Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cafish

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ sang nhật bản (Trang 38)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cafish

3.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cafish

Kết quả hoạt động kinh doanh là thƣớc đo thể hiện năng lực tài chính của công ty, đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

Trong những năm 2010 – 2012, hoạt động kinh doanh của công ty Cafish chƣa thực sự mang lại hiệu quả, cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhƣ sau:

25

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cafish từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 569.176,23 724.253,61 660.209,66 155.077,38 27,25 (64.043,95) (8,84) Doanh thu hoạt động tài chính 4.823,19 14.342,20 3.732,89 9.519,01 197,36 (10.609,31) (73,97)

Thu nhập khác 4.641,59 1.927,11 1.654,10 (2.714,48) (58,48) (273,01) (14,17)

Các khoản giảm trừ doanh thu 20.157,59 8.761,89 5.322,72 (11.395,70) (56,53) (3.439,17) (39,25) Tổng doanh thu 558.483,42 731.761,03 660.273,93 173.277,61 31,03 (71.487,1) (9,77) Giá vốn hàng bán 499.028,14 661.349,47 610.031,96 162.321,33 32,53 (51.317,51) (7,76) Chi phí tài chính 13.376,68 24.586,78 15.982,61 11.210,10 83,80 (8.640,17) (35,00) Chi phí bán hàng 23.185,42 27.070,09 22.175,74 3.338,67 16,75 (4.894,35) (18,08) Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.976,72 10.560,41 8.813,52 (416,31) (3,79) (1.746,89) (16,54)

Chi phí khác 128,33 188,67 1.580,51 60,34 47,02 1.391,84 737,71

Tổng chi phí 546.695,29 723.755,42 658.584,34 177.060,13 32,38 (65.171,08) (9,00) Lợi nhuận trƣớc thuế 11.788,13 8.005,61 1.689,59 (3.782,52) (32,09) (6.316,02) (78,89) Lợi nhuận sau thuế 10.019,92 7.561,78 1.579,65 (2.458,14) (24,53) (5.982,13) (79,11)

26

Từ những số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có xu hƣớng suy giảm. Sự suy giảm này đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ doanh thu, chi phí cũng nhƣ lợi nhuận hàng năm của công ty.

3.4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty Cafish

Nhìn chung doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty Cafish qua các năm 2010 – 2012 có sự thay đổi theo xu hƣớng tăng dần.

Năm 2011, tổng doanh thu của công ty tăng 31,03% so với năm 2010, nhờ vào tăng doanh thu trong hoạt động tài chính và doanh thu từ nguồn thu nhập khác của công ty với giá trị tăng so với năm 2010 lần lƣợt là 155.077,38 triệu đồng và 9.519,01 triệu đồng. Sự tăng trƣởng về doanh thu của công ty trong năm 2011 phần lớn là do giá tôm nguyên liệu tăng bình quân từ 40.000 – 60.000 đồng/kg đã đẩy giá xuất khẩu tăng theo. Cùng với Thái Lan – đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản, bị ảnh hƣởng trầm trọng do lũ lụt và dịch bệnh ở tôm xảy ra trên diện rộng, làm cho số lƣợng thủy hải sản ít nhiều cũng bị thất thoát, tạo điều kiện cho Việt nam cũng nhƣ công ty Cafish đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng tôm. Bên cạnh đó, năm 2011 cũng là năm Nhật Bản tái thiết lại sau thảm họa kép động đất và sóng thần, làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng tại quốc gia này, dẫn đến xuất khẩu thủy sản của Cafish tăng mạnh trong năm 2011. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng 3,3 triệu USD so với cùng kỳ năm trƣớc và tăng nhiều nhất tại thị trƣờng Mỹ với mức tăng 3,36 triệu USD, tiếp theo là tại thị trƣờng Nhật Bản tăng 0,11 triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tại EU có sự giảm nhẹ và giảm 0,15 triệu USD so với cùng kỳ.

Đến năm 2012, tổng doanh thu của công ty Cafish giảm 9,77% so với năm 2011. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhiều nhất với mức giảm là 64.043,95 triệu đồng và giảm 8,84% so với năm 2011. Cùng với sự suy giảm khá mạnh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu về hoạt động tài chính và doanh thu từ những nguồn khác của công ty cũng giảm theo và giảm với tỷ lệ lần lƣợt là 73,97% và 14,17% so với năm trƣớc. Nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2012 giảm đáng kể so với những năm trƣớc là do khó khăn chung của ngành thủy sản nhƣ thiếu hụt nguồn nguyên liệu cùng với rào cản thƣơng mại tại nƣớc nhập khẩu ngày càng khắt khe. Kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2011 là 6,44 triệu USD, do giá tôm xuất khẩu của thế giới giảm xuống trong khi giá tôm nguyên liệu và chi

27

phí đầu vào tăng lên, vì thế công ty gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với giá thế giới nhất là so với Ấn Độ.

Trong năm 2012, tình hình khó khăn của kinh tế trong nƣớc đã làm tăng chi phí sản xuất thủy sản, đó là giá cả vật tƣ đầu vào nhƣ giá điện, xăng dầu, thức ăn liên tục tăng, thiếu vốn và lãi suất ngân hàng duy trì ở mức cao với thời gian dài đã ảnh hƣởng không nhỏ đến ngƣời dân nuôi trồng thủy sản, dẫn đến tăng giá nguyên liệu đầu vào cho công ty. Mặt khác, trong thời gian này khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới kéo dài đặc biệt là các nƣớc Châu Âu làm cho thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam suy giảm so với năm trƣớc, đã gián tiếp làm giảm sản lƣợng cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu của công ty Cafish.

Thị trƣờng Mỹ: năm 2012, theo số liệu của Tổng cục hải quan, Mỹ chính thức vƣợt EU trở thành thị trƣờng dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tăng 0,7% so với năm 2011. Và Việt Nam đứng vị trí thứ 5 về giá trị xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau Trung Quốc, Canada, Thái Lan, Indonesia. Do Mỹ tăng nhập khẩu cá ngừ, mực và bạch tuộc. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra của cả nƣớc sang Mỹ đều giảm mạnh, cụ thể tôm giảm 17,8% so với năm trƣớc, cá tra tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2012, nhƣng đến Quý II trở đi lại liên tục sụt giảm.

Thị trƣờng EU: là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam sụt giảm mạnh nhất trong năm 2012 do suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu nhập khẩu và giảm 14,3% về giá trị so với năm ngoái. Trong đó các mặt hàng giảm mạnh nhất gồm cá tra giảm 21%, tôm giảm 24,6%. Với tình hình giảm nhập khẩu tôm và cá tra, EU lại tăng cƣờng nhập khẩu cá ngừ và tăng 51,6% về giá trị so với năm 2011, đã góp phần đáng kể kéo lại sự sụt giảm của hai mặt hàng tôm và cá tra.

Thị trƣờng Nhật Bản: trong sáu tháng đầu năm 2011, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng khá mạnh, nhƣng đến sáu tháng cuối năm có chiều hƣớng sụt giảm 4 – 10% so với sáu tháng đầu năm, nhất là mặt hàng tôm, mực và bạch tuộc. Do bị ảnh hƣởng bởi quyết định kiểm tra Ethoxyquin của Nhật Bản đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

3.4.1.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí cuả công ty Cafish

Chi phí là phần không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh của các công ty, cá nhân và tổ chức. Đó còn là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, sự biến thiên của chi phí sẽ tác động trực

28

tiếp đến sự biến thiên của lợi nhuận. Do đó, công ty cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách cẩn thận để hạn chế những phát sinh và giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất, có nghĩa là làm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Từ bảng số liệu 3.1 cho thấy tổng chi phí năm 2011 là cao nhất tăng 32,39% tƣơng ứng tăng 177.060,13 triệu đồng về giá trị so với năm 2010, và đây cũng là năm có doanh thu nhiều nhất. Đến năm 2012 chi phí giảm so với 2011 là 65.171,09 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 9,00%. Trên lý thuyết nếu chi phí giảm so với năm trƣớc thể hiện công ty hoạt động có hiệu quả hơn, nhƣng thực tế tổng chi phí của công ty giảm xuống là do lƣợng hàng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trƣớc, đồng nghĩa với đơn hàng xuất khẩu giảm đi nhiều, làm cho doanh thu giảm theo. Từ đó cho thấy thị trƣờng xuất khẩu của công ty đang bị thu hẹp dần.

Trong tổng chi phí, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 90% tổng chi phí) và biến động liên tục qua các năm phụ thuộc vào tình hình nguồn nguyên liệu và giá cả thị trƣờng trong nƣớc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ thể giá vốn hàng bán năm 2011 là tăng cao nhất đạt giá trị 661.349,47 triệu đồng, tăng 32,53% về tốc độ và tăng 162.321,33 triệu đồng về giá trị so với năm 2010. Từ đó, cho thấy giá trị xuất khẩu của công ty từ năm 2010 đến 2011 không ngừng tăng cao với nhiều đơn đặt hàng lớn và thị trƣờng đang dần đƣợc mở rộng. Đến năm 2012, giá vốn hàng bán giảm so với năm trƣớc 51.317,51 triệu đồng với tỷ lệ giảm 7,75%. Nguyên nhân là do đầu năm 2012 không phải là mùa thu hoạch tôm nên không đủ nguồn nguyên liệu để đáp ứng cho khách hàng, cùng với dịch bệnh xảy ra trầm trọng trên diện rộng, thức ăn, vật tƣ đầu vào cho nuôi tôm đắt đỏ, giá mua tôm một số thời điểm thấp, và rào cản thƣơng mại về Ethoxyquin ở thị trƣờng Nhật Bản – thị trƣờng xuất khẩu chính của công ty.

Bên cạnh giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng có xu hƣớng biến đổi theo doanh số xuất khẩu. Năm 2011, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 10,15% so với năm 2010, nhƣng đến năm 2012 mức chi phí này lại giảm so với năm 2011 là 17,65% và giảm 9.29% so với năm 2010. Nguyên nhân là do chi phí bán hàng giảm, vì sản phẩm của công ty chủ yếu là hàng xuất khẩu nên chi phí bán hàng của công ty là chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo hiểm hàng hóa (xuất khẩu theo giá CIF). Do đó, nếu công ty xuất khẩu nhiều thì chi phí bán hàng tăng lên và ngƣợc lại.

29

Về chi phí quản lý của công ty bao gồm nhiều phần nhƣ: tiền lƣơng nhân viên, bảo hiểm, chi phí ăn uống, phí điện thoại, chi phí sửa chữa,… Các chi phí này có xu hƣớng tăng dần qua các năm, do đời sống tinh thần, vật chất của ngƣời dân trong xã hội ngày càng đƣợc nâng cao, cùng với giá cả tiêu dùng cũng tăng dần. Vì vậy, chi phí về tiền lƣơng của nhân viên của công ty đã tăng rất nhiều, nhằm tạo động lực cho nhân viên hoạt động tích cực, có hiệu quả hơn và gắn bó với công ty hơn.

Chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác cũng góp phần đáng kể vào tổng chi phí của công ty. Công ty càng phát triển và càng mở rộng về quy mô, đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ vào công ty càng nhiều, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Mặt khác, khi công ty càng phát triển làm cho nhiều chi phí bắt đầu phát sinh đòi hỏi công ty phải vay vốn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Theo phòng kế toán của công ty cho biết, phần lớn các khoản vay của công ty là các khoản vay ngắn hạn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là phục vụ rất lớn vào các đơn hàng xuất khẩu. Từ đó, các khoản trả tiền lãi vay Ngân hàng của công ty cũng biến động từng năm theo sản lƣợng xuất khẩu, cụ thể năm 2010 là 13.376,78 triệu đồng, năm 2011 các khoản lãi vay phải trả là 24.586,78 triệu đồng tăng 83,80% so với năm 2010. Năm 2012 lãi vay phải trả là 15.982,61 triệu đồng giảm 34,99% so với cùng kỳ năm 2011. Ngoài ra, các chi phí khác tăng lên cũng làm tăng tổng chi phí của công ty nhƣ chi phí tƣ vấn chuyển giao công nghệ, chi phí bảo trì và sửa chữa tài sản.

3.4.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận chung của công ty Cafish

Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi công ty. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy đƣợc các nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng đến việc tăng giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, làm cơ sở để công ty đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và đạt hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh ở tƣơng lai.

Từ số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh có xu hƣớng giảm rỏ rệt trong những năm 2010 – 2012. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế của công ty tƣơng đối cao, nhƣng sang năm 2011 và năm 2012 thì càng giảm dần, và giảm mạnh nhất trong năm 2012.

Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 7.561,78 triệu đồng, giảm 24,53% so với năm 2010, về mặt giá trị giảm 2.458,14 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do các vùng nuôi tôm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

30

đang gặp khó khăn trong việc quản lý mầm bệnh dẫn đến hiện tƣợng tôm nuôi bị chết hàng loạt chủ yếu ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Trong khi công ty lại thu mua nguyên liệu chủ yếu từ các tỉnh bị thiệt hại trên. Từ đó, gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất trong ngành và đẩy giá nguyên liệu tăng cao dẫn đến tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty tăng 32,39% so với năm 2010, trong khi tổng doanh thu chỉ tăng 31,03% làm cho lợi nhuận của công ty bị suy giảm so với năm trƣớc.

Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục giảm và đạt 1.579,65 triệu đồng, giảm 4,8 lần so với năm 2011 và 6,3 lần so với năm 2010 với giá trị giảm tƣơng ứng là 5.982,13 triệu đồng và 8.440,27 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận trong năm 2012 giảm đáng kể là do sản lƣợng cùng với kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm đáng kể, cụ thể kim ngạch và sản lƣợng xuất khẩu năm 2012 đạt 24,8 triệu USD và 2.049,97 tấn giảm so với năm 2011 lần lƣợt là 6,64 triệu USD và 528,9 tấn.

3.4.2. Thị trƣờng kinh doanh của công ty Cafish

Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã ảnh hƣởng mạnh đến sức mua ở các thị trƣờng lớn nhƣ EU, Mỹ, Nhật Bản và Đông Âu khiến các doanh nghiệp phải nổ lực nhiều hơn để tìm kiếm đầu ra ở những khu vực mới nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của mình.

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu hàng năm của Công ty Cafish

Hình 3.5 Tỷ trọng thị trƣờng xuất khẩu của Công ty Cafish từ năm 2010 đến năm 2012

Từ năm 2010 đến năm 2012, nhìn chung xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish sang ba khối thị trƣờng truyền thống tƣơng đối ổn định, thị phần tại

Tỷ trọng (%) Năm 63,82 57,48 66,90 22,18 30,53 23,00 6,30 10,46 12,22 1,78 1,53 3,80

31

các thị trƣờng xuất khẩu không có sự biến động lớn và Nhật Bản luôn là thị trƣờng nhập khẩu chủ lực hàng hóa của công ty.

Năm 2010, thị phần xuất khẩu của công ty sang thị trƣờng Nhật Bản chiếm tỷ trọng 63,82%, tiếp đó là thị trƣờng Mỹ và EU chiếm lần lƣợt là 22,18% và 12,22%. Ngoài ra, hàng hóa của công ty còn đƣợc xuất khẩu qua các nƣớc nhƣ Singapore, Hàn Quốc, Úc,… nhƣng với số lƣợng rất ít, chỉ chiếm 1,78% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty.

Năm 2011, tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản có sự sụt giảm đáng kể, giảm gần 6,34% so với năm 2010. Trong khi tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang các thị trƣờng đều giảm thì xuất khẩu của công ty sang Mỹ tăng lên chiếm 30,53% tƣơng ứng tăng 8,35% so với năm 2010

Năm 2012, tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty tăng lên trở lại vƣợt mức của năm 2010 và tăng so với năm 2011 là 9,42%. Bên cạnh đó, tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang thị trƣờng Mỹ và EU giảm lần lƣợt là 7,53% và 4,16% so với năm 2011. Đặc biệt là trong năm 2012 tỷ trọng xuất

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ sang nhật bản (Trang 38)