Các chiến lược tăng trưởng bằng con đường hướng ngoại

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thủy lợi nghệ an đến năm 2020 (Trang 36)

1.2.3.1. Chiến lược tăng trưởng qua sáp nhập (hợp nhất).

Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về quy mô và doanh số bằng cách sáp nhập hai hay nhiều doanh nghiệp một cách tự nguyện thành một doanh nghiệp mới duy nhất.

Thông thường, hợp nhất xảy ra giữa các doanh nghiệp có quy mô tương tự nhau, các doanh nghiệp cần hợp nhất để chia sẻ hoặc chuyển giao các nguồn lực (tài chính, nhân lực, quản trị, máy móc thiết bị, hệ thống kênh phân phối, thương hiệu…) cho nhau nhằm có được một sức mạnh tổng hợp, có khả năng đương đầu với những đối thủ mạnh.

1.2.3.2. Chiến lược tăng trưởng qua thôn tính (mua lại).

Chiến lược tăng trưởng qua thôn tính là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng có được thông qua sự cạnh tranh trên thị trường, nhờ có sự cạnh tranh mà các doanh nghiệp mạnh có tiềm lực lớn thôn tính cách doanh nghiệp nhỏ để phát triển thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, mạnh hơn.

1.2.3.3. Chiến lược tăng trưởng thông qua liên doanh.

Chiến lược tăng trưởng thông qua liên doanh là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng thông qua hai hay nhiều doanh nghiệp thỏa thuận với nhau cùng chia sẻ rủi ro, chi phí và lợi nhuận để khai thác cơ hội kinh doanh trên thương trường.

Chiến lược liên doanh có nhiều đặc trưng cơ bản. Một là, trong liên doanh các doanh nghiệp phải có cùng mục đích chia sẻ chi phí, lợi nhuận, rủi ro để khai thác các cơ hội kinh doanh trên thị trường. Hai là, mặc dù có cùng mục đích nhưng các doanh nghiệp phải có tính độc lập riêng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Ba là, trong liên doanh doanh nghiệp nào có ưu thế hơn, đóng góp nhiều hơn thì sẽ được hưởng quyền lợi cao hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thủy lợi nghệ an đến năm 2020 (Trang 36)