Tổng quan về thị trƣờng Nhật Bản

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ sang nhật bản (Trang 50)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.1.Tổng quan về thị trƣờng Nhật Bản

4.1.1. Sơ lƣợc về tình hình kinh tế Nhật Bản

Về kinh tế, Nhật Bản là nƣớc có nền kinh tế tự do và là nƣớc Công nghiệp hóa lớn thứ ba trên thế giới. Mặc dù là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nhƣng nền kinh tế lại có sức ảnh hƣởng lớn đến các quốc gia trong khu vực nói riêng và đến thƣơng mại quốc tế nói chung.

Năm 2012, Nhật Bản vẫn đang đối mặt với nền kinh tế suy thoái, tình hình xuất khẩu sụt giảm, đồng Yên tăng giá, thâm hụt thƣơng mại đi liền với thâm hụt ngân sách, tình hình giảm phát bao trùm nền kinh tế. Mặc dù đã đƣa ra các gói kích thích kinh tế và nới lỏng chính sách tiền tệ nhiều lần nhƣng vẫn không đủ để Nhật Bản tạo ra tác động lớn cho chính nền kinh tế của mình. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trƣởng của kinh tế Nhật Bản trong năm 2012 và 2013 từ 2,6% và 1,5% xuống 2% và 0,7%.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2012 có sự trái ngƣợc giữa nữa năm đầu và nữa năm sau. Cụ thể nữa năm đầu sự tăng trƣởng GDP khá ngoạn mục nhờ công cuộc tái thiết và phục hồi từ thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm 2011. GDP Quý I năm 2012 tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2011 và Quý II tăng 1,3% so với Quý I. Sự phục hồi của các ngành nghề sau thảm họa là nguyên nhân làm cho nền kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trƣởng cao trong nữa năm đầu. Sau đó, cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu và đồng Yên liên tục tăng giá so với đô la Mỹ làm xói mòn những nguồn thu từ nƣớc ngoài khiến GDP Quý III và quý IV liên tiếp suy giảm. Bên cạnh đó, Bộ tài chính Nhật Bản công bố nợ công cuối tháng 9 năm 2012 của nƣớc này tăng lên mức kỷ lục 983,30 ngàn tỷ Yên (tƣơng đƣơng 12,4 nghìn tỷ USD).

Trong 6 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế Nhật Bản tăng trƣởng nhanh hơn so với dự tính nhờ chính sách “Abenomics” của Thủ tƣớng Shinzo Abe. GDP Quý I tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trƣớc và tăng 1% so với Quý IV năm 2012. Nguyên nhân là do số lƣợng xe ô tô, nhà chung cƣ cao cấp bán ra tăng liên tục. Thặng dƣ tài khoản vãng lai trong 4 tháng đầu năm 3013 là 7,6 tỷ USD tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2012, và là năm thứ ba liên tiếp

37

thặng dƣ tài khoản vãng lai của Nhật Bản tăng do đồng Yên suy yếu cùng với đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đã đƣa trị giá xuất khẩu tháng 5 tăng 10,1% dạt 60,5 tỷ USD.

Giới phân tích cho rằng kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ vào hoạt động xuất khẩu và đầu tƣ của doanh nghiệp có khả năng phục hồi từ chính sách kinh tế “Abenomics”. Bên cạnh đó, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trƣởng 1,6% trong năm 2013.

Cùng với sự tăng trƣởng của xuất khẩu, giá trị nhập khẩu cũng tăng theo với mức 10% tƣơng đƣơng 6,7 ngàn tỷ Yên trong 5 tháng đầu năm 2013. Nhập khẩu tăng cao là do tăng nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng dẫn đến Nhật Bản tiếp tục thâm hụt cán cân thƣơng mại ở mức 993,9 tỷ yên, cao hơn 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù chính sách “Abenomics” bƣớc đầu mang về những dấu hiệu phục hồi cho nền kinh tế Nhật Bản nhƣng theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, chính sách Abenomics có thành công hay không vẫn còn quá sớm để đƣa ra kết luận.Tờ Wall Street Journal cho rằng “Abenomics chính là cơ hội tốt nhất, và cũng có thể là cơ hội cuối cùng, để Nhật Bản ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ có nguy cơ đẩy lùi tăng trƣởng toàn cầu thêm một lần nữa”.

4.1.2. Thực trạng về nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Nhật Bản

Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hóa quá nhanh là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ hàng năm đạt 4,3%. Theo dự báo của Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc (FAO), mức tiêu thụ thủy sản thế giới sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới, có thể lên đến 19,1 kg/ngƣời/năm vào năm 2015 và 19 – 20 kg/ngƣời/năm vào năm 2030.

Năm 2012, trong khi xu hƣớng tiêu dùng thủy sản của thế giới tăng lên thì tăng trƣởng nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản có xu hƣớng chậm lại và đặc biệt là lƣợng hải sản tiêu thụ trong thế hệ trẻ của Nhật Bản ngày càng thấp, do ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ suy thoái kinh tế, dân số giảm và già hóa cùng với trào lƣu “Tây hóa” trong ẩm thực đã góp phần làm giảm mức tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản. Để ngăn chặn xu hƣớng tiêu thụ ngày càng giảm sút của ngƣời dân nói trên, Nhật Bản đã khởi động đề án “Niềm hạnh phúc của quốc gia ăn cá” với các chủ đề “Tăng lƣợng tiêu thụ của trẻ em bằng việc cho ăn cá ở giai đoạn đầu”. “Khôi phục và làm gia tăng tiêu thụ cá trong tầng lớp thanh niên hiện nay, một thói quen vốn đã bị mai một”.

38

Với những chủ trƣơng của Chính phủ Nhật Bản sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản của ngƣời dân trong nƣớc tạo điều kiện cho ngành xuất khẩu của Việt Nam cũng nhƣ công ty Cafish. Ngoài ra, tại Hội chợ Thực phẩm Foodex Nhật Bản 2013, sản phẩm cá tra tẩm bột đƣợc đông đảo ngƣời tiêu dùng đón nhận tạo cơ hội cho các sản phẩm cá tra giá trị gia tăng nói chung và cá tra tẩm bột nói riêng thâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản.

Xu hƣớng nhập khẩu tôm vào Nhật Bản chủ yếu là tôm đông lạnh sơ chế, tiếp tục xu hƣớng tiêu dùng tôm cở nhỏ và trung bình. Ngƣời tiêu dùng Nhật Bản đang chuyển sang tiêu thụ thủy sản có giá rẻ hơn, nhƣng vẫn rất chú trọng chất lƣợng cao, độ tƣơi, có lợi cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kết quả khảo sát của Tổ chức Greenpeace về thị trƣờng Nhật Bản cho thấy, hầu hết ngƣời Nhật muốn sử dụng thủy sản đƣợc khai thác bền vững, có dán nhãn rõ ràng để giúp họ có đầy đủ thông tin về sản phẩm mà mình sẽ sử dụng.

4.1.3. Quy định pháp luật của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản

Nhật Bản là thị trƣờng có nhiều quy định rất khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trƣớc đây Nhật Bản chỉ quan tâm đến vấn đề vệ sinh thực phẩm nhƣng hiện nay Nhật Bản đã đƣa ra các tiêu chuẩn rất cao về an toàn thực phẩm. Do nhiều năm gần đây, các nƣớc sản xuất đã sử dụng quá nhiều hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, trong chế biến và bảo quản thực phẩm, dẫn đến tồn dƣ lƣợng lớn hàm lƣợng hóa chất và kháng sinh trong thực phẩm, gây ảnh hƣởng không tốt đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Đối với từng nhóm hàng, Nhật Bản đều đƣa ra các quy định tƣơng ứng.

Theo Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội về "Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm" đƣợc ban hành theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn đối với dƣ lƣợng thuốc trừ sâu... (bao gồm cả phụ gia thức ăn động vật và dƣợc phẩm dành cho động vật), hải sản và các loại thực phẩm chế biến cần tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các biện pháp đƣợc tiến hành nhằm đánh giá các loại và chi tiết về thành phần thực phẩm, và kiểm định các loại và thành phần phụ gia, dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, độc tố nấm... Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm có thể đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp một loại phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các thành phần khác bị cấm lƣu hành tại Nhật Bản, hoặc trong trƣờng hợp quá mức độ cho phép hoặc khi độc tố nấm vƣợt quá mức độ cho phép. Theo đó, hải sản và các loại thực phẩm chế biến sẽ đƣợc kiểm tra tại điểm sản xuất

39

trƣớc khi nhập khẩu. Nếu mức độ vƣợt quá tiêu chuẩn của Nhật Bản, sẽ có các hƣớng dẫn cụ thể.

Từ năm 2011, các mặt hàng hải sản chịu kiểm dịch bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế (kiểm dịch tất cả các lô hàng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo không có các mặt hàng thực phẩm có khả năng cao vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm). Các mặt hàng thực phẩm chịu kiểm dịch bắt buộc, không tính theo nƣớc xuất xứ, bao gồm trứng cá hồi và cá nóc. Thêm vào đó, các loại tôm nuôi tại Thái Lan (kiểm tra oxolinic acid) và tôm đƣợc sản xuất tại Việt Nam (kiểm tra chloramphenicol, nitrofurans...) cũng chịu quy định kiểm dịch bắt buộc.

Mức giới hạn đƣợc áp là 0,002 ppm đối với fenitrothion và 0,01 ppm đối với oxolinic acid, acetochlor và triazophos. Các chất nitrofurans và chloramphenicol không đƣợc phép có trong thực phẩm.

Trong chƣơng trình giám sát an toàn thực phẩm năm 2012 của Nhật Bản tại Việt Nam về kiểm tra các chỉ tiêu nhƣ Furazolidone, Trifluralin, Enrofloxacin. Mới đây, Nhật Bản tiến hành kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm.

Các mặt hàng thủy sản khi nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ bị áp dụng các hệ thống kiểm tra tƣơng ứng. Hiện nay, thực phẩm thủy sản nhập khẩu sẽ đƣợc Nhật Bản kiểm tra theo các hệ thống sau:

Kiểm tra thông thƣờng: Lấy mẫu xác suất theo đăng ký của nhà nhập khẩu.

Kiểm tra giám sát: Trong khi các trạm kiểm tra của Bộ Y tế Nhật Bản thực hiện phân tích mẫu, hàng hóa vẫn có thể làm thủ tục nhập khẩu mà không cần đợi kết quả kiểm tra.

Kiểm tra bắt buộc: Đối với hình thức này, khi lô hàng cập cảng Nhật Bản thì sẽ đƣợc lấy mẫu kiểm tra theo các yêu cầu và chỉ định đƣợc thông qua sau khi có kết quả đạt. Nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí kiểm tra. Quy định kiểm tra này cũng đƣợc áp dụng đối với hai loại mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam là tôm và mực. Hệ thống kiểm tra khác: Đây là hệ thống kiểm tra thanh tra thực phẩm của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi thực hiện trong những trƣờng hợp sau: thực phẩm lần đầu tiên đƣợc nhập khẩu vào Nhật Bản, thực phẩm không đảm bảo theo luật vệ sinh an toàn thực phẩm và thực phẩm gặp sự cố trong quá trình vận chuyển.

40

4.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CAFISH SANG NHẬT BẢN 4.2.1. Khái quát chung về thị trƣờng xuất khẩu của công ty Cafish (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trƣờng xuất khẩu chính của công ty Cafish bao gồm Nhật Bản, Mỹ và EU. Đây là những thị trƣờng có nền kinh tế phát triển nhất thế giới và cũng là thị trƣờng khó tính, luôn có những yêu cầu cao đối với tất cả các mặt hàng tiêu dùng nói chung trong đó có thuỷ sản. Đối với công ty Cafish, thị trƣờng Nhật Bản là quan trọng nhất vì đó là thị trƣờng tiêu thụ lớn nhất lƣợng thủy sản xuất khẩu công ty và là thị trƣờng đứng thứ ba về nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam.

41

Bảng 4.1: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản qua các thị trƣờng của công ty Cafish Cafish từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu USD

Thị trƣờng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng/2012 6 tháng/2013

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) EU 3,44 12,22 3,29 10,46 1,56 6,30 0,63 5,71 0,98 7,10 Nhật Bản 17,96 63,82 18,07 57,48 16,60 66,90 7,08 61,13 7,54 54,60 Mỹ 6,24 22,18 9,60 30,53 5,70 23,00 2,72 24,64 5,15 37,29 Khác 0,50 1,78 0,48 1,53 0,94 3,80 0,61 5,52 0,14 1,01 Tổng 28,14 100 31,44 100 24,80 100 11,04 100 13,81 100

42

Nhật Bản là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm của công ty. Năm 2010, giá trị xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản cao hơn so với EU là 14,52 triệu USD, với Mỹ là 11,72 triệu USD.

Đến năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu của công ty tăng trƣởng cao hơn so với cùng kỳ năm trƣớc với mức tăng 3,30% tƣơng ứng tăng 3,30 triệu USD, đây cũng là năm tăng trƣởng ấn tƣợng của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khi thu về ngoại tệ cho quốc gia với mức 6,1 tỷ USD, con số cao nhất từ trƣớc đến nay. Do giá tôm nguyên liệu tăng bình quân 40.000 – 60.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù trong năm 2011, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp nhƣng do nhu cầu các nƣớc trên thế giới đang chuyển sang ăn tôm loại nhỏ khá mạnh nên lƣợng tôm thẻ xuất khẩu ngày càng tăng, thay thế cho tôm sú và bổ sung nguồn nguyên liệu kịp thời cho các doanh nghiệp, vì tôm thẻ có thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú.

Giá trị xuất khẩu của công ty Cafish năm 2012 giảm so với năm trƣớc là 21,12%. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang EU là giảm mạnh nhất với tổng mức giảm là 52,58% so với năm 2011, tiếp theo cũng giảm mạnh tại thị trƣờng Mỹ, Nhật Bản với mức giảm tƣơng ứng là 40,63% và 11,23%. Nguyên nhân làm cho tình hình xuất khẩu của công ty giảm là do Châu Âu vẫn lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng suốt ba năm qua, kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trƣởng “ì ạch”, giá hàng hóa, dầu mỏ và một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống cho ngƣời dân. Cùng với những hàng rào kỹ thuật ngày càng đƣợc các nƣớc nhập khẩu quan tâm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam nói chung và của công ty Cafish nói riêng.

Trong những tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế thế giới đang phục hồi, nhất là kinh tế Mỹ đƣợc phục hồi nhờ mức tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán, cùng với tình hình chính trị tại đây dần ổn định do Quốc hội Mỹ đã kết thúc tranh cãi và tập trung cho giải quyết vấn đề tài chính. Cùng với sự khởi sắc của thị trƣờng nhà đất, trong tháng 5/3013 thị trƣờng nhà đất đã có mức tăng cao nhất từ năm 2008 cho đến nay với mức tăng 29% so với năm ngoái. Trƣớc những khởi sắc này, các nhà kinh tế Mỹ cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi và tăng trƣởng trong năm nay và năm 2014. Bên cạnh sự phục hồi kinh tế của Mỹ, Châu Âu cũng có những chuyển biến tích cực, nhờ vào sự can thiệp của chính phủ các nƣớc vào thị trƣờng tài chính tiền tệ thông qua sự hợp tác của giữa ngân hàng các nƣớc trong khu vực với Ngân hàng Trung ƣơng

43

EU trong việc quản lý và hỗ trợ các chính sách tiền tệ, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp trong khu vực.

Từ những khởi sắc của các nền kinh tế hàng đầu thế giới, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của công ty Cafish tăng trƣởng trở lại. Do các thị trƣờng đó là thị trƣờng nhập khẩu truyền thống của công ty. Trong nửa đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu của công ty tăng lên đáng kể so với sáu tháng đầu năm 2012, tại thị trƣờng Mỹ và EU với mức tăng 89,34% tại Mỹ và 55,55% tại EU, ở thị trƣờng Nhật Bản tăng 6,50%.

Từ những tăng trƣởng đó, có thể thấy đƣợc sự khởi đầu thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty để hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong năm 2013 và trong những năm tiếp theo.

4.2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish sang Nhật Bản Bản

4.2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Cafish sang Nhật Bản

Sau nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, công ty đã tạo đƣợc

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ sang nhật bản (Trang 50)