7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.3.1. Nhân tố bên trong
4.3.1.1. Công nghệ sản xuất
Trong giai đoạn xã hội ngày càng phát triển, con ngƣời càng chú trọng đến sức khoẻ của mình, từ đó những sản phẩm đƣợc tiêu dùng đòi hỏi phải đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắc khe của khách hàng cụ thể nhƣ sau:
- HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn.
- HALSL: Chứng chỉ đƣợc phép xuất khẩu sang các quốc gia Hồi giáo. - BRC: Hệ thống quản lý chất lƣơng theo tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu. - ACC: Chứng nhận của Hội đồng nuôi trồng thuỷ sản.
Với những hệ thống quản lý chất lƣợng này, tạo điều kiện thuận lợi để công ty đáp ứng các đơn đặt hàng với số lƣợng lớn và đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lƣợng để thỏa mãn ngƣời tiêu dùng
48
Thiết bị, công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nó chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của công ty, ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất lao động, số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm mà công ty sản xuất ra. Với những thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại, tạo thuận lợi cho công ty đáp ứng kịp thời những nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng và giảm bớt đƣợc chi phí sản xuất, phế phẩm. Hiện nay, công ty đã thành lập đƣợc ba xƣởng sản xuất sản phẩm với đầy đủ trang thiết bị, dây chuyền chế biến tiên tiến nhất, phù hợp với tiêu chuẩn của một nhà máy chế biến thực phẩm hiện đại. Công suất hoạt động trong một ngày của các xƣởng đạt 40 – 50 tấn tôm và cá nguyên liệu. Những thiết bị trong xƣởng sản xuất gồm có hệ thống cấp đông với băng chuyền cấp đông siêu tốc IQF, 7 tủ đông tiếp xúc, 1 tủ đông gió,… Với những trang bị này dẫn đến trình độ công nghệ sản xuất của công ty đƣợc nâng cao thành một trong những quy trình sản xuất tiên tiến.
Để có thể sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lƣợng, có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, sự cần thiết trên hết là đầu tƣ cho máy móc, thiết bị chế biến hiện đại. Do các thị trƣờng nhập khẩu luôn chú trọng hàng đầu đến tiêu chuẩn chất lƣợng và để đáp ứng các tiêu chuẩn đó thì công ty phải có nền tảng về công nghệ sản xuất. Đó là vấn đề rất quan trọng trong việc kinh doanh và xu thế phát triển toàn diện của công ty.
4.3.1.2. Nguồn nhân lực
Trong công cuộc đổi mới, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, con ngƣời là nhân tố quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của đất nƣớc nói chung. Nguồn nhân lực trong công ty là một trong những tiêu chí để đánh giá công ty đang ở mức độ nào, công ty có phát triển hay không là do nguồn nhân lực làm việc có hiệu quả hay không.
Bảng 4.4: Tình hình nhân sự của công ty Cafish năm 2012 Cơ cấu lao động Số lƣợng
(ngƣời)
Trình độ lao động Đại học Cao đẳng –
trung cấp
Phổ thông
Lao động gián tiếp 95 64 31 -
Lao động trực tiếp 394 - - 394
Tổng số lao động 489 64 31 394
49
Từ bảng số liệu tổng hợp nhân sự ở trên, tổng số lao động hiện nay của công ty là 489 ngƣời. Về trình độ chuyên môn, đại học là 64 ngƣời, cao đẳng 8 ngƣời, trung cấp chuyên nghiệp 23 ngƣời và lao động phổ thông là 394 ngƣời. Trong đó, lực lƣợng lao động chủ yếu của công ty Cafish là lao động phổ thông, chiếm 80,6% trong tổng số lao động của công ty. Đa số lao động phổ thông trong công ty nằm trong bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm cho công ty và là một trong những yếu tố quyết định đến chất lƣợng sản phẩm của công ty. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ nhân sự phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết.
Hơn nữa, đa số các doanh nghiệp thƣờng xuyên có sự thay đổi nhƣ mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm những sản phẩm mới hay thay đổi công nghệ làm cho nhu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Cũng nhƣ công ty Cafish, là công ty đang trong giai đoạn ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại phục vụ trong quá trình sản xuất, công ty thƣờng xuyên đƣa cán bộ, nhân viên đi học bồi dƣỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn, cùng với đào tạo lao động phổ thông để họ trở thành lực lƣợng lao động lành nghề và có trình độ cao. Từ sự cố gắng học hỏi, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ nhân viên của công ty đã góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của công ty.
Một cơ cấu nhân sự đƣợc bố trí linh hoạt, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Do đó, công ty Cafish khi tuyển dụng nhân viên ở vị trí các phòng ban thì luôn đòi hỏi có trình độ từ cao đẳng trở lên, đối với công nhân thì ƣu tiên có kinh nghiệm hoặc phải qua đào tạo tại công ty. Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn sẽ tạo thế mạnh cho công ty sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khó tính của khách hàng và nhu cầu từ thực tế của thị trƣờng.
Tất cả các quá trình tuyển dụng lao động và đào tạo lao động sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công hay that bại của công ty. Nhân viên năng động, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ giúp công ty xây dựng thƣơng hiệu ngày càng vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nƣớc và nƣớc ngoài.
4.3.1.3. Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong năm 2012, các nƣớc xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,… đều trong tình trạng
50
thiếu hụt nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy sản trong nƣớc.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho công ty Cafish là từ các đại lý thu mua nguyên liệu, các đại lý này thu mua từ các hộ gia đình ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là nguồn nguyên liệu có tính thời vụ và không ổn định về số lƣợng, kích cở và chất lƣợng.
Bảng 4.5: Tình hình thu mua nguyên liệu của Công ty Cafish từ năm 2010 đến năm 2012
ĐVT: Tấn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%)
2011/2010 2012/2011 Tôm 3.315,64 3.461,85 2.523,60 4,41 (27,10)
Cá 492,47 135,58 137,79 (72,47) 1,63
Tổng 3.808,11 3597.43 2663,39 (5,53) (25,96)
Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cafish
Năm 2011, tổng nguyên liệu thu mua của công ty giảm 5,53% so với năm 2010. Trong đó, tôm nguyên liệu tăng 4,41% do nhu cầu tiêu thụ tôm tại thị trƣờng Nhật Bản tăng sau thảm họa kép nhƣng nguyên liệu cá tra giảm lại 72,47% so với năm trƣớc, nguyên nhân do quyết định sơ bộ của Bộ Thƣơng mại Mỹ (DOC) trong đợt xem xét hành chính lần thứ 9 (POR9), sẽ áp thuế chống bán phá giá phi lê cá tra, cá ba sa đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ 1-8-2011 đến 31-7-2012, mức thuế đối với các bị đơn tự nguyện tham gia đợt rà soát này lên tới 0,99USD/kg, còn các công ty khác là 2,11 USD/kg. Theo các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cá tra, mức thuế mà DOC áp cho họ là quá cao, đã ảnh hƣởng tiêu cực đến tình hình sản xuất và xuất khẩu cá tra của Việt Nam cũng nhƣ của Công ty Cafish.
Trong năm 2012, tôm nguyên liệu cung cấp cho Cafish giảm 27,10% so với năm 2011 tƣơng ứng giảm 938,25 tấn do dịch bệnh EMS ở tôm xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh đã gây thiếu hụt nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của công ty làm giảm giá trị và lợi nhuận xuất khẩu của công ty. Vì đây là các tỉnh cung cấp nguồn nguyên lệu tôm chủ yếu cho công ty Cafish. Cùng với sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu, nguyên liệu cá tra cung cấp cho hoạt động xuất khẩu của công ty cũng có xu hƣớng tăng nhẹ nhƣng với số lƣợng tăng này, không ảnh hƣởng nhiều đến tình hình
51
kinh doanh của công ty, bởi sản phẩm kinh doanh chính của công ty là mặt hàng tôm.
Nhờ uy tín trong kinh doanh nên cho đến thời đểm này, các đại lý cung cấp nguyên liệu cho công ty Cafish tƣơng đối ổn định. Cùng với vấn đề về nguồn nguyên liệu, công ty cũng rất quan tâm đến chuỗi liên kết giữa sản xuất – chế biến – xuất khẩu. Chuỗi liên kết này đƣợc cấu thành từ hai mối liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết tất cả các khâu từ thức ăn, nuôi trồng khai thác, xử lý môi trƣờng đến chế biến thƣơng mại và dịch vụ. Liên kết ngang là liên kết với các chủ thể cùng một công đoạn. Đây là một trong những vấn đề quan trọng làm cơ sở để định giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.