờng tiếp cho bên bị vi phạm một khoản tiền để chi phí cho việc tuyển ngƣời mới thay thế hoặc tìm việc làm mới.

- Hoàn thiện các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động phải đặt trong tổng thể các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và các

quy định pháp luật có liên quan nhƣ: Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật thƣơng mại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứ những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng kinh tế (Trang 100)