Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động việt nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại vài doanh nghiệp (Trang 94)

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động nói chung và các quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất nói riêng. Để thực hiện đƣợc điều này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

thống nhƣ tổ chức các lớp tập huấn, học tập, phát động phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các cuộc hội thảo, nên sử dụng những hình thức khác có tính chất “vừa học vừa chơi” để tạo không khí sôi nổi, vui vẻ khi học tập, và ngƣời học vừa dễ tiếp thu kiến thức, vừa nhớ lâu. Các hình thức có thể là: tổ chức các hội thi giải quyết các tình huống pháp luật lao động trong phạm vi tổ, phân xƣởng; các cuộc thi hùng biện về luật lao động; đố vui có thƣởng; trò chơi, cũng có thể sử dụng các tờ rơi, tờ gấp, tổ chức các nhóm tƣ vấn, mở các diễn đàn về pháp luật lao động….

Thứ hai là, tập trung thực hiện tuyên truyền giáo dục pháp luật tại các

doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp tƣ nhân. Bên cạnh việc duy trì tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động ở tất cả các doanh nghiệp, trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền giáo dục pháp luật trƣớc hết là khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp tƣ nhân quy mô nhỏ. Ở doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sự khác biệt về ngôn ngữ, về văn hóa hành xử, và về hệ thống pháp luật là một trở ngại lớn để những ngƣời sử dụng lao động hiểu đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Ngƣời lao động ở các doanh nghiệp này phải làm việc trong một môi trƣờng đòi hỏi ý thức kỷ luật cao, nên việc hiểu biết quy định của pháp luật là đặc biệt cần thiết. Ở những doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tƣ nhân, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động thƣờng ít quan tâm và ít có điều kiện để đƣợc phổ biến tuyên truyền pháp luật lao động.

Thứ ba là, huy động đông đảo các cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác

tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần có kế hoạch cụ thể cho công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật lao động đến tận doanh nghiệp. Kế hoạch cần huy động đƣợc sự tham gia của các cơ quan nhà nƣớc liên quan, ngƣời sử dụng lao động, các tổ chức chính trị xã hội, công đoàn, ngƣời lao động. Cơ quan nhà nƣớc cần có những tác động để ngƣời sử dụng lao động tích cực học luật lao động và ngƣời lao động tạo điều kiện về thời gian, tài chính để tổ chức công đoàn, ngƣời lao động trong doanh nghiệp đƣợc học tập, tìm hiểu về pháp luật lao động. Tổ chức công đoàn cần phải tích cực hoạt động hơn, đóng vai trò nòng cốt trong việc phổ biến pháp luật lao động tại doanh nghiệp. Các cơ quan báo chí có những chuyên mục thƣờng xuyên tuyên truyền giáo dục pháp luật. Các tổ chức chính trị xã hội,

các tổ chức phi chính phủ nhƣ Liên đoàn lao động, Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt nam, các hội cũng cần có kế hoạch thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật cho thành viên của mình.

Khi các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và các ban ngành đoàn thể trong xã hội phối hợp chặt chẽ với nhau, sử dụng những hình thức tuyên truyền phong phú và hấp dẫn để tiến hành phổ biến tuyên truyền sâu rộng các quy định của Bộ luật lao động nói chung và quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất nói riêng, thì chắc chắn việc thực hiện các quy định của pháp luật sẽ đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động việt nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại vài doanh nghiệp (Trang 94)