Tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm kỷ luật lao động trong doanh

Một phần của tài liệu Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động việt nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại vài doanh nghiệp (Trang 96)

doanh nghiệp

Một trong những biện pháp tăng cƣờng hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất chính là tăng cƣờng kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. Để tăng cƣờng kỷ luật lao động trong doanh nghiệp, cần thực hiện đan xen phối hợp nhiều biện pháp với nhau. Đó là:

Thứ nhất là, biện pháp giáo dục thuyết phục cần đƣợc thực hiện xuyên

xuốt, liên tục tại doanh nghiệp. Cần chú ý đặc biệt tới giáo dục tác phong và ý thức kỷ luật lao động cho ngƣời lao động. Ngƣời lao động cần có đƣợc tác phong lao động tích cực, tuân thủ sự quản lý điều hành của ngƣời quản lý, nắm rõ cơ chế kỷ luật trong doanh nghiệp, xác định đƣợc rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của mình và của những ngƣời đồng nghiệp khác.

Doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích vật chất rõ ràng. Chế độ lƣơng, khen thƣởng gắn liền với những thành tích, đóng góp của ngƣời lao động. Định mức lao động hợp lý, phân công công việc rõ ràng, tiêu chuẩn xem xét thi đua khen thƣởng công là những yếu tố khuyến khích ngƣời lao động tuân thủ kỷ luật lao động trong doanh nghiệp.

Tạo đƣợc điều kiện lao động tốt cũng là biện pháp góp phần nâng cao kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. Khi đƣợc làm việc trong điều kiện an toàn, thoải mái, đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, ngƣời lao động sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với công việc, với doanh nghiệp. Ý thức kỷ luật lao động sẽ đƣợc nâng lên. Điều kiện lao động tốt còn là các quy định của nội quy lao

động phù hợp với đặc điểm của ngƣời lao động và tình hình doanh nghiệp. Trong thực tiễn, khi xây dựng nội quy lao động cho doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động nên lƣu ý tránh tình trạng nội quy quá khắt khe hoặc quá lơi lỏng.

Phát huy vai trò của những cá nhân có uy tín trong doanh nghiệp nhƣ: thợ cả, tổ trƣởng, ngƣời lớn tuổi… Doanh nghiệp cần thông qua những cá nhân này để tác động tới ý thức kỷ luật của ngƣời lao động. Đây là một biện pháp rất hiệu quả vì họ là những ngƣời có kinh nghiệm, trình độ và có mối quan hệ tốt và có ảnh hƣởng lớn tới những ngƣời lao động khác. Xây dựng lực lƣợng nòng cốt trong doanh nghiệp để phổ biến và duy trì kỷ luật lao động là một biện pháp hiệu quả và bền vững.

Ngƣời sử dụng lao động trong doanh nghiệp phải có thái độ tôn trọng ngƣời lao động và tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn đƣợc thành lập và hoạt động. Ngƣời sử dụng lao động phối kết hợp với tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp thực hiện việc giáo dục, hƣớng dẫn ngƣời lao động tự giác thực hiện kỷ luật lao động.

Thứ hai là, kiên quyết áp dụng các biện pháp cƣỡng bách đối với những

trƣờng hợp coi thƣờng kỷ luật, vi phạm kỷ luật lao động. Mục đích của kỷ luật lao động không phải là trừng phạt ngƣời có lỗi mà là giáo dục họ để họ có đƣợc một thái độ lao động tự giác, tậm tâm, nhƣng đối với những đối tƣợng cố tình vi phạm, coi thƣờng kỷ luật thì những biện pháp xử lý nghiêm khắc là rất cần thiết. Xử lý nghiêm những trƣờng hợp này sẽ có tác dụng phòng trách tái phạm của chính ngƣời vi phạm đó, đồng thời là bài học chung cho những ngƣời lao động khác.

Một phần của tài liệu Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động việt nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại vài doanh nghiệp (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)