7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.1.2. Thực trạng về nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Nhật Bản
Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hóa quá nhanh là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ hàng năm đạt 4,3%. Theo dự báo của Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc (FAO), mức tiêu thụ thủy sản thế giới sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới, có thể lên đến 19,1 kg/ngƣời/năm vào năm 2015 và 19 – 20 kg/ngƣời/năm vào năm 2030.
Năm 2012, trong khi xu hƣớng tiêu dùng thủy sản của thế giới tăng lên thì tăng trƣởng nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản có xu hƣớng chậm lại và đặc biệt là lƣợng hải sản tiêu thụ trong thế hệ trẻ của Nhật Bản ngày càng thấp, do ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ suy thoái kinh tế, dân số giảm và già hóa cùng với trào lƣu “Tây hóa” trong ẩm thực đã góp phần làm giảm mức tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản. Để ngăn chặn xu hƣớng tiêu thụ ngày càng giảm sút của ngƣời dân nói trên, Nhật Bản đã khởi động đề án “Niềm hạnh phúc của quốc gia ăn cá” với các chủ đề “Tăng lƣợng tiêu thụ của trẻ em bằng việc cho ăn cá ở giai đoạn đầu”. “Khôi phục và làm gia tăng tiêu thụ cá trong tầng lớp thanh niên hiện nay, một thói quen vốn đã bị mai một”.
38
Với những chủ trƣơng của Chính phủ Nhật Bản sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản của ngƣời dân trong nƣớc tạo điều kiện cho ngành xuất khẩu của Việt Nam cũng nhƣ công ty Cafish. Ngoài ra, tại Hội chợ Thực phẩm Foodex Nhật Bản 2013, sản phẩm cá tra tẩm bột đƣợc đông đảo ngƣời tiêu dùng đón nhận tạo cơ hội cho các sản phẩm cá tra giá trị gia tăng nói chung và cá tra tẩm bột nói riêng thâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản.
Xu hƣớng nhập khẩu tôm vào Nhật Bản chủ yếu là tôm đông lạnh sơ chế, tiếp tục xu hƣớng tiêu dùng tôm cở nhỏ và trung bình. Ngƣời tiêu dùng Nhật Bản đang chuyển sang tiêu thụ thủy sản có giá rẻ hơn, nhƣng vẫn rất chú trọng chất lƣợng cao, độ tƣơi, có lợi cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết quả khảo sát của Tổ chức Greenpeace về thị trƣờng Nhật Bản cho thấy, hầu hết ngƣời Nhật muốn sử dụng thủy sản đƣợc khai thác bền vững, có dán nhãn rõ ràng để giúp họ có đầy đủ thông tin về sản phẩm mà mình sẽ sử dụng.