7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish sang Nhật Bản
Từ những tăng trƣởng đó, có thể thấy đƣợc sự khởi đầu thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty để hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong năm 2013 và trong những năm tiếp theo.
4.2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish sang Nhật Bản Bản
4.2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Cafish sang Nhật Bản
Sau nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, công ty đã tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng và thiết lập nhiều mối quan hệ lâu dài với nhiều khách hàng tại Nhật Bản. Từ đó, sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản nhìn chung có xu hƣớng tăng trƣởng ổn định.
Bảng 4.2: Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản của Cafish từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Sản lƣợng (Tấn) 1.600,80 1.465,77 1.439,76 589,96 575,70 Kim ngạch (Triệu USD) 17,96 18,07 16,60 7,08 7,54
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu hàng năm của Công ty Cafish
Trong giai đoạn 2010 – 2012, Thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế, tình hình trong nƣớc cũng gặp không ít trở ngại với chi phí đầu vào cho sản xuất tại hầu hết các doanh nghiệp đều không ngừng tăng lên, dẫn đến sản lƣợng cùng với giá trị xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp suy giảm đáng kể.
44
Năm 2011, sản lƣợng xuất khẩu thủy sản của công ty sang Nhật Bản đạt 1.465,77 tấn giảm 135,03 tấn so với năm 2010. Tuy sản lƣợng xuất khẩu của công ty sang thị trƣờng Nhật bản có sự giảm nhẹ so với năm trƣớc nhƣng kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên và tăng 0.11 triệu USD tƣơng ứng tăng 0,61% so với năm 2010. Nguyên nhân sản lƣợng xuất khẩu giảm nhƣng giá trị xuất khẩu tăng là giá tôm xuất khẩu của thế giới tăng lên trong những tháng cuối năm với mức giá rất hấp dẫn từ 11 – 12 USD/kg do nguồn cung tôm khan hiếm đặc biệt là tôm cỡ lớn vốn là thế mạnh của Việt Nam cũng nhƣ của Công ty Cafish Đứng trƣớc những thăng trầm của thị trƣờng ngoài nƣớc và biến động giá cả của thị trƣờng nội địa, hoạt động xuất khẩu của công ty Cafish cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể là trong năm 2012, do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại cho ngƣời dân và cho nền kinh tế của đất nƣớc với mức thiệt hại không thua kém gì so với năm 2011. Theo thống kê của Tổng cục thuỷ sản, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2012 tỉnh Sóc Trăng thả 1.200 ha tôm nhƣng bị thiệt hại 500 ha, tỉnh Trà Vinh sau một tháng thả nuôi 400 triệu con tôm giống trên diện tích khoảng 6000 ha, tôm đã bị chết khoảng 600 ha. Tỉnh Cà Mau cũng tƣơng tự, với khoảng 3.500 ha diện tích tôm thâm canh và bán thâm canh đã có 20% diện tích bị dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các tỉnh có tôm bị nhiễm dịch bệnh nói trên lại là các tỉnh cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho Công ty Cafish, từ đó làm cho công ty bị thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, mà nguyên liệu nhập khẩu từ nƣớc ngoài nhƣ Ấn Độ có giá thành tƣơng đối phù hợp cho hoạt động chế biến của công ty nhƣng lại mất nhiều thời gian trong quá trình vận chuyển, sẽ không đáp ứng kịp thời về vấn đề nguồn nguyên liệu cho công ty. Dẫn đến sản lƣợng xuất khẩu của công ty sang các thị trƣờng và đặc biệt là thị trƣờng chủ lực Nhật Bản giảm mạnh so với năm 2011 với mức giảm 26,01 tấn tƣơng đƣơng giảm 1,47 triệu USD về kim ngạch xuất khẩu.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, sản lƣợng xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 14,26 tấn, kim ngạch xuất khẩu tăng 0,46 triệu USD so với cùng kỳ năm 2012. Do dịch bệnh tôm chết sớm trên các vùng tôm nguyên liệu trong thời gian qua làm cho nguyên liệu cung cấp cho các ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam và các nƣớc Châu Á bị thiếu hụt, từ đó khiến giá tôm xuất khẩu không ngừng tăng lên, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam nói chung và công ty Cafish nói riêng.
45
Theo thông tin của Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam cho biết, trong sáu tháng cuối năm 2013, một số nƣớc sẽ vào vụ thu hoạch chính và nguồn cung thủy sản có thể đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, với sản lƣợng tôm nuôi của Thái Lan giảm mạnh và nhu cầu tiêu thụ tăng vào cuối năm, giá tôm có thể sẽ tiếp tục duy trì theo xu hƣớng tăng.
4.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Cafish sang Nhật Bản
Về mặt hàng xuất khẩu, công ty Cafish kinh doanh xuất khẩu từ nguồn cá tra và tôm gồm có tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Bảng 4.3: Giá trị xuất khẩu theo sản phẩm của công ty Cafish sang Nhật Bản từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 ĐVT: Triệu USD Sản phẩm 2010 2011 2012 6 tháng/2012 6 tháng/2013 Tôm 17,13 17,78 15,60 6,89 7,34 Cá tra 0,83 0,29 1,00 0,19 0,20 Tổng 17,96 18,07 16,60 7,08 7,54
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty Cafish
Từ bảng số liệu về giá trị xuất khẩu của công ty Cafish theo mặt hàng cho thấy sản phẩm từ tôm chiếm hầu hết tỷ trọng xuất khẩu của công ty với tỷ lệ hơn 95% trong tổng mặt hàng xuất khẩu.
Về mặt hàng tôm
Nhìn chung giá trị xuất khẩu của tôm sang thị trƣờng Nhật Bản có xu hƣớng tăng dần. Năm 2010, giá trị tôm xuất khẩu sang Nhật Bản là 17,13 triệu USD cao hơn gấp 20,6 lần so với giá trị xuất khẩu từ cá tra, chiếm 95,38% về giá trị xuất khẩu.
Năm 2011, giá trị xuất khẩu của tôm đạt 17,78 triệu USD tăng 0,65 triệu USD so với năm 2010 và chiếm 98,39% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân là do cuối năm 2011 Nhật Bản bƣớc đầu khôi phục lại nền kinh tế sau thiên tai và đƣợc đánh giá là thị trƣờng chủ lực của thủy sản Việt Nam. Ngoài ra, do e ngại bị nhiểm phóng xạ, ngƣời dân Nhật Bản không còn nhu cầu tiêu dùng nguồn thủy sản trong nƣớc. Chính vì thế nhu cầu về hàng thủy sản an toàn nói riêng và thực phẩm nói chung của ngƣời dân Nhật Bản đang rất cao.
46
Năm 2012, giá trị xuất khẩu tôm của Cafish sang Nhật Bản giảm tƣơng đối còn 15,60 triệu USD, giảm 2,18 triệu USD so với năm 2011. Do năm 2012 dịch bệnh lan rộng khiến nguồn tôm nguyên liệu không ổn định, đặc biệt thiếu hụt nghiêm trọng vào các tháng đầu năm khi mà nhu cầu của các nƣớc còn tƣơng đối ổn định và chƣa có rào cản Ethoxyquin tại thị trƣờng Nhật Bản. Cũng chính những nguyên nhân này đã làm giảm giá trị xuất khẩu tôm của công ty Cafish sang thị trƣờng Nhật Bản.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, giá trị tôm xuất khẩu sang Nhật Bản là 7,34 triệu USD tăng 0,45 triệu USD so với cùng kỳ năm 2011. Do Nhật bản đang trên đà vƣợt qua giảm phát bằng cách tăng mức giá năng lƣợng, kéo theo đó là sự giao động giá trong một số hàng hoá đã đẩy giá tổng thể tăng lên. Từ đó giá tôm xuất khẩu cũng tăng theo và dẫn đến giá trị xuất khẩu tăng lên.
Về mặt hàng cá tra
Với sự tăng cƣờng xuất khẩu hàng hoá từ tôm kéo theo sự sụt giảm tỷ trọng cá tra xuất khẩu. Trong năm 2012, cá tra xuất khẩu chỉ chiếm 6,02% tỷ trọng xuất khẩu trong khi năm 2010 đạt 4,62%. Do công ty kinh doanh các sản phẩm chế biến từ tôm là chính nên đã tập trung các nguồn lực cho việc khai thác giá trị tối đa của mặt hàng này. Cùng với thị trƣờng chính của công ty là Nhật Bản – thị trƣờng nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, nên giá trị cá tra xuất khẩu của công ty bị giảm xuống hay tăng không đáng kễ sẽ không ảnh hƣởng nhiều đến tình hình kinh doanh cũng nhƣ doanh thu của công ty trong giai đoạn này.
4.2.3. Hình thức xuất khẩu của công ty qua thị trƣờng Nhật Bản
Hiện nay, công ty Cafish xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng Nhật Bản thông qua hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Nhƣng chủ yếu vẫn là xuất khẩu gián tiếp thông qua các Công ty thƣơng mại Nhật Bản có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các văn phòng này đã có đầy đủ những thông tin về khả năng sản xuất, chất lƣợng sản phẩm của nhiều công ty thuỷ sản tại Việt Nam, họ sẽ làm nhiệm vụ đƣa đơn hàng đến các công ty xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam theo yêu cầu của công ty mẹ tại Nhật Bản về số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại hàng. Sau đó, các công ty của Việt Nam sẽ chào hàng hay báo giá cho văn phòng đại diện và bản chào hàng, báo giá sẽ đƣợc gởi đến công ty tại Nhật Bản. Tại đây, Công ty căn cứ vào uy tín, giá cả, trình độ chế biến để lựa chọn đối tác Việt Nam và sau đó uỷ quyền cho các Văn phòng đại diện ở Việt Nam đàm phán và ký kết hợp đồng. Khi công ty xuất khẩu áp dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp này, sản phẩm của công ty phải đi
47
qua các nhà nhập khẩu Nhật Bản rồi mới đến các nhà phân phối và phân phối cho ngƣời tiêu dùng.
Hình thức xuất khẩu gián tiếp giúp công ty xuất khẩu tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí và thời gian, do đây là kênh phân phối đƣợc thiết lặp sẵn, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu với quy mô hoạt động và năng lực tiếp cận thị trƣờng còn hạn chế vì không phải nghiên cứu tìm kiếm kênh phân phối.
Tuy nhiên, xuất khẩu gián tiếp làm cho công ty xuất khẩu không chủ động đƣợc việc định giá mà phải tham khảo giá xuất khẩu của các nƣớc khác. Đồng thời, không tạo đƣợc thƣơng hiệu cho công ty tại thị trƣờng nhập khẩu vì hầu hết sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản dƣới dạng thô và sơ chế. Các sản phẩm sau khi xuất khẩu sẽ đƣợc các nhà máy của Nhật Bản chế biến lại và mang nhãn hiệu hàng hoá của Nhật. Thêm vào đó, công ty xuất khẩu không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tại Nhật Bản nên khó nắm bắt đƣợc những thay đổi về thị hiếu của ngƣời tiêu dùng trong đất nƣớc này.
Vì những lý do trên, đầu năm 2013 công ty Cafish đã phấn đấu tăng xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản để có thể chủ động hơn về giá cả cùng với kênh phân phối bền vững, tiếp cận trực tiếp với khách hàng để nắm bắt nhu cầu, từ đó xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.