Hình thức biểu lộ ý chí đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứ những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng kinh tế (Trang 80)

Hiện nay, trừ hình thức kỷ luật sa thải phải bằng văn bản, còn các trƣờng hợp khác pháp luật chƣa quy định hình thức biểu lộ ý chí đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng phải bằng hình thức nào? Vấn đề này trên thực tế có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là cơ sở để xác định ý chí đích thực của chủ thể đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng. Trong thực tế đã có những tranh chấp phát sinh từ sự hiểu lầm về ý chí chấm dứt hợp đồng lao động. Ví dụ: ngƣời lao động không thực hiện đƣợc kế hoạch sản xuất theo yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động vì do thiếu vật tƣ, cho nên đã làm lỡ kế hoạch bán hàng trong đợt cao điểm. Tại cuộc họp sản xuất, kinh doanh, trƣớc mặt rất nhiều ngƣời, ngƣời sử dụng lao động đã bực tức nói rằng: “ Không làm đƣợc thì anh nghỉ đi, tôi không cần anh nữa”. Ngƣời lao động vì tự ái đã lập tức rời khỏi công ty và không đến làm việc nữa. Sau một thời gian, vì không thấy ngƣời lao động đến làm việc, ngƣời sử dụng lao động đã ra quyết định sa thải với lý do ngƣời lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày trong một tháng không có lý do. Còn ngƣời lao động lại khởi kiện vì trƣớc đó ngƣời sử dụng lao động đã đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Nhƣ vậy, câu nói của ngƣời sử dụng trong cuộc họp trên có đƣợc coi là đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động không?

Một vấn đề nữa cũng liên quan tới ý chí chấm dứt hợp đồng lao động đó là đối với lao động dƣới 15 tuổi thì khi đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động có phải biểu lộ ý chí cho cha mẹ hoặc ngƣời đỡ đầu hợp pháp biết không? Và trong trƣờng hợp họ không đồng ý thì có quyền chấm dứt không?Vì khi ký hợp đồng lao động với các đối tƣợng này cũng phải có sự

đồng ý của cha mẹ hoặc ngƣời đỡ đầu hợp pháp (Điều 120 Bộ luật lao động). Hiện nay, pháp luật chƣa quy định cụ thể vấn đề này, song cũng cần phải tính đến yếu tố đặc thù và sự cần thiết phải bảo vệ lao động chƣa thành niên. Do đó, theo chúng tôi cần phải biểu lộ ý chí cho cha mẹ hoặc ngƣời đỡ đầu hợp pháp biết.

2.6. Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động

Để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi kết thúc quan hệ lao động, pháp luật quy định về trách nhiệm giải quyết hậu quả pháp lý của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo quy định của Bộ luật lao động, hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Chế độ trợ cấp thôi việc, chế độ trợ cấp mất việc làm và chế độ bồi thƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứ những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng kinh tế (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)