Tổng quan về công ty Cafish

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ sang nhật bản (Trang 30)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.1. Tổng quan về công ty Cafish

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish) tiền thân là Xí nghiệp hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu Cần Thơ, đƣợc thành lập vào tháng 5 năm 2007, là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) và công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAFOCO) chuyên chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Ngày 20 tháng 02 năm 2008, đƣợc sự cho phép của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ và Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An, Xí nghiệp hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu Cần Thơ chính thức chuyển đổi pháp nhân và lấy tên là Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish).

Một số thông tin về công ty

Tên: Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ.

Tên giao dịch tiếng Anh: Can Tho Import Export fishery limited company (CAFISH VIETNAM).

Địa chỉ: Lô 4 khu công nghiệp Trà Nóc 1, Q. Bình Thủy, TP Cần Thơ. Điện thoại: 0710 3743 865

Fax: 0710 3743 869

Email: cafishvn@vnn.vn , cafishvn1@vnn.vn, cafishvn2@vnn.vn

Website: www.cafish.com.vn

3.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất và kinh doanh, gồm các ngành nghề sau:

Kinh doanh, xuất nhập khẩu, sản xuất và gia công: các mặt hàng nông, thuỷ hải sản và thực phẩm.

17 Kinh doanh và chế biến thức ăn gia súc.

Kinh doanh và chế biến phế liệu, phế phẩm thuỷ sản.

Cho thuê kho lạnh bảo quản các mặt hàng nông, thuỷ hải sản, thực phẩm

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh – Công ty Cafish, 2012

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Cafish

Nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận

Ban giám đốc gồm có một giám đốc và ba phó giám đốc.

Giám đốc

Là ngƣời có quyền điều hành cao nhất tại công ty, quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Đƣa ra kế hoạch kinh doanh của công ty. Là đối tác với công ty nƣớc ngoài để ký kết hợp đồng kinh tế, là ngƣời chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc toàn bộ nhân viên của mình.

Phó giám đốc tài chính

Thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Tham mƣu cho giám đốc về các hoạt động sử dụng vốn, tài sản, vật tƣ và giá thành sản phẩm. Giám đốc Phó giám đốc tài chính Phó giám đốc nhân sự Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Tổ cung ứng Quản đốc Tổ điện máy Phòng kỹ thuật

18

Phó giám đốc nhân sự

Là ngƣời chịu trách nhiệm về kết quả công tác tổ chức, nhân sự theo quy định của Nhà nƣớc và nội quy, quy chế của công ty.

Phó giám đốc kỹ thuật

Là ngƣời đƣợc Giám đốc chỉ định đại diện lãnh đạo về chất lƣợng của công ty. Tham mƣu cho Giám đốc về chất lƣợng sản phẩm. Thay mặt Giám đốc xem xét các vấn đề về kỹ thuật.

Phòng kế toán

Phòng kế toán tài vụ do kế toán trƣởng lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ pháp lệnh về thống kê tài sản, kế toán trong sản xuất kinh doanh dể đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất, tình hình thu chi,… cuối kỳ lập báo cáo quyết toán, báo cáo tổng hợp để báo cáo với cơ quan cấp trên và chịu trách nhiệm trƣớc báo cáo của mình.

Phòng kinh doanh

Tham mƣu đề xuất các hoạt động kinh doanh cho Giám đốc. Theo dõi, kiểm tra các hoạt động liên quan thực hiện các hợp đồng và đơn hàng đã ký. Liên hệ Hải quan và các cơ quan chức năng mời họ giám sát container để hàng. Giao dịch với khách hàng về các vấn đề phát sinh xoay quanh các hợp đồng đang thực hiện và đƣa ra các biện pháp giải thích.

Phòng tổ chức hành chính

Lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên. Quản lý nhân sự, thực hiện các chế độ chính sách, tổng hợp thi đua khen thƣởng. Giải quyết công việc văn thƣ, lƣu trữ công văn, tài liệu của công ty. Phân tích tình hình hoạt động của công ty, phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Tổ cung ứng

Chịu trách nhiệm về thu mua, bảo quản tiếp nhận nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất của công ty.

Quản đốc

Tổ chức sản xuất theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các qui phạm về sản xuất và vệ sinh các phân xƣởng.

19

Tổ điện máy

Tham mƣu cho Giám đốc về tình hình hoạt động và sử dụng máy móc, thiết bị của công ty. Chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của toàn bộ các máy móc, thiết bị của công ty.

Phòng kỹ thuật

Giám sát và chiu trách nhiệm về chƣơng trình quản lý chất lƣợng HACCP. Liên hệ với cơ quan chức năng kiểm tra chất lƣợng hàng hóa trƣớc khi xuất hàng. Kiểm tra việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện lấy mẫu kiểm tra kháng sinh, vi sinh, kiểm tra vệ sinh công nghiệp, bán thành phẩm ở từng công đoạn.

3.2.MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÕ CỦA CÔNG TY

3.2.1. Mục tiêu

Để tồn tại và phát triển lâu dài, mỗi công ty đều phải không ngừng phấn đấu, cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty Cafish cũng không ngoại lệ. Để có thể đứng vững trên thị trƣờng, công ty đã đƣa ra những định hƣớng phát triển của mình, cụ thể nhƣ sau:

Khách hàng là thƣợng đế.

Doanh nghiệp là một cơ sở mang tính cộng đồng.

Lợi nhuận và những phần thƣởng là thƣớc đo cho sự đóng góp xã hội. Cạnh tranh mang tính lành mạnh để cùng tồn tại và phát triển.

Đối với nhân viên trong công ty thì càng nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

3.2.2. Chức năng

Công ty Cafish có ba chức năng chủ yếu.

Thứ nhất: chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu.

Thứ hai: thực hiện gia công chế biến theo đơn vị ngành.

Thứ ba: công ty là đơn vị ủy thác cho các đơn vị xuất khẩu khác.

3.2.3. Vai trò

Thông qua xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nƣớc.

Thu hút lực lƣợng lao động, góp phần giải quyết việc làm. Đồng thời cũng góp phần phát triển ngành thủy sản của đất nƣớc.

20

Làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc thông qua các khoản thuế.

3.3. SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM 3.3.1. Sản phẩm 3.3.1. Sản phẩm

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trƣờng cùng với sự đổi mới trong nền kinh tế, hoạt động thƣơng mại ngày càng phong phú và đa dạng. Đồng hành cùng với những chuyển biến tích cực này, công ty Cafish cũng mở rộng hơn về cả quy mô và chất lƣợng. Sản phẩm của công ty chủ yếu đƣợc chế biến từ tôm và cá.

Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cafish

Hình 3.2 Sản phẩm của công ty Cafish

3.3.1.1. Sản phẩm tôm đông lạnh

Các sản phẩm chế biến từ tôm là sản phẩm chính của công ty với nguyên liệu đƣợc cung cấp từ các vùng nuôi tôm lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhƣ: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh,…

Có hai loại sản phẩm tôm: các sản phẩm sơ chế và sản phẩm giá trị gia tăng, với nguyên liệu chủ yếu từ là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Sản phẩm

Tôm Cá tra

Tôm sơ chế Tôm chế biến Cá tra fillet

Cá tra cắt miếng Tôm HOSO Tôm PD, PUD Tôm PTO NOBASHI Tôm HLSO SUSHI

21

Sản phẩm tôm sơ chế

Sản phẩm tôm sơ chế có các mặt hàng chính là HOSO (gồm có tôm sơ chế, tôm đông block, tôm đông IQF), HLSO (bao gồm tôm xẻ bƣớm, tôm lột vỏ để đuôi PTO). Ngoài ra, còn có tôm thịt và tôm PTO.

- HOSO (Head no shell – on shrimp): tôm còn nguyên hình dạng đƣợc làm sạch rồi đông lạnh theo các dạng block (đông block là tạo nguyên khối tôm có trọng lƣợng lớn tùy theo yêu cầu của khách hàng, thƣờng là 2 kg) hoặc IQF (cấp đông rời tạo thành từng miếng tôm đông rời).

- HLSO (Headless shell – on): tôm bỏ đầu, phần vỏ của thân và đuôi để nguyên. Thƣờng đƣợc gọi là tôm vỏ, hình thức chế biến là con tôm đƣợc bỏ đầu. Trong nhóm tôm vỏ đƣợc chia làm hai loại:

+ Tôm xẻ bƣớm (Butterfly – cut): là tôm đƣợc cắt thành hai từ lƣng và phần thịt bụng đƣợc giữ lại để giữ chắc phần thịt đã cắt, sau đó tôm đƣợc mở ra nhƣ hình cánh bƣớm.

+ Tôm lột dễ (Easy Peel): con tôm đƣợc cắt một đƣờng từ đốt 1 đến đốt 5 nhằm giúp ngƣời dùng dễ lột vỏ.

- Tôm thịt gồm hai loại: tôm PD (Peeled and deveined shrimp) là tôm lột vỏ, lấy chỉ; và loại PUD (Peeled undeveined shrimp) là tôm lột vỏ không rút chỉ.

- Tôm PTO (Peeled tail – on): tôm lột vỏ, chừa đuôi, đuôi đƣợc tính từ đốt thứ 6 đến phần cánh đuôi của tôm.

Sản phẩm giá trị gia tăng

- SUSHI: tôm sushi đƣợc lấy theo tiếng Nhật, đây là loại tôm hấp, đƣợc chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật Bản. Là loại tôm đƣợc hấp lúc còn vỏ sau đó đƣợc cắt đuôi ra nhƣ xẻ bƣớm rồi lột vỏ và tạo hình tôm theo yêu cầu của khách hàng.

- NOBASHI: là tôm PTO đƣợc chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật Bản. Theo phƣơng thức đƣợc kéo dãn ra, tuy nhiên trƣớc khi kéo dãn tôm phải thực hiện một số lằn cắt ở bụng tôm hoặc hai bên hông tôm, đuôi đƣợc xử lý bằng cách cạo hay cắt theo hình khách hàng yêu cầu.

3.3.1.2. Sản phẩm cá tra đông lạnh

Cá tra là loại cá có hƣơng vị thơm ngon, kết cấu thịt trắng mịn với nguyên liệu đƣợc cung cấp từ các trang trại nuôi cá đặt ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long theo phƣơng thức nuôi bè và nuôi trong ao.

22

Sản phẩm cá tra có hai dòng chính: cá tra fillet và cá tra cắt miếng.

Cá tra cắt miếng Cá tra fillet

Nguồn: Cafish.com.vn

Hình 3.3 Sản phẩm cá tra của công ty Cafish

3.3.2. Quy trình chế biến sản phẩm

Kỹ thuật chế biến thực phẩm đông lạnh của Công ty Cafish là một trong những kỹ nghệ phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện theo chu trình khép kín từ khâu thu mua và xử lý nguyên liệu đầu vào.

23

Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cafish

Hình 3.4 Quy trình chế biến sản phẩm của Công ty Cafish Nguyên liệu

Sơ chế thô

Phân cỡ, phân loại

Cân lô, lên list hàng bán

Điều phối theo kế hoạch sản xuất

Xếp khuôn Sơ chế cao cấp

Cấp đông (tủ đông)

T= -40 đến -350C Luộc Ebi - fry Nobashi Tempura

Cấp đông (Băng chuyền) T= -40 đến -350C Đóng gói Đóng gói Kho trữ đông thành phẩm Vận chuyển đƣờng bộ T= -40 đến -180C Vận chuyển Container T= -40 đến -180C Thị trƣờng xuất khẩu

24

Trong khâu tiếp nhận nguyên liệu, tiến hành kiểm tra kích cỡ các loại và trọng lƣợng tại địa điểm thu mua. Nguyên liệu tôm, cá nào đến trƣớc thì mua trƣớc, ƣu tiên tôm, cá có chất lƣợng cao nhƣ cá nguyên con, tôm nguyên con còn vỏ. Nƣớc đƣợc sử dụng để rửa tôm, cá là nƣớc sạch đƣợc làm mát. Tôm, cá kém chất lƣợng đƣợc tách riêng và ghi tỷ lệ, kích cỡ.

Nguyên liệu sau khi sơ chế thô, một phần sẽ đƣợc dự trữ lại và phần còn lại sẽ tiến hành chế biến theo kế hoạch sản xuất của công ty.

3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cafish 3.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cafish

Kết quả hoạt động kinh doanh là thƣớc đo thể hiện năng lực tài chính của công ty, đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

Trong những năm 2010 – 2012, hoạt động kinh doanh của công ty Cafish chƣa thực sự mang lại hiệu quả, cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhƣ sau:

25

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cafish từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 569.176,23 724.253,61 660.209,66 155.077,38 27,25 (64.043,95) (8,84) Doanh thu hoạt động tài chính 4.823,19 14.342,20 3.732,89 9.519,01 197,36 (10.609,31) (73,97)

Thu nhập khác 4.641,59 1.927,11 1.654,10 (2.714,48) (58,48) (273,01) (14,17)

Các khoản giảm trừ doanh thu 20.157,59 8.761,89 5.322,72 (11.395,70) (56,53) (3.439,17) (39,25) Tổng doanh thu 558.483,42 731.761,03 660.273,93 173.277,61 31,03 (71.487,1) (9,77) Giá vốn hàng bán 499.028,14 661.349,47 610.031,96 162.321,33 32,53 (51.317,51) (7,76) Chi phí tài chính 13.376,68 24.586,78 15.982,61 11.210,10 83,80 (8.640,17) (35,00) Chi phí bán hàng 23.185,42 27.070,09 22.175,74 3.338,67 16,75 (4.894,35) (18,08) Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.976,72 10.560,41 8.813,52 (416,31) (3,79) (1.746,89) (16,54)

Chi phí khác 128,33 188,67 1.580,51 60,34 47,02 1.391,84 737,71

Tổng chi phí 546.695,29 723.755,42 658.584,34 177.060,13 32,38 (65.171,08) (9,00) Lợi nhuận trƣớc thuế 11.788,13 8.005,61 1.689,59 (3.782,52) (32,09) (6.316,02) (78,89) Lợi nhuận sau thuế 10.019,92 7.561,78 1.579,65 (2.458,14) (24,53) (5.982,13) (79,11)

26

Từ những số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có xu hƣớng suy giảm. Sự suy giảm này đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ doanh thu, chi phí cũng nhƣ lợi nhuận hàng năm của công ty.

3.4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty Cafish

Nhìn chung doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty Cafish qua các năm 2010 – 2012 có sự thay đổi theo xu hƣớng tăng dần.

Năm 2011, tổng doanh thu của công ty tăng 31,03% so với năm 2010, nhờ vào tăng doanh thu trong hoạt động tài chính và doanh thu từ nguồn thu nhập khác của công ty với giá trị tăng so với năm 2010 lần lƣợt là 155.077,38 triệu đồng và 9.519,01 triệu đồng. Sự tăng trƣởng về doanh thu của công ty trong năm 2011 phần lớn là do giá tôm nguyên liệu tăng bình quân từ 40.000 – 60.000 đồng/kg đã đẩy giá xuất khẩu tăng theo. Cùng với Thái Lan – đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản, bị ảnh hƣởng trầm trọng do lũ lụt và dịch bệnh ở tôm xảy ra trên diện rộng, làm cho số lƣợng thủy hải sản ít nhiều cũng bị thất thoát, tạo điều kiện cho Việt nam cũng nhƣ công ty Cafish đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng tôm. Bên cạnh đó, năm 2011 cũng là năm Nhật Bản tái thiết lại sau thảm họa kép động đất và sóng thần, làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng tại quốc gia này, dẫn đến xuất khẩu thủy sản của Cafish tăng mạnh trong năm 2011. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng 3,3 triệu USD so với cùng kỳ năm trƣớc và tăng nhiều nhất tại thị trƣờng Mỹ với mức tăng 3,36 triệu USD, tiếp theo là tại thị trƣờng Nhật Bản tăng 0,11 triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tại EU có sự giảm nhẹ và giảm 0,15 triệu USD so với cùng kỳ.

Đến năm 2012, tổng doanh thu của công ty Cafish giảm 9,77% so với năm 2011. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhiều nhất với mức giảm là 64.043,95 triệu đồng và giảm 8,84% so với năm 2011. Cùng với sự suy giảm khá mạnh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu về hoạt động tài chính và doanh thu từ những nguồn khác của công ty cũng giảm theo và giảm với tỷ lệ lần lƣợt là 73,97% và 14,17% so với năm trƣớc. Nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2012 giảm đáng kể so với những năm trƣớc là do khó khăn chung của ngành thủy sản nhƣ thiếu hụt nguồn nguyên liệu cùng với rào cản thƣơng mại tại nƣớc nhập khẩu ngày càng khắt khe. Kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2011 là 6,44 triệu USD, do giá tôm xuất khẩu của thế giới giảm xuống trong khi giá tôm nguyên liệu và chi

27

phí đầu vào tăng lên, vì thế công ty gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với giá thế giới nhất là so với Ấn Độ.

Trong năm 2012, tình hình khó khăn của kinh tế trong nƣớc đã làm tăng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ sang nhật bản (Trang 30)