Sản phẩm và quy trình chế biến sản phẩm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ sang nhật bản (Trang 34)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.3. Sản phẩm và quy trình chế biến sản phẩm

3.3.1. Sản phẩm

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trƣờng cùng với sự đổi mới trong nền kinh tế, hoạt động thƣơng mại ngày càng phong phú và đa dạng. Đồng hành cùng với những chuyển biến tích cực này, công ty Cafish cũng mở rộng hơn về cả quy mô và chất lƣợng. Sản phẩm của công ty chủ yếu đƣợc chế biến từ tôm và cá.

Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cafish

Hình 3.2 Sản phẩm của công ty Cafish

3.3.1.1. Sản phẩm tôm đông lạnh

Các sản phẩm chế biến từ tôm là sản phẩm chính của công ty với nguyên liệu đƣợc cung cấp từ các vùng nuôi tôm lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhƣ: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh,…

Có hai loại sản phẩm tôm: các sản phẩm sơ chế và sản phẩm giá trị gia tăng, với nguyên liệu chủ yếu từ là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Sản phẩm

Tôm Cá tra

Tôm sơ chế Tôm chế biến Cá tra fillet

Cá tra cắt miếng Tôm HOSO Tôm PD, PUD Tôm PTO NOBASHI Tôm HLSO SUSHI

21

Sản phẩm tôm sơ chế

Sản phẩm tôm sơ chế có các mặt hàng chính là HOSO (gồm có tôm sơ chế, tôm đông block, tôm đông IQF), HLSO (bao gồm tôm xẻ bƣớm, tôm lột vỏ để đuôi PTO). Ngoài ra, còn có tôm thịt và tôm PTO.

- HOSO (Head no shell – on shrimp): tôm còn nguyên hình dạng đƣợc làm sạch rồi đông lạnh theo các dạng block (đông block là tạo nguyên khối tôm có trọng lƣợng lớn tùy theo yêu cầu của khách hàng, thƣờng là 2 kg) hoặc IQF (cấp đông rời tạo thành từng miếng tôm đông rời).

- HLSO (Headless shell – on): tôm bỏ đầu, phần vỏ của thân và đuôi để nguyên. Thƣờng đƣợc gọi là tôm vỏ, hình thức chế biến là con tôm đƣợc bỏ đầu. Trong nhóm tôm vỏ đƣợc chia làm hai loại:

+ Tôm xẻ bƣớm (Butterfly – cut): là tôm đƣợc cắt thành hai từ lƣng và phần thịt bụng đƣợc giữ lại để giữ chắc phần thịt đã cắt, sau đó tôm đƣợc mở ra nhƣ hình cánh bƣớm.

+ Tôm lột dễ (Easy Peel): con tôm đƣợc cắt một đƣờng từ đốt 1 đến đốt 5 nhằm giúp ngƣời dùng dễ lột vỏ.

- Tôm thịt gồm hai loại: tôm PD (Peeled and deveined shrimp) là tôm lột vỏ, lấy chỉ; và loại PUD (Peeled undeveined shrimp) là tôm lột vỏ không rút chỉ.

- Tôm PTO (Peeled tail – on): tôm lột vỏ, chừa đuôi, đuôi đƣợc tính từ đốt thứ 6 đến phần cánh đuôi của tôm.

Sản phẩm giá trị gia tăng

- SUSHI: tôm sushi đƣợc lấy theo tiếng Nhật, đây là loại tôm hấp, đƣợc chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật Bản. Là loại tôm đƣợc hấp lúc còn vỏ sau đó đƣợc cắt đuôi ra nhƣ xẻ bƣớm rồi lột vỏ và tạo hình tôm theo yêu cầu của khách hàng.

- NOBASHI: là tôm PTO đƣợc chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật Bản. Theo phƣơng thức đƣợc kéo dãn ra, tuy nhiên trƣớc khi kéo dãn tôm phải thực hiện một số lằn cắt ở bụng tôm hoặc hai bên hông tôm, đuôi đƣợc xử lý bằng cách cạo hay cắt theo hình khách hàng yêu cầu.

3.3.1.2. Sản phẩm cá tra đông lạnh

Cá tra là loại cá có hƣơng vị thơm ngon, kết cấu thịt trắng mịn với nguyên liệu đƣợc cung cấp từ các trang trại nuôi cá đặt ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long theo phƣơng thức nuôi bè và nuôi trong ao.

22

Sản phẩm cá tra có hai dòng chính: cá tra fillet và cá tra cắt miếng.

Cá tra cắt miếng Cá tra fillet

Nguồn: Cafish.com.vn

Hình 3.3 Sản phẩm cá tra của công ty Cafish

3.3.2. Quy trình chế biến sản phẩm

Kỹ thuật chế biến thực phẩm đông lạnh của Công ty Cafish là một trong những kỹ nghệ phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện theo chu trình khép kín từ khâu thu mua và xử lý nguyên liệu đầu vào.

23

Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cafish

Hình 3.4 Quy trình chế biến sản phẩm của Công ty Cafish Nguyên liệu

Sơ chế thô

Phân cỡ, phân loại

Cân lô, lên list hàng bán

Điều phối theo kế hoạch sản xuất

Xếp khuôn Sơ chế cao cấp

Cấp đông (tủ đông)

T= -40 đến -350C Luộc Ebi - fry Nobashi Tempura

Cấp đông (Băng chuyền) T= -40 đến -350C Đóng gói Đóng gói Kho trữ đông thành phẩm Vận chuyển đƣờng bộ T= -40 đến -180C Vận chuyển Container T= -40 đến -180C Thị trƣờng xuất khẩu

24

Trong khâu tiếp nhận nguyên liệu, tiến hành kiểm tra kích cỡ các loại và trọng lƣợng tại địa điểm thu mua. Nguyên liệu tôm, cá nào đến trƣớc thì mua trƣớc, ƣu tiên tôm, cá có chất lƣợng cao nhƣ cá nguyên con, tôm nguyên con còn vỏ. Nƣớc đƣợc sử dụng để rửa tôm, cá là nƣớc sạch đƣợc làm mát. Tôm, cá kém chất lƣợng đƣợc tách riêng và ghi tỷ lệ, kích cỡ.

Nguyên liệu sau khi sơ chế thô, một phần sẽ đƣợc dự trữ lại và phần còn lại sẽ tiến hành chế biến theo kế hoạch sản xuất của công ty.

3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cafish 3.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cafish

Kết quả hoạt động kinh doanh là thƣớc đo thể hiện năng lực tài chính của công ty, đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

Trong những năm 2010 – 2012, hoạt động kinh doanh của công ty Cafish chƣa thực sự mang lại hiệu quả, cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhƣ sau:

25

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cafish từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 569.176,23 724.253,61 660.209,66 155.077,38 27,25 (64.043,95) (8,84) Doanh thu hoạt động tài chính 4.823,19 14.342,20 3.732,89 9.519,01 197,36 (10.609,31) (73,97)

Thu nhập khác 4.641,59 1.927,11 1.654,10 (2.714,48) (58,48) (273,01) (14,17)

Các khoản giảm trừ doanh thu 20.157,59 8.761,89 5.322,72 (11.395,70) (56,53) (3.439,17) (39,25) Tổng doanh thu 558.483,42 731.761,03 660.273,93 173.277,61 31,03 (71.487,1) (9,77) Giá vốn hàng bán 499.028,14 661.349,47 610.031,96 162.321,33 32,53 (51.317,51) (7,76) Chi phí tài chính 13.376,68 24.586,78 15.982,61 11.210,10 83,80 (8.640,17) (35,00) Chi phí bán hàng 23.185,42 27.070,09 22.175,74 3.338,67 16,75 (4.894,35) (18,08) Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.976,72 10.560,41 8.813,52 (416,31) (3,79) (1.746,89) (16,54)

Chi phí khác 128,33 188,67 1.580,51 60,34 47,02 1.391,84 737,71

Tổng chi phí 546.695,29 723.755,42 658.584,34 177.060,13 32,38 (65.171,08) (9,00) Lợi nhuận trƣớc thuế 11.788,13 8.005,61 1.689,59 (3.782,52) (32,09) (6.316,02) (78,89) Lợi nhuận sau thuế 10.019,92 7.561,78 1.579,65 (2.458,14) (24,53) (5.982,13) (79,11)

26

Từ những số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có xu hƣớng suy giảm. Sự suy giảm này đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ doanh thu, chi phí cũng nhƣ lợi nhuận hàng năm của công ty.

3.4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty Cafish

Nhìn chung doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty Cafish qua các năm 2010 – 2012 có sự thay đổi theo xu hƣớng tăng dần.

Năm 2011, tổng doanh thu của công ty tăng 31,03% so với năm 2010, nhờ vào tăng doanh thu trong hoạt động tài chính và doanh thu từ nguồn thu nhập khác của công ty với giá trị tăng so với năm 2010 lần lƣợt là 155.077,38 triệu đồng và 9.519,01 triệu đồng. Sự tăng trƣởng về doanh thu của công ty trong năm 2011 phần lớn là do giá tôm nguyên liệu tăng bình quân từ 40.000 – 60.000 đồng/kg đã đẩy giá xuất khẩu tăng theo. Cùng với Thái Lan – đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản, bị ảnh hƣởng trầm trọng do lũ lụt và dịch bệnh ở tôm xảy ra trên diện rộng, làm cho số lƣợng thủy hải sản ít nhiều cũng bị thất thoát, tạo điều kiện cho Việt nam cũng nhƣ công ty Cafish đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng tôm. Bên cạnh đó, năm 2011 cũng là năm Nhật Bản tái thiết lại sau thảm họa kép động đất và sóng thần, làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng tại quốc gia này, dẫn đến xuất khẩu thủy sản của Cafish tăng mạnh trong năm 2011. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng 3,3 triệu USD so với cùng kỳ năm trƣớc và tăng nhiều nhất tại thị trƣờng Mỹ với mức tăng 3,36 triệu USD, tiếp theo là tại thị trƣờng Nhật Bản tăng 0,11 triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tại EU có sự giảm nhẹ và giảm 0,15 triệu USD so với cùng kỳ.

Đến năm 2012, tổng doanh thu của công ty Cafish giảm 9,77% so với năm 2011. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhiều nhất với mức giảm là 64.043,95 triệu đồng và giảm 8,84% so với năm 2011. Cùng với sự suy giảm khá mạnh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu về hoạt động tài chính và doanh thu từ những nguồn khác của công ty cũng giảm theo và giảm với tỷ lệ lần lƣợt là 73,97% và 14,17% so với năm trƣớc. Nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2012 giảm đáng kể so với những năm trƣớc là do khó khăn chung của ngành thủy sản nhƣ thiếu hụt nguồn nguyên liệu cùng với rào cản thƣơng mại tại nƣớc nhập khẩu ngày càng khắt khe. Kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2011 là 6,44 triệu USD, do giá tôm xuất khẩu của thế giới giảm xuống trong khi giá tôm nguyên liệu và chi

27

phí đầu vào tăng lên, vì thế công ty gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với giá thế giới nhất là so với Ấn Độ.

Trong năm 2012, tình hình khó khăn của kinh tế trong nƣớc đã làm tăng chi phí sản xuất thủy sản, đó là giá cả vật tƣ đầu vào nhƣ giá điện, xăng dầu, thức ăn liên tục tăng, thiếu vốn và lãi suất ngân hàng duy trì ở mức cao với thời gian dài đã ảnh hƣởng không nhỏ đến ngƣời dân nuôi trồng thủy sản, dẫn đến tăng giá nguyên liệu đầu vào cho công ty. Mặt khác, trong thời gian này khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới kéo dài đặc biệt là các nƣớc Châu Âu làm cho thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam suy giảm so với năm trƣớc, đã gián tiếp làm giảm sản lƣợng cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu của công ty Cafish.

Thị trƣờng Mỹ: năm 2012, theo số liệu của Tổng cục hải quan, Mỹ chính thức vƣợt EU trở thành thị trƣờng dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tăng 0,7% so với năm 2011. Và Việt Nam đứng vị trí thứ 5 về giá trị xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau Trung Quốc, Canada, Thái Lan, Indonesia. Do Mỹ tăng nhập khẩu cá ngừ, mực và bạch tuộc. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra của cả nƣớc sang Mỹ đều giảm mạnh, cụ thể tôm giảm 17,8% so với năm trƣớc, cá tra tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2012, nhƣng đến Quý II trở đi lại liên tục sụt giảm.

Thị trƣờng EU: là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam sụt giảm mạnh nhất trong năm 2012 do suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu nhập khẩu và giảm 14,3% về giá trị so với năm ngoái. Trong đó các mặt hàng giảm mạnh nhất gồm cá tra giảm 21%, tôm giảm 24,6%. Với tình hình giảm nhập khẩu tôm và cá tra, EU lại tăng cƣờng nhập khẩu cá ngừ và tăng 51,6% về giá trị so với năm 2011, đã góp phần đáng kể kéo lại sự sụt giảm của hai mặt hàng tôm và cá tra.

Thị trƣờng Nhật Bản: trong sáu tháng đầu năm 2011, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng khá mạnh, nhƣng đến sáu tháng cuối năm có chiều hƣớng sụt giảm 4 – 10% so với sáu tháng đầu năm, nhất là mặt hàng tôm, mực và bạch tuộc. Do bị ảnh hƣởng bởi quyết định kiểm tra Ethoxyquin của Nhật Bản đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

3.4.1.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí cuả công ty Cafish

Chi phí là phần không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh của các công ty, cá nhân và tổ chức. Đó còn là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, sự biến thiên của chi phí sẽ tác động trực

28

tiếp đến sự biến thiên của lợi nhuận. Do đó, công ty cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách cẩn thận để hạn chế những phát sinh và giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất, có nghĩa là làm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Từ bảng số liệu 3.1 cho thấy tổng chi phí năm 2011 là cao nhất tăng 32,39% tƣơng ứng tăng 177.060,13 triệu đồng về giá trị so với năm 2010, và đây cũng là năm có doanh thu nhiều nhất. Đến năm 2012 chi phí giảm so với 2011 là 65.171,09 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 9,00%. Trên lý thuyết nếu chi phí giảm so với năm trƣớc thể hiện công ty hoạt động có hiệu quả hơn, nhƣng thực tế tổng chi phí của công ty giảm xuống là do lƣợng hàng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trƣớc, đồng nghĩa với đơn hàng xuất khẩu giảm đi nhiều, làm cho doanh thu giảm theo. Từ đó cho thấy thị trƣờng xuất khẩu của công ty đang bị thu hẹp dần.

Trong tổng chi phí, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 90% tổng chi phí) và biến động liên tục qua các năm phụ thuộc vào tình hình nguồn nguyên liệu và giá cả thị trƣờng trong nƣớc

Cụ thể giá vốn hàng bán năm 2011 là tăng cao nhất đạt giá trị 661.349,47 triệu đồng, tăng 32,53% về tốc độ và tăng 162.321,33 triệu đồng về giá trị so với năm 2010. Từ đó, cho thấy giá trị xuất khẩu của công ty từ năm 2010 đến 2011 không ngừng tăng cao với nhiều đơn đặt hàng lớn và thị trƣờng đang dần đƣợc mở rộng. Đến năm 2012, giá vốn hàng bán giảm so với năm trƣớc 51.317,51 triệu đồng với tỷ lệ giảm 7,75%. Nguyên nhân là do đầu năm 2012 không phải là mùa thu hoạch tôm nên không đủ nguồn nguyên liệu để đáp ứng cho khách hàng, cùng với dịch bệnh xảy ra trầm trọng trên diện rộng, thức ăn, vật tƣ đầu vào cho nuôi tôm đắt đỏ, giá mua tôm một số thời điểm thấp, và rào cản thƣơng mại về Ethoxyquin ở thị trƣờng Nhật Bản – thị trƣờng xuất khẩu chính của công ty.

Bên cạnh giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng có xu hƣớng biến đổi theo doanh số xuất khẩu. Năm 2011, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 10,15% so với năm 2010, nhƣng đến năm 2012 mức chi phí này lại giảm so với năm 2011 là 17,65% và giảm 9.29% so với năm 2010. Nguyên nhân là do chi phí bán hàng giảm, vì sản phẩm của công ty chủ yếu là hàng xuất khẩu nên chi phí bán hàng của công ty là chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo hiểm hàng hóa (xuất khẩu theo giá CIF). Do đó, nếu công ty xuất khẩu nhiều thì chi phí bán hàng tăng lên và ngƣợc lại.

29

Về chi phí quản lý của công ty bao gồm nhiều phần nhƣ: tiền lƣơng nhân viên, bảo hiểm, chi phí ăn uống, phí điện thoại, chi phí sửa chữa,… Các chi phí này có xu hƣớng tăng dần qua các năm, do đời sống tinh thần, vật chất của ngƣời dân trong xã hội ngày càng đƣợc nâng cao, cùng với giá cả tiêu dùng cũng tăng dần. Vì vậy, chi phí về tiền lƣơng của nhân viên của công ty đã tăng rất nhiều, nhằm tạo động lực cho nhân viên hoạt động tích cực, có hiệu quả hơn và gắn bó với công ty hơn.

Chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác cũng góp phần đáng kể vào tổng chi phí của công ty. Công ty càng phát triển và càng mở rộng về quy mô, đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ vào công ty càng nhiều, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Mặt khác, khi công ty càng phát triển làm cho nhiều chi phí bắt đầu phát sinh đòi hỏi công ty phải vay vốn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Theo phòng kế toán của

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ sang nhật bản (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)