Môi trường nội bộ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thủy lợi nghệ an đến năm 2020 (Trang 54)

2.2.3.1. Vấn đề về tổ chức và nhân sự

Bảng 2.4: Tình hình cơ cấu lao động của công ty ST

T Tiêu chí phân loại

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ I Tổng số lao động 475 455 378

II Cơ cấu lao động theo giới tính

1 Nam 335 71% 275 60% 215 57%

2 Nữ 140 29% 180 40% 163 43%

III Cơ cấu LĐ theo tính chất LĐ

1 Lao động gián tiếp 142 30% 127 28% 82 22%

2 Lao động trực tiếp 333 70% 328 72% 296 78%

IV Cơ cấu lao động theo trình độ

1 Đại học + Trên đại học 104 22% 99 22% 85 22%

2 Cao đẳng + Trung cấp 82 17% 90 20% 75 20%

3 Công nhân kỹ thuật 289 61% 266 58% 218 58%

Nguồn: Phòng Hành chính

Xuất phát từ đặc điểm kinh tế, loại hình sản xuất kinh doanh ngành xây dựng có những đặc thù riêng biệt của một ngành sản xuất thi công các công trình, môi trường lao động sản xuất trực tiếp khá vất vả và độc hại, do vậy nguồn nhân lực của Công ty

có những đặc điểm riêng biệt để đáp ứng phù hợp với điều kiện làm việc của ngành.

- Đánh giá chung chất lượng lao động:

Hiện tại, số lao động trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) chiếm 33% tổng số lao động của công ty, đây là một điểm mạnh của công ty khi có một lực lượng lao động trẻ hoàn toàn có khả năng tiếp thu sự thay đổi nhanh của khoa học công nghệ, dễ thích nghi trong điều kiện môi trường kinh doanh mới.

Nhìn chung, đội ngũ lao động của công ty là đội ngũ lao động có tay nghề cao, số lượng lao động là công nhân, nhân viên tham gia trực tiếp vào sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, điều này là hoàn toàn phù hợp bởi hoạt động chính của công ty là một đơn vị sản xuất công nghiệp.

Lao động quản lý bao gồm cán bộ lãnh đạo các phòng ban và lao động ở các bộ phận có chức năng quản lý ở các đội xây dựng. Lao động quản lý của công ty có tỷ trọng số lao động có trình độ đại học và cao đẳng là tương đối cao, đây là một trong

những điểm mạnh của công ty khi có lực lượng lao động quản lý có trình độ học vấn cao, có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt tốt.

Nhằm nâng cao chất lượng nhân lực, công ty tiến hành công tác quản lý nhân lực rất bài bản, khoa học. Công ty đã xây dựng thủ tục quản lý nhân lực nhằm mục đích xây dựng hình thức đào tạo thích hợp cho cán bộ công nhân viên trong công ty đảm bảo rằng họ có đủ năng lực để thực hiện các mục tiêu mà chiến lược kinh doanh công ty một cách có hiệu quả.

- Môi trường làm việc:

Đảm bảo tốt sức khoẻ cho người lao động và ngăn ngừa sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, bảo đảm thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo công việc. Nơi làm việc luôn đảm bảo thoáng mát sạch sẽ, thông gió tự nhiên, vệ sinh hàng ngày với các điều kiện về khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng...

- Chính sách về tiền lương, khuyến khích khen thưởng và thu hút lao động có trình độ của công ty:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hoạt động của thị trường sức lao động là hàng hoá, thì các chính sách của công ty có ý nghĩa rất quan trọng đối với người lao động và quá trình phát triển nhân lực của công ty. Đặc biệt là các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phân phối thu nhập, chính sách khuyến khích, thu hút lao động. Đã có một thời gian dài công ty áp dụng chính sách trả lương, phân phối thu nhập theo kiểu bình quân nên đã nảy sinh khá nhiều bất cập, quan hệ tiền lương giữa các chức danh chưa hợp lý, tiền lương của lao động phổ thông đôi khi còn cao hơn tiền lương của kỹ sư, chính sách tiền lương chưa phản ánh được hiệu quả lao động.

Từ khi chuyển sang cơ chế mới là công ty cổ phần, công ty đã áp dụng chính sách trả lương, phân phối thu nhập mới, đã khắc phục phần nào những hạn chế nêu trên. Tuy nhiên, trong điều kiện đổi mới tổ chức quản lý, việc tổ chức, quản lý, khai thác kinh doanh sẽ có sự đổi mới về mô hình tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phân công lao động… nên các chính sách phân phối thu nhập, hệ thống thang bảng lương cần tiếp tục có sự thay đổi phù hợp, đảm bảo sự công bằng, đánh giá đúng trình độ, hiệu quả lao động. Hiện nay các chính sách này của công ty còn chưa theo kịp với sự thay đổi ngày càng nhanh của cơ chế thị trường.

* Kết quả đạt được

kết cấu về trình độ lao động và chất lượng đội ngũ lao động đã được cải thiện phù hợp các yêu cầu trong từng lĩnh vực cụ thể.

­ Đội ngũ lao động của công ty đáp ứng và theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, với điều kiện sản xuất kinh doanh mới của công ty, nắm bắt và triển khai có hiệu quả chiến lược, mục tiêu phát triển của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

­ 100% lao động vào làm việc tại công ty được đào tạo cơ bản về quy trình công nghệ sản xuất, huấn luyện an toàn lao động, tỷ lệ lao động quản lý có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học tăng lên. Tỷ lệ lao động quản lý và chuyên môn có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ trọng tương đối cao (chiếm 60­80%). Đây được coi là tín hiệu đáng mừng khi chúng ta từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.

* Một số hạn chế

­ Từ thực trạng đội ngũ lao động đã phân tích ở trên, trong điều kiện đổi mới tổ chức quản lý, đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty đã cho thấy những hạn chế, tồn tại:

­ Người lao động chưa chú ý đến sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nhất là quá trình hội nhập cạnh tranh và những thay đổi về khoa học công nghệ. Trong đội ngũ lao động hiện có của công ty chưa hình thành một đội ngũ lao động chất lượng cao là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực, có trình độ ngang hàng với các đối thủ cạnh tranh.

­ Đội ngũ lao động làm việc trong một môi trường kinh doanh tương đối ổn định, không có sự cạnh tranh, đào thải nên chưa chú trọng nhiều đến việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, ứng xử trong kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp v.v…

­ Phương thức quản lý lao động như hiện nay sẽ tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp trong khi các kiến thức quản lý doanh nghiệp hiện đại chưa được cập nhật thường xuyên, đội ngũ cán bộ quản lý chưa thực sự phải chịu áp lực kinh doanh từ cơ chế thị trường với điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt.

­ Chưa xây dựng đồng bộ chính sách khuyến khích thu hút, sử dụng nhân tài, nhân lực có trình độ chuyên môn cao; thiếu các biện pháp khuyến khích lao động. Các đơn vị chưa thực hiện được việc phân tích, đánh giá năng suất lao động và công việc vẫn mang nặng tính hình thức.

­ Ngoài những hạn chế, tồn tại cần khắc phục đối với thực trạng đội ngũ lao động hiện nay của công ty, quá trình đổi mới tổ chức quản lý, đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới tổ chức quản lý cũng có nghĩa là tạo ra

mô hình doanh nghiệp mới, cách thức tổ chức quản lý mới và tạo ra con người mới.

2.2.3.2. Yếu tố nghiên cứu và phát triển

Yếu tố nghiên cứu và phát triển tại công ty rất được coi trọng. Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất thi công xây dựng và bước đầu đạt được những thành quả đáng kể.

Để giữ vững liên hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường, thâm nhập vào các dự án kinh tế lớn sử dụng ngân sách nhà nước, hoặc vốn vay ODA, công tác nghiên cứu cải tiến quảng cáo sản phẩm, quảng bá hình ảnh và thương hiệu, nghiên cứu chính sách bán hàng. Đặc biệt nghiên cứu chuyển giao công nghệ giữa các công ty xây dựng trong nước và ngoài nước. Nghiên cứu các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu thị trường.

Công ty khuyến khích việc đăng ký các sáng kiến cải tiến kỹ thuật tới tất cả các lao động trong công ty, có chính sách khen thưởng xứng đáng các sáng kiến làm lợi nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh .

2.2.3.3. Yếu tố tài chính - kế toán

Quá trình phân tích tài chính cho ta thấy trước hết đó là các số liệu đánh giá về cơ hội tài chính cũng như các nguy cơ về tài chính (như mức độ nợ nần, mức lợi nhuận, mức độ lưu kho, khả năng tín dụng của khách hàng, các vấn đề tiền mặt, nguồn tài trợ… Ngoài ra việc phân tích tài chính còn cho chúng ta thấy được tiềm lực về mặt tài chính đối với doanh nghiệp.

Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh thu Tỷ đồng 7,560 8,550 10,550 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1,713 1,735 1,803 3 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 2,909 2,255 2,819 4 Tổng vốn Tỷ đồng 23,197 22,050 22,697 5 Hiệu suất doanh thu/ Vốn % 32,590 38,776 46,482 6 Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu % 22,659 20,292 17,090 7

Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn CSH

(ROE) % 58,886 76,940 63,965 8

Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài

sản (ROA) % 7,385 7,868 7,944 9 Tài sản cố định (TS dài hạn) Tỷ đồng 2,055 2,253 2,675 10 Nợ phải trả Tỷ đồng 20,288 19,795 19,878 Nợ ngắn hạn Tỷ đồng 20,288 19,795 19,878 Nợ dài hạn Tỷ đồng ­ ­ ­ 11 Tài sản ngắn hạn (TSLĐ) Tỷ đồng 21,142 19,797 20,022

Nguồn : Phòng Kế hoạch, Kế toán Tài chính

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

STT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 So sánh

2013/2012

I Bố trí cơ cấu:

1 TSCĐ/ Tổng TS % 10,2 11,8 115,3 2 TSLĐ / Tổng TS % 89,8 88,2 98,3

II Tỷ suất lợi nhuận:

1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 20,29 17,09 84,2 2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn % 7,87 7,94 101,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III Tình hình tài chính:

1 Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản % 89,773 87,581 97,6

2 Khả năng thanh toán

2.1 Tổng quát: TTS/ Tổng nợ ngắn hạn Lần 1,114 1,142 1,03 2.2

Thanh toán hiện hành: TS ngắn hạn/Nợ

ngắn hạn Lần 1,000 1,007 1,01

Nguồn : Phòng Kế hoạch, Kế toán Tài chính

Qua các số liệu trên ta có thể thấy được tình hình hoạt động SXKD của Công ty trong những năm gần đây.

­ Hệ số thanh toán hiện hành: tỷ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán chung của DN. Ở đây ta thấy cả 2 năm 2012­2013 đều >1, như vậy DN có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn tương đối tốt.

­ Hệ số thanh toán nhanh: có xu hướng tăng dần qua các năm chứng tỏ DN chủ động tốt trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ khi đến hạn thanh toán.

­ Hệ số vòng quay tổng tài sản: Tỷ số này thể hiện tổng tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Thực tế hệ số này tăng thể hiện việc sử dụng tài sản có hiệu quả cao của DN.

­ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: tỷ suất này qua các năm của công ty là tốt, thể hiện mức độ tạo lợi nhuận trực tiếp từ bán hàng, trong sản xuất kinh doanh của công ty luôn có lãi, đảm bảo sản xuất ổn định và không ngừng phát triển.

Nếu xem xét về tỷ suất sinh lời trong những năm gần đây có chiều hướng tăng. Điều này cho thấy việc chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty cổ phần là hiệu quả, thông qua các chỉ số tài chính tăng trưởng rõ rệt.

Vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thủy lợi Nghệ An tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Với số vốn kinh doanh thấp, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình tài chính hạn hẹp là một trong những điểm yếu cơ bản của Công ty trong việc cạnh tranh khá gay gắt với đối thủ chủ

yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có ưu thế về vốn.

Tuy nhiên, khi xem xét về nguồn lực tài chính của công ty, ta thấy thế mạnh nổi bật đó là tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán tương đối tốt, Công ty đảm bảo thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn, được các tổ chức tín dụng ngân hàng tín nhiệm, tiếp tục tăng hạn mức tín dụng cho vay với lãi suất ưu đãi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhiều năm có lãi, đời sống người lao động không ngừng được cải thiện, quan hệ tín dụng luôn song phẳng, đây là điểm thuận lợi đối với doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nói chung và công ty xây dựng nói riêng.

2.2.3.4. Yếu tố kỹ thuật công nghệ

Nếu như kể từ năm 1990 về trước, khi so sánh với các doanh nghiệp xây dựng trong thành phố thì hệ thống trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất của Công ty hiện nay thuộc loại hiện đại, nhưng nếu so với tổng công ty xây dựng trong nước thì đây lại là một điểm yếu của Công ty. Phần hệ thống trang thiết bị của công ty được nhập từ nước ngoài. Trong thời gian vừa qua, hệ thống máy móc thiết bị đã được đầu tư đổi mới, song do hạn chế về vốn nên nhìn chung máy móc thiết bị của Công ty còn

lạc hậu và chưa đồng bộ. + Quy trình sản xuất (1) (2) (3) (4) Đấu thầu

Ký kết hợp đồng với chủ đầu tư (bên A)

Tổ chức thi công công trình

Nghiệm thu kỹ thuật và tiến độ thi công với bên A

Sơ đồ 2.2: Tổ chức sản xuất của Công ty CP Tư vấn và XD Thủy lợi Nghệ An Quy trình của sơ đồ tổ chức sản xuất:

(1) Sau khi giám đốc ký kết hợp đồng giao thầu sẽ phải lập dự án chuẩn bị các nội dung cho bản hợp đồng và tiến hành ký hợp đồng với chủ đầu tư.

(2) Sau khi ký kết hợp đồng chuẩn bị lập dự toán cụ thể về từng phần việc trong công trình đã đấu thầu trước khi tổ chức thi công công trình cần chuẩn bị những điều kiện sau:

­ Lập phương án thi công chi tiết.

­ Chuẩn bị nhân lực, máy móc thiết bị cần thiết để chuẩn bị thi công.

­ Lập tiến độ thi công công tác hạng mục công trình sau khi đã chuẩn bị xong tiến hành thi công thực hiện xây dựng công trình.

(3) Sau khi thi công, xây dựng hoàn thành tiến hành nghiệm thu kỹ thuật và tiến độ thi công, cần kiểm tra tính hoàn thiện của công trình, kiểm tra về an toàn và đảm bảo chất lượng công trình đã hoàn thành, hạch toán và đối chiếu với hợp đồng đã ký kết xem công trình hoàn thành có đúng theo tiến độ thi công được lập không và tiến hành bàn giao sơ bộ công trình cho chủ thầu.

(4) Khâu cuối cùng của quá trình xây dựng là bàn giao và thanh quyết toán công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Năng lực máy móc thiết bị :

Khi mới thành lập công ty chỉ có 3 máy trộn bê tông của Trung Quốc đã cũ cùng với một số máy ủi và máy lu cấp thấp. Sau năm 2005, Công ty được thành lập lại

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng thủy lợi nghệ an đến năm 2020 (Trang 54)