Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ sang nhật bản (Trang 65)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.3.2.Nhân tố bên ngoài

4.3.2.1. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái ảnh hƣởng trực tiếp đến cung, cầu của thị trƣờng. Khi tỷ giá tăng thì cung tăng, cầu giảm khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nhƣng lại hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành thủy sản. Khi tỷ giá giảm thì cung giảm, cầu tăng. Vì khi tỷ giá tăng, đồng ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ, làm cho giá cả hàng hoá trong nƣớc rẻ hơn so với hàng hoá nƣớc ngoài, dẫn đến nƣớc ngoài nhập khẩu nhiều hơn, từ đó làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nƣớc xuất khẩu. Sự thay đổi tỷ giá luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và công ty Cafish nói riêng. Bảng 4.6: Tỷ giá USD/VNĐ từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013

ĐVT: VNĐ

Thời điểm Mua Bán

31/12/2010 19.100 19.500

31/12/2011 20.620 21.036

31/12/2012 20.850 21.036

30/06/2013 20.850 21.036

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Công ty Cafish là loại hình công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, nên tỷ giá là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do công ty chủ yếu sử dụng đồng USD là đồng tiền thanh toán trong xuất khẩu hàng hoá. Khi tỷ giá USD/VND tăng sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất

52

khẩu và hàng hoá xuất khẩu có đƣợc nhiều lợi thế hơn, đồng nội tệ thu đƣợc từ việc quy đổi từ đồng ngoại tệ sẽ nhiều hơn. Mặt khác, tỷ giá của USD/VND trong những năm gần đây luôn tăng lên so với trƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có công ty Cafish tăng nguồn thu nội tệ. Nhƣng nếu tỷ giá USD/VND giảm xuống sẽ gây bất lợi cho công ty xuất khẩu của nƣớc ta.

4.3.2.2. Pháp luật và chính sách của nước nhập khẩu

Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và tiến bộ của khoa học công nghệ, các quốc gia cạnh tranh với nhau gay gắt bằng cách đƣa ra những rào cản kỹ thuật cho các mặt hàng nhập khẩu vào thị trƣờng của mình, cùng với các tiêu chuẩn đặt ra cho hàng hoá ngày càng khắt khe hơn.

Nhật Bản tiến hành kiểm tra dƣ lƣợng Trifluralin và Enrofloxacin đối với mặt hàng tôm với mức khắt khe, thấp hơn 10 lần so với tôm xuất sang EU. Đến năm 2012, tiếp tục là chất Ethoxyquin (chất chống oxy hoá trong sản phẩm bột cá - thành phần chính của thức ăn chăn nuôi) cũng bị Nhật Bản kiểm soát đối với tôm của Việt Nam trong khi tôm của Thái Lan và Indonesia lại không bị kiểm soát. Đã có 30% lô tôm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bị kiểm tra 100% lô hàng, và nếu tiếp tục phát hiện có thêm một doanh nghiệp vi phạm nữa thì Nhật Bản có thể sẽ áp dụng kiểm tra 100% đối với tất cả các lô hàng tôm nhập khẩu vào nƣớc họ.

EU đã ban hành nguyên tắc truy xuất nguồn gốc cho các mặt hàng thuỷ sản đối với các doanh nghiệp Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Nguyên tắc này yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của mình khi xuất khẩu sang EU. Với hệ thống này, ngƣời tiêu dùng có thể biết đƣợc những thông tin về sản phẩm một cách chi tiết và cụ thể.

Để có thể xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất là “nhà máy” phải đƣợc nằm trong danh sách phê duyệt của Cục quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Mỹ (USFDA). Ngoài ra, khi chào hàng hoặc các giao dịch sử dụng cách tính trọng lƣợng sản phẩm thủy sản đông lạnh tính cả trọng lƣợng đá ƣớp thì bị coi là vi phạm pháp luật.

4.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến sự tồn tại của công ty. Nếu có nhiều thông tin về đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ đƣa ra những chiến lƣợc phát triển cho

53

công ty kịp thời, đúng đắn bao gồm các chiến lƣợc về giá cả, chất lƣợng mẫu mã và bao bì, cùng với các chiến lƣợc phát triển thị trƣờng và kênh phân phối. Vì vậy, nhân tố đối thủ cạnh tranh là một trong những nhân tố cần thiết cho công ty, khi có cạnh tranh thì công ty mới có động lực phấn đấu hoàn thiện những mặt hạn chế của công ty so với đối thủ để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thuộc khu vực Châu Á nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản, sẽ trở thành mối nguy hại trực tiếp đối với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong ngành xuất khẩu thủy hải sản nói chung và công ty Cafish nói riêng.

Điển hình cho đối thủ cạnh tranh của Cafish là trong năm 2013 đã xảy ra hiện tƣợng thƣơng lái Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam để thu mua tôm nguyên liệu đang gây rối loạn thị trƣờng giá nguyên liệu trong nƣớc, do họ mua với giá rất cao. Ngoài tôm sú, tôm thẻ chân trắng cở lớn, các thƣơng lái này còn mua cả tôm trắng cở nhỏ, loại trƣớc đây họ bỏ qua. Không những cạnh tranh về thị trƣờng tiêu thụ, các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản xuất khẩu ở Trung Quốc còn cạnh tranh cả về thị trƣờng nguyên liệu với các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đối thủ cạnh tranh ở nƣớc ngoài, công ty Cafish còn có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực gồm có các công ty sau:

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nông Thủy Sản Thực phẩm Cà Mau (Agrimexco), công ty này hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm tôm đông lạnh chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Ngoài ra còn có các sản phẩm cá tra fillet, cá tra nguyên con và cắt khúc. Với thị trƣờng xuất khẩu chính là EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, có thể nói đây là công ty có quy mô tƣơng đƣơng với công ty Cafish và cạnh tranh trực tiếp về thị phần xuất khẩu với công ty Cafish.

Công ty Cổ phần thủy hải sản Minh Phú (Cà Mau) là công ty xuất khẩu tôm lớn nhất trong ngành với quy trình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất giống nuôi đến sản phẩm đầu ra, giá bán và sản lƣợng xuất khẩu của doanh nghiệp có sức ảnh hƣởng rất lớn đến các doanh nghiệp còn lại. Sản phẩm tôm đông lạnh của công ty này đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc,… cùng chung thị trƣờng xuất khẩu với công ty Cafish.

Ngoài ra, trong năm 2013 các nƣớc láng giềng của Việt Nam nhƣ Lào, Campuchia đã bất đầu quan tâm đến nuôi trồng các loại thủy sản để xuất khẩu,

54

họ đã lên kế hoạch trong việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Dù hiện tại họ không là đối thủ trực tiếp với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng nhƣ với công ty Cafish, nhƣng họ sẽ trở thành các đối thủ tiềm ẩn trong tƣơng lai.

Đứng trƣớc bối cảnh cạnh tranh hay gắt với thị trƣờng nƣớc ngoài, công ty cần thƣờng xuyên trao dồi kinh nghiệm và tìm hiểu tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành trong nƣớc, để có chiến lƣợc xuất khẩu phù hợp và kịp thời giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh từ thị trƣờng kinh doanh gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của đất nƣớc.

55 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CAFISH QUA THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ sang nhật bản (Trang 65)