Các yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thủy lợi nghệ an đến năm 2020 (Trang 47)

2.2.1.1. Yếu tố chính trị

có xu hướng bá chủ toàn cầu thống soái thế giới với chương trình chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột vũ trang và xung đột sắc tộc đang xảy ra liên miên nhưng ở Việt Nam, nhờ đường lối lãnh đạo của Đảng với chính sách đại đoàn kết dân tộc cộng với những chính sách đối nội và đối ngoại mềm dẻo đã tạo nên một đất nước Việt Nam hoà bình và ổn định, là điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Đây có thể coi là một trong những cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thủy lợi Nghệ An nói riêng. Môi trường chính trị ổn định, môi trường xã hội an toàn sẽ là những điều kiện thuận lợi để Công ty có thể thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, tham gia liên doanh liên kết, từ đó không ngừng nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Hiện nay, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng những nhân tố chính trị, pháp luật của nước ta vẫn đang có sự tác động theo nhiều chiều hướng khác nhau. Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá để tạo tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật với mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, nhà nước ta coi ngành xây dựng là một trong những ngành cơ bản, chủ đạo của nền kinh tế, do đó ngành xây dựng có những thuận lợi nhất định nhờ sự ưu tiên của chính phủ. Đường lối mở cửa hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới của Đảng và Nhà nước cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ.

Mặc dù vậy, hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ ở nước ta chưa thật đồng bộ, hoàn chỉnh, chưa phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay. Và do đó, nó chưa tạo thành một khung khổ pháp lý cho việc đảm quyền tự chủ trong kinh doanh cũng như việc thực hiện nguyên tắc: "Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi".

Hệ thống pháp luật hiện nay cũng có những vấn đề gây khó khăn cho sự phát triển của ngành xây dựng.

Một là vấn đề quản lý, cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất kinh doanh không được chặt chẽ tạo nên tình trạng sản xuất tràn lan làm cung cầu mất cân đối.

Vấn đề thứ hai khá quan trọng là việc quản lý về chất lượng sản phẩm chất lượng các hạng mục công trình. Một số Công ty tư nhân làm không đảm bảo chất lượng. Do tính chất của ngành, việc quản lý chất lượng là khó, chỉ mang tính tương đối.

Thêm vào đó là việc thực thi pháp luật chưa mấy hiệu quả, chưa tạo ra được môi trường lành mạnh để ngành xây dựng phát triển, một số công trình, một số cán bộ quản lý chất lượng công trình ăn dây với nhau làm giảm chất lượng công trình, mất uy

2.2.1.2. Yếu tố kinh tế

Từ năm 2009 đến 2014, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu làm cho nền kinh tế xã hội nước ta có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Đời sống sinh hoạt của người dân và nhu cầu cuộc sống ngày càng một nâng cao

­ Các yếu tố quốc tế: Xu thế phát triển khu vực hoá, toàn cầu hoá với sự hiện diện của các khối, các hiệp hội thực sự là một nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động và sự phát triển không những của một Công ty, một ngành mà còn tác động đến cả một quốc gia. Do đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ thực sự chịu tác động mạnh mẽ khi ra nhập AFTA và WTO, là một bước phát triển tất yếu, để tránh sự tụt hậu của Việt Nam. Đây là điều kiện để ngành xây dựng tiếp xúc với các nước có ngành xây dựng phát triển, rút ngắn khoảng cách, loại bỏ lạc hậu về công nghệ, nâng cao chất lượng và có thể mở rộng thị trường tương lai. Ngành xây dựng có nhiều cơ hội lựa chọn để liên doanh hợp tác. Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học ­ công nghệ trên thế giới, đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin thúc đẩy nhanh sự hình thành nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn và công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn có sự thay đổi để thích ứng nếu không sẽ tụt hậu và phá sản. Công ty phải nhận thức rõ được vấn đề này và phải quan tâm đến việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng những thiết bị thi công xây dựng hiện đại.

­ Các yếu tố trong nước: Thứ nhất là trạng thái phát triển của nền kinh tế quốc dân: Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá để vực nền kinh tế ra khỏi dấu ấn của nền kinh tế bao cấp đi lên CNXH. Vì thế trong nhiều năm qua, cùng với sự nỗ lực của các nước khác, Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Nước ta đang phát triển theo phương châm dựa vào nội lực và tranh thủ ngoại lực, vì thế cùng với nhân tố nội lực và các chính sách hợp lý, Việt Nam sẽ vững chắc và tiết tục đà phát triển, như vậy có thể thấy nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của công cuộc đổi mới và giai đoạn trạng thái phát triển của nước ta sẽ mở ra thị trường rộng lớn và đi kèm với nó cũng là yêu cầu chất lượng cao hơn.

Trong khi đó, nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cầu đường giao thông trên toàn quốc, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho xây dựng kể cả các nguồn FDI, ODA, WB.... Mỗi năm, nhà nước chi hơn 1.091.000 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng, chiếm gần 30,4% GDP. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 tăng gần 8% so với năm 2012 theo tài liệu Tổng cục Thống kê.

Nhà nước đã và đang ban hành những chính sách phù hợp, khuyến khích mọi doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh lành mạnh, và bình đẳng, sửa đổi thủ tục hành chính, ban hành các Nghị định về quản lý chất lượng công trình, quy chế đấu thầu. Tuy nhiên, cơ chế đấu thầu tại Việt Nam cũng là một hạn chế rất lớn đối với nhà thầu, làm cho tính cạnh tranh trong đấu thầu bị bóp méo và hiệu quả đầu tư không được tính như mục tiêu cuối cùng.

Nhà nước và các nhà đầu tư đang dần coi trọng và tiêu chuẩn hoá công tác quản lý chất lượng công trình. Như chúng ta biết, sản phẩm xây dựng là sản phẩm sản xuất đơn chiếc có giá thành cao, ý nghĩa kinh tế ­ xã hội lớn, thời gian sử dụng lâu dài và không cho phép có phế phẩm. Do vậy, quản lý chất lượng công trình cũng được coi là phương tiện nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thứ hai là sự phát triển của một số ngành có ảnh hưởng lớn đến ngành xây dựng: Sự phát triển của ngành xây dựng phụ thuộc khá nhiều vào các ngành công nghiệp như ngành thép, ngành vật liệu... Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp qua các năm có thể thấy các ngành có sự phát triển rất tốt, hơn nữa đây có các ngành mà chính phủ coi là cơ bản và được sự quan tâm đầu tư lớn. Thêm vào đó là các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng chủ yếu là vào các ngành công nghiệp. Vì thế, chúng ta có thể tin rằng nhu cầu về xây dựng sẽ tăng lên với tốc độ ngày càng lớn trong những năm tới. Có sự thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề trong tỷ lệ dân cư, tỷ lệ dân cư tham gia vào các hoạt động dịch vụ thương mại và công nghiệp tăng lên, tỷ lệ dân cư tham gia vào sản xuất nông nghiệp giảm đi. Nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ đó tăng lên. Quá trình đô thị hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp. Sự ra đời của hàng loạt các khu chế xuất, khu công nghiệp, các dịch vụ khách sạn. Xu hướng xây dựng các tập đoàn mạnh trong nước, sự ra đời của các luật mới như: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng...

Thứ ba là nhân tố tỷ giá hối đoái: Trong những năm gần đây, sự mất giá của đồng Việt Nam so với đồng ngoại tệ, đặc biệt là đô la Mỹ đã có ảnh hưởng xấu làm cho những ngành liên quan tới xây dựng bị thua lỗ như ngành thép, xi măng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.

Tuy nhiên, cùng với sự ra đời sự điều tiết các chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ Việt Nam đã tác động làm cho tỷ giá hối đoái ổn định trở lại, góp phần tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quan hệ với đối tác nước ngoài như các hoạt động xuất nhập khẩu của ngành thép và các ngành vật liệu xây dựng. Sự ổn định của tỷ giá hối đoái có ý nghĩa rất lớn đối với các yếu tố đầu vào của ngành xây dựng.

Thứ tư là nhân tố chính sách của nhà nước: Một thuận lợi hết sức to lớn của ngành xây dựng và một số ngành liên quan đến ngành xây dựng. Chính phủ rất quan tâm tới ngành xây dựng và ngành thép vì nó là ngành được coi là trọng điểm trong thời kỳ đổi mới và do nhiều yếu tố tác động dẫn đến cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy dẫn đến ngành xây dựng cũng được coi trọng hơn.

2.2.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội

Văn hoá ­ xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Văn hoá ­ xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hoá doanh nghiệp, văn hoá nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với các đối tác kinh doanh cũng như khách hàng,…

Thị trường chính chủ yếu của ngành xây dựng là thị trường nội địa. Do đó, ngành xây dựng phải luôn coi trọng chất lượng sản phẩm. Truyền thống yêu nước từ bao đời nay cũng được thể hiện trên thị trường. Chẳng hạn như một số hàng hoá Việt Nam chất lượng cao đã chiếm được sự tin yêu của khách hàng, chính vì vậy cũng phải coi trọng chất lượng.

Còn một vấn đề quan trọng nữa trong nhân tố xã hội là tâm lý của người Việt Nam thường mỗi gia đình phải có nhà ở riêng, đây là yếu tố thúc đẩy phát triển ngành xây dựng. Trong 5 năm gần đây, tốc độ đô thị hoá đang tăng mạnh không chỉ ở các thành phố lớn mà cả ở nông thôn, đặc biệt là nơi có công trình trọng điểm, công trình giao thông đi qua. Do cơ chế thị trường ngày càng mở rộng nên phong cách, lối sống, sở thích của người dân cũng thay đổi, đòi hỏi những sản phẩm có độ tinh tế, thẩm mỹ và chất lượng cao hơn. Vì vậy đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, đồng thời cải tiến phương pháp hoạt động cho phù hợp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của đa số tầng lớp dân cư ngày càng tăng làm nhu cầu về nhà ở tăng mạnh. Nhất là việc nhà nước cho phép Việt kiều được mua nhà tại Việt Nam, cho phép những người không có hộ khẩu ở thành phố lớn có thể mua nhà tại đó.

Do sự du nhập của văn hoá phương Tây nên phong cách, lối sống, sở thích của người dân cũng thay đổi, đòi hỏi những sản phẩm có độ tinh tế, thẩm mỹ và chất lượng cao hơn.

Chính vì thế, nhu cầu nhà đất tăng rất mạnh tạo ra một thị trường lớn cho các nhà xây dựng. Riêng tại Nghệ An (là thị trường chính của Công ty), ngoài các khu chung cư đã và đang triển khai xây dựng, UBND tỉnh vừa xác định thêm các khu đô thị mới sẽ được xây dựng từ năm 2013 đến 2020 và các khu tạo ra bộ mặt đô thị hiện đại, giải quyết được nhu cầu cấp bách về nhà ở cho người dân. Ngoài ra, thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng cũng thay đổi. Các công trình nhà ở ngoài chất lượng còn phải thể hiện được vẻ đẹp, sang trọng, tính nghệ thuật và tiện nghi. Như vậy, trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ hội và thách thức đối với Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thủy lợi Nghệ An đây là giai đoạn để Công ty khẳng định vị thế của mình tạo đà cho tương lai phía trước.

2.2.1.4. Yếu tố tự nhiên

Môi trường tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng khai thác, tiến độ sử dụng máy móc thiết bị, tiến độ thi công công trình. Do đặc điểm của ngành xây dựng nên ảnh hưởng của yếu tố này là rất lớn. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm và nóng nhiều, chia thành các mùa mưa và mùa khô. Điều kiện thời tiết như vậy ảnh hưởng đến nhu cầu về xây dựng và chất lượng các công trình.

Theo thống kê hàng năm, chỉ riêng đối với kim loại, sự tổn hao do ăn mòn thường chiếm 1,7 ­ 4,5% GDP ở mỗi nước. Nhưng với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta, các yếu tố như: độ ẩm, lượng bức xạ, nồng độ muối, nồng độ các tạp chất CO2, SO2 trong không khí, sự thay đổi nhiệt độ... sẽ gây ăn mòn và phá hủy vật liệu nhanh, tỉ lệ tổn thất sẽ nằm ở phía giới hạn trên. Nếu tạm tính là 3,5 % GDP thì hàng năm, thiệt hại do ăn mòn lên đến hơn 700 triệu USD. Đó là chưa kể đến các thiệt hại về kinh tế, xã hội do sự phá hủy các vật liệu khác. Chính vì vậy nhu cầu về xây dựng và sửa chữa các công trình ở nước ta rất cao.

Việt Nam vốn là một nước có nhiều tiềm năng về các loại tài nguyên, khoáng sản. Đây là một nhân tố có ý nghĩa lớn đối với ngành khai thác chế biến sản xuất, các ngành đó là yếu tố đầu vào cho ngành xây dựng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thủy lợi nghệ an đến năm 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)