Các chiến lược phục vụ mục tiêu suy giảm

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thủy lợi nghệ an đến năm 2020 (Trang 37)

1.2.5.1. Chiến lược thu hẹp bớt hoạt động.

Chiến lược thu hẹp bớt hoạt động là chiến lược tìm kiếm sự suy giảm thông qua việc cắt giảm chi phí và tài sản của những bộ phận làm ăn không hiệu quả trong doanh nghiệp.

Chiến lược này còn được xem như là chiến lược xem xét hay tổ chức lại các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm củng cố lại năng lực cạnh tranh. Mục tiêu của hoạt động này là tiết kiệm các khoản chi phí, nâng cao năng suất lao động và công suất máy móc thiết bị ở các bộ phận.

1.2.5.2. Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động.

giải thể hay bán đi một số chi nhánh, một số bộ phận của doanh nghiệp. Việc cắt bỏ bớt hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn, loại bỏ các đơn vị kinh doanh hoạt động không hiệu quả hoặc đơn vị kinh doanh không phù hợp với các chiến lược lâu dài của doanh nghiệp (mặc dù đó có thể là một đơn vị kinh doanh mới) và sử dụng vốn để đầu tư cho các hoạt động khác có triển vọng hơn.

1.2.5.3. Chiến lược thanh lý.

Chiến lược thanh lý là chiến lược bán đi tất cả các tài sản của doanh nghiệp với một cách thức nào đó để giá trị thu được là lớn nhất. Đây là chiến lược cuối cùng trong nhóm các chiến lược phục vụ mục tiêu suy giảm có thể thực hiện để doanh nghiệp thu được giá trị lớn nhất khi doanh nghiệp đã theo đuổi cả hai chiến lược: thu hẹp bớt hoạt động và cắt bỏ bớt hoạt động và cả hai đều không thành công. Mặt khác, khi sự lựa chọn duy nhất của doanh nghiệp là phá sản, thanh lý và phương thức có trình tự và kế hoạch để nhận được khoản tiền lớn nhất cho tài sản của doanh nghiệp. Cuối cùng, khi các cổ đông của doanh nghiệp có thể giảm thiểu những lỗ của họ qua việc bán đi

những tài sản của doanh nghiệp.

Tóm tắt chương 1

Tác giả đã trình bày được tổng quan lý luận về quản trị chiến lược từ khái niệm chiến lược cũng như cách lựa chọn chiến lược tối ưu nhất . Trong môi trường kinh doanh hiện nay, có nhiều thay đổi lớn về môi trường kinh doanh, các thị trường cạnh tranh ngày càng tăng được thể hiện khá rõ ràng, doanh nghiệp muốn thành công lâu dài, ổn định và phát triển vững chắc nhất định phải có chiến lược kinh doanh. Ðể xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta phải phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài cũng như nội bộ của doanh nghiệp để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó.

Nội dung của Chương 1 trong bài luận văn đã hệ thống lại toàn bộ những kiến thức chung về chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh để từ đó vận dụng vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp; bao gồm các vấn đề chính sau đây:

­ Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược kinh doanh và cách thức xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

­ Phương pháp phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài và các nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến việc xây dựng các chiến lược kinh doanh.

­ Ðưa ra một số loại hình chiến lược kinh doanh cơ bản thường được áp dụng với doanh nghiệp.

Những kiến thức cơ bản về lý thuyết chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh trên đây sẽ giúp cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thủy lợi Nghệ An đến năm 2020 sẽ được đề cập đến ở những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thủy lợi nghệ an đến năm 2020 (Trang 37)