Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu điểm đến đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Nhật Bản đến năm 2020 (Trang 42)

6. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 chương

1.3.2. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu điểm đến đối với Việt Nam

Nhìn nhận từ việc xây dựng thương hiệu điểm đến của một số nước, có một số kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam như sau:

1.3.2.1. Về sản phẩm du lịch

Việt Nam là một điểm đến hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Du lịch Việt Nam cần chú trọng khai thác những thế mạnh sẵn có: du lịch văn hóa, du lịch núi, du lịch biển. Đặc biệt cần chú trọng xây dựng một du lịch Việt Nam với những ấn tượng thân thiện, an toàn, lành mạnh như một số nước Singapore, Clombia đã từng làm rất thành công. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần có kế hoạch đồng bộ trên tất cả tỉnh thành nhằm tạo ra một sự an toàn, thân thiện trọn vẹn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

1.3.2.2. Về truyền thông

Singgapore là đất nước luôn chú trọng công tác truyền thông, quảng bá trong từng thời điểm. Điều này gây sự chú ý đối với khách du lịch và khẳng định

sự năng động trong hoạt động du lịch so với các nước trên bản đồ du lịch Thế giới. Việt Nam cần học hỏi điều này từ Singapore, chúng ta có thể tạo dựng một hình ảnh theo từng chặng thời gian, theo đó sẽ có những hoạt động quảng bá kết nối rộng rãi trên các kênh thông tin như Website, Facebook, video, đài truyền hình, ...Việc quảng bá hình ảnh theo từng chặng thời gian sẽ tạo ra Du lịch Việt Nam luôn luôn có sức hấp dẫn cần khám phá.

1.3.3.3. Về định hướng phát triển

Neu Zeland làm rất tốt vấn đề phát triển du lịch bền vững, cả về sản phẩm và cách quảng bá hướng đi đó. Các nước biết điều đó, và thực sự muốn đến để khám phá đất nước với những thắng cảnh kỳ vĩ, những loại hình du lịch đem đến nhiều sự trải nghiệm và những sản phẩm du lịch thực sự có chất lượng. Chúng ta cũng có thể cam kết và làm được như vậy. Định hướng và kiên quyết thực phiện phát triển sản phẩm theo hướng bền vững sẽ góp phần đem lại nguồn khách lớn cho đất nước bởi đây là định hướng mà hầu hết các nước đều lựa chọn, tuy nhiên làm đến đâu và như thế nào.

Tiểu kết chương 1

Thương hiệu là vấn đề cần được quan tâm của du lịch Việt Nam hiện nay. Một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh đối với các thị trường trọng điểm sẽ góp phần lớn đem lại sức hút cho du lịch Việt Nam. Định vị được thương hiệu trên thị trường là lúc sản phẩm du lịch Việt Nam có sức cạnh tranh lớn với các quốc gia khác trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, việc định vị thương hiệu sẽ rất khó khăn vì khách du lịch từ nhiều quốc gia, châu lục khác nhau có những đặc điểm và sở thích du lịch khác nhau. Vì vậy, việc định vị thương hiệu đối với thị trường khách mục tiêu có ý nghĩa lớn đối với thương hiệu du lịch Việt Nam và tăng nguồn thu du lịch cho đất nước. Hệ thống lý luận và kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam về thương hiệu với hai nội dung chính xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu là cơ sở để Luận văn tập trung nghiên cứu sâu hơn nội dung của đề tài.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƢƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Nhật Bản đến năm 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)