Thực hiện các quy định về trách nhiệm vật chất

Một phần của tài liệu Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động việt nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại vài doanh nghiệp (Trang 67)

Trong thực tế thực hiện pháp luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tại các doanh nghiệp có thể thấy các trƣờng hợp ngƣời lao động vi phạm kỷ luật gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp và phải bồi thƣờng thiệt hại theo trách nhiệm vật chất không nhiều. Quy định cho phép doanh nghiệp khấu trừ 30% tiền lƣơng tháng của nhân viên để bồi thƣờng thiệt hại rất hợp lý cho cả 2 bên của quan hệ lao động. Ngƣời lao động thì dù có bị khấu trừ 30% lƣơng tháng, vẫn có thể đảm bảo đƣợc cuộc sống. Còn đối với doanh nghiệp, thì đƣợc phép khấu trừ lƣơng rất thuận tiện để thu hồi tiền bồi thƣờng của ngƣời vi phạm.

Trong thực tế, có một số trƣờng hợp giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động có hợp đồng trách nhiệm tài sản từ trƣớc, nên việc bồi thƣờng thiệt hại dựa vào hợp đồng đó để thực hiện. Trong một số trƣờng hợp khi thiệt hại xảy ra, các bên thoả thuận đƣợc với nhau về mức bồi thƣờng, cách thức bồi thƣờng thiệt hại, và thực hiện theo thoả thuận đó. Một số trƣờng hợp khác, khi ngƣời lao động có hành vi vi phạm lao động gây thiệt hại về tài sản, doanh nghiệp chỉ yêu cầu bồi thƣờng một số tiền tƣợng trƣng, hoặc không yêu cầu bồi thƣờng, bởi quan điểm cho rằng, ngƣời lao động chỉ vô ý gây ra thiệt hại và khả năng thực tế bồi thƣờng của ngƣời lao động là rất thấp. Các trƣờng hợp

ngƣời lao động cố ý gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đòi bồi thƣờng theo luật dân sự.

Quy định của pháp luật lao động về trách nhiệm vật chất cơ bản đã hợp lý phù hợp với điều kiện, khả năng của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động về các trƣờng hợp bồi thƣờng, mức bồi thƣờng.

Một phần của tài liệu Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động việt nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại vài doanh nghiệp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)