6. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 chương
3.1.2. xuất giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam dành cho khách
khách Nhật Bản đến năm 2020
Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam dành cho khách Nhật Bản đến năm 2020 được tác giả chú trọng đến là giải pháp hoàn thiện nhận diện
thương hiệu. Giải pháp hoàn thiện nhận diện thương hiệu cần được chú ý qua sản
phẩm du lịch, bản sắc văn hóa và ý thức của người dân Việt Nam trong hoạt động du lịch. Điều này có nghĩa là chú ý đến vấn đề nội hàm của thương hiệu du lịch Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch quốc tế Nhật Bản nói riêng.
Cụ thể cần hoàn thiện nhận diện trên các phương diện sau:
- Thứ nhất, hoàn thiện nhận diện thương hiệu về sản phẩm du lịch. Giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới được xác định với 3 dòng sản phẩm là du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái. Thương hiệu du lịch Việt Nam chỉ được định vị trong lòng du khách khi sản phẩm du lịch có nét đặc sắc riêng để thu hút du khách.
+ Với sản phẩm du lịch biển: Cần khai thác tối đa các bãi biển miền Trung và những bãi biển tiềm năng của Việt Nam. Ví dụ: Biển Mỹ Khê, Lăng Cô, Nhật Lệ....Cần làm tốt vấn đề môi trường, an toàn tại các bãi biển. Thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung như lặn biển...v..v..
+ Với sản phẩm du lịch văn hóa: Triển khai các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và ý thức đẩy mạnh phát triển trong hoạt động du lịch. Văn hóa vùng miền, văn hóa ẩm thực cần được du lịch Việt Nam tập trung khai thác. Khách Nhật Bản đến Việt Nam thường lựa chọn Hà Nội, Quảng Ninh, và các tỉnh miền Trung, theo đó ta cũng nên chú trọng các sản phẩm du lịch tại các tỉnh thành này phù hợp với khách Nhật Bản. Ví dụ, nên có một số nhà hàng Nhật Bản tại các tỉnh thành này nhằm phù hợp với tâm lý của họ.
+ Với sản phẩm du lịch sinh thái: Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú, đa dạng. Văn hóa bản địa cộng với tài nguyên sinh thái cần được kết hợp khai thác để tạo nét riêng, đặc sắc cho sản phẩm du lịch sinh thái.
Ví dụ: Các đề án du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cần được triển khai đến các điểm tài nguyên sinh thái. Những đề án này vừa góp phần phát triển du lịch, đồng thời đem lại nguồn thu nhập cho kinh tế cộng đồng địa phương. Những điểm phát triển du lịch cộng đồng thu hút khách Nhật Bản như Rau Trà Quế (Huế), làng mộc Kim Bồng (Hội An), điểm sinh thái miệt vườn sông nướccác làng chài ven biển sẽ là những điểm hấp dẫn khách Nhật Bản.
- Thứ hai, xây dựng hình ảnh Việt Nam đẹp và thân thiện, an toàn, sạch sẽ: Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch Việt Nam, ngành du lịch Việt Nam đã chủ động triển khai một loạt các giải pháp cấp bách để phù hợp với tình hình mới. Đáng chú ý nhất là Chiến dịch kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và cuộc Họp báo quốc tế “Quáng bá Chiến dịch Exiciting Vietnam: Việt Nam – Điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn” vừa được tổ chức. Cần tuyên truyền rộng rãi và đồng bộ các chiến dịch này đến các tỉnh thành nhằm hợp lực của toàn thể người dân Việt Nam phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay.
Đối với khách Nhật Bản, sự thân thiện- an toàn-sạch sẽ luôn được quan tâm và chú ý đến. Vì vậy cần có những giải pháp cụ thể sau:
+ Tuyên truyền rộng rãi đối với người dân và đội ngũ nhân lực trong hoạt động du lịch về việc nâng cao “ý thức thân thiện” đối với du khách trong và ngoài nước. Việt Nam là đất nước từ lâu đã để lại trong lòng du khách ấn tượng về sự cởi mở và thân thiện. Sự thân thiện này cần được phát huy ngày càng rộng khắp hơn nữa để hình ảnh đất nướcViệt Nam thân thiện được trọn vẹn hơn.
+ Vấn đề an toàn cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành bởi du lịch là ngành dịch vụ có liên quan mật thiết đến các ngành, lĩnh vực khác. An toàn về chính trị, an toàn trong đi lại, tại nơi nghỉ đêm, điểm đến...v..v ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đến du lịch tại Việt Nam hay không, nhất là đối với du khách Nhật Bản. Một ví dụ như sau: Mặc dù rất thích thú với cách tổ chức đưa du khách bằng tàu, thuyền về đồng bằng sông Cửu Long, nhưng Shoko Uchida, một chuyên viên tư vấn du lịch của JTM cho rằng sản phẩm này vẫn
chưa đủ sức thuyết phục. "Anh biết đấy, người Nhật rất nhạy cảm. Tôi hơi sợ hãi khi ngồi trên con thuyền gỗ nhỏ mà không có áo phao”
- Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch tốt và đa dạng hơn. Chất lượng sản phẩm du lịch tốt cần có sự chung tay của tất cả sự tham gia của mọi thành phần, yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đó. Đồng thời, cần đa dạng các sản phẩm dịch vụ du lịch để đem lại sụ hấp dẫn đối với du khách, kéo dài thời gian dừng chân của khách Nhật Bản nói riêng và khách quốc tế nói chung đối với du lịch Việt Nam. Các dịch vụ cần khuyến khích khai thác dựa trên bản sắc, đặc trưng của địa phương để tạo nét riêng biệt và hấp dẫn đối với du khách.