Để đảm bảo quyền tự do việc làm của ngƣời lao động cũng nhƣ quyền tự do tuyển chọn, bố trí, sắp xếp lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của ngƣời sử dụng lao động. Pháp luật cho phép ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đƣợc quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trƣớc thời hạn trong một số trƣờng hợp. Nhƣng do tính chất của quan hệ hợp đồng lao động là quan hệ song vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngƣợc lại. Nên khi một bên đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng, ở mức độ ít hay nhiều đều ảnh hƣởng đến lợi ích của phía bên kia. Do vậy, pháp luật đã giới hạn quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động của các chủ thể thông qua việc quy định các căn cứ chấm dứt, thời hạn báo trƣớc và trình tự, thủ tục khi chấm dứt. Nếu chủ thể thực hiện quyền vi phạm một trong các quy định trên thì phải bồi thƣờng cho bên kia một khoản tiền nhất định. Mục đích của việc quy định trách nhiệm bồi thƣờng của các bên khi đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng trái pháp lụât không chỉ nhằm đền bù cho bên kia những thiệt hại đã hoặc có thể gây ra mà còn nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động của các bên.
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại khi đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trách nhiệm bồi thƣờng theo hợp đồng. Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng ở đây là hợp đồng lao động. Nếu các bên xác lập quan hệ lao động không dựa trên giao kết hợp đồng thì có quyền chấm dứt quan hệ đó bất cứ lúc nào mà không làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng.
Việc xác định cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng ở đây là hợp đồng lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên thực tế. Bởi trƣờng hợp xác lập quan hệ lao động nhƣng không giao kết hợp đồng lao động diễn ra tƣơng đổi phổ biến.
Khác với trách nhiệm bồi thƣờng ngoài hợp đồng, căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thƣờng bao gồm 4 căn cứ: có hành vi vi phạm; có lỗi; có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại đã xảy ra. Chỉ khi có đủ 4 căn cứ này mới làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Còn trách nhiệm bồi thƣờng khi chấm dứt hợp đồng lao động phát sinh ngay khi một bên có hành vi vi phạm một trong các quy định về căn cứ, thủ tục chấm dứt hợp đồng mà không cần xem hành vi đó đã gây thiệt hại chƣa?
Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành, trách nhiệm bồi thƣờng khi đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bao gồm:
+ Trách nhiệm bồi thƣờng do vi phạm căn cứ, thủ tục chấm dứt hợp đồng: đó là các trƣờng hợp ngƣời lao động hoặc ngƣời sử dụng lao động đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng không tuân theo các căn cứ chấm dứt hoặc vi phạm thủ tục chấm dứt hoặc vi phạm cả hai quy định trên.
+ Trách nhiệm bồi thƣờng do vi phạm các quy định về thời hạn báo trƣớc: đó là các trƣờng hợp ngƣời lao động hoặc ngƣời sử dụng lao động có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động nhƣng không báo trƣớc hoặc có báo trƣớc nhƣng không đủ số ngày quy định hay thông báo không bằng văn bản.
+ Trách nhiệm bồi thƣờng chi phí đào tạo: đó là trƣờng hợp ngƣời lao động đƣợc cử đi đào tạo ở trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài từ kinh phí của ngƣời
lao động mà tự ý bỏ việc khi chƣa học xong hoặc học xong nhƣng chƣa làm việc cho ngƣời sử dụng lao động đủ thời gian nhƣ đã thoả thuận thì phải bồi thƣờng chi phí đào tạo.
Tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể mà trách nhiệm bồi thƣờng có sự khác nhau giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động cả về mức bồi thƣờng lẫn phạm vi bồi thƣờng.