0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Du lịch Việt Nam đối với khách Nhật Bản

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 76 -76 )

6. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 chương

2.5. Du lịch Việt Nam đối với khách Nhật Bản

Theo kết quả điều tra có được, khi nhắc đến du lịch Việt Nam khách du lịch Nhật Bản liên tưởng đến nhiều hình ảnh khác nhau, trong đó nổi trội nhất đó là hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam (66%) và những món ăn ngon (51%):

Hình 2.2: Kết quả điều tra khách du lịch Nhật Bản về hình ảnh du lịch Việt Nam

Điều này cho thấy rằng du lịch Việt Nam chưa thực sự định vị được thương hiệu của mình trong tiềm thức khách du lịch Nhật Bản. Bởi Việt Nam còn có rất nhiều những sản phẩm, tài nguyên không chỉ có áo dài, những món ngon... mà còn có nhiều yếu tố khác hấp dẫn du khách Nhật Bản, khiến họ muốn chia sẻ những trải nghiệm về miền đất hiền hòa với gia đình và bạn bè sau khi trở về. Đó là sự an toàn về chính trị, sự nồng hậu, thân thiện và mến khách của

của người dân Việt Nam, là chiến thắng vẻ vang của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với những di tích còn in dấu những năm tháng hào hùng trong lịch sử.

Như vậy, có thể thấy sản phẩm du lịch Việt Nam có nhiều, đa dạng và phong phú… nhưng thương hiệu du lịch Việt Nam chưa làm nổi bật được những cái độc đáo và khác lạ, điều quan trọng hơn là chưa định vị được thương hiệu trong lòng du khách Nhật Bản nói riêng và khách quốc tế nói chung.

2.6. Đánh giá công tác xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trƣờng khách Nhật Bản

2.6.1. Thành công

Nhìn nhận thương hiệu du lịch Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt kể từ năm nay (2014) công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách quốc tế nói chung và Nhật Bản nói riêng đang được đẩy mạnh. Chính vì vậy, thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách Nhật Bản có những thành công sau:

Việt Nam luôn để lại trong tiềm thức du khách Nhật Bản là một đất nước với những người dân mến khách, thân thiện; một đất nước an toàn về chính trị. Ấn tượng này có ý nghĩa quan trọng cho những chuyến du lịch tiếp theo của những du khách Nhật Bản đã từng hoặc chưa đến Việt Nam.

Các hoạt động: hội thảo, đón đoàn famtrip, presstrip, hay lễ hội ..đều đã có kế hoạch và lộ trình cụ thể nhằm thu hút khách Nhật Bản. Hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam đang được quảng bá trên các kênh thông tin như: website, truyền hình, hội chợ..

Những năm gần đây, lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam luôn nằm trong nhóm 3 quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất với 604.100 lượt năm 2013, tăng 4,8% so với năm 2012; bên cạnh đó, lươ ̣ng khách du li ̣ch Viê ̣t Nam đến Nhâ ̣t Bản năm 2013 cũng đạt 84.000 lượt, tăng 56% so với năm 2012. Trong 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đón 425.352 lượt khách Nhật Bản, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2013 và lượng khách Viê ̣t Nam đến Nhâ ̣t

Bản cũng tăng 50% so với cùng kỳ năm 2013. Số lượng này dự báo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Du lịch đã trở thành điểm sáng trong mối quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Câu trả lời về sự thành công của thương hiệu du lịch Việt Nam sẽ nằm ở lượng khách đến và quay trở lại với Việt Nam. Hiện nay, du lịch Việt Nam đang cố gắng về mọi mặt nhằm định vị thương hiệu du lịch Việt Nam đối với khách quốc tế nói chung và khách Nhật Bản nói riêng. Cho đến thời điểm này, lượng khách Nhật Bản vẫn luôn ổn định và là một trong những thị trường có lượng khách lớn đến Việt Nam.

2.6.2. Hạn chế

Thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách Nhật Bản có những hạn chế sau:

Thứ nhất, nguồn kinh phí đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch Nhật Bản nói riêng còn quá ít dẫn đến hiệu quả và chất lượng của các hoạt động này không được như mong muốn.

Thứ hai, một số bất cập về mặt tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nghiên cứu và xúc tiến, quảng bá du lịch.

Thứ ba, hiện tại Việt Nam đang thiếu một chiến lược marketing cụ thể và nhiều sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch Nhật Bản.

Thứ tư, văn phòng xúc tiến du lịch của Việt Nam tại Nhật Bản mới thành lập còn nhiều khó khăn ban đầu.

Thứ năm, một số vấn đề về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch; vấn đề về trật tự an toàn xã hội (lừa đảo, chặt chém khách du lịch…), tắc nghẽn giao thông, vệ sinh, ô nhiễm môi trường, thiên tai… đang làm giảm sức hấp dẫn và để lại ấn tượng không tốt đối với khách du lịch Nhật Bản.

Thứ sáu, các hoạt động xúc tiến, quảng bá còn mờ nhạt. Qua hiện trạng cho thấy, du lịch Việt Nam mới chỉ tổ chức được một vài sự kiện tại Nhật Bản.

Thứ bẩy, cách quảng bá chưa làm nổi bật được những giá trị độc đáo của du lịch Việt Nam.

Tiểu kết chương 2

Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Việc thu hút đối tượng khách Nhật Bản luôn được ngành du lịch Việt Nam quan tâm. Một trong những giải pháp thu hút và luôn ổn định nguồn khách nhiều tiềm năng này đó là tập trung cho việc phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trong tiềm thức thị trường khách Nhật Bản. Từ thực trạng du lịch Việt Nam, nguồn tài nguyên du lịch Việt Nam; Thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách Nhật, Luận văn đưa ra một số các giải pháp về xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách Nhật Bản ở chương tiếp theo.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƢƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN

ĐẾN NĂM 2020

3.1.Giải pháp xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản đến năm 2020

3.1.1. Mục tiêu xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Nhật Bản đến năm 2020

Giai đoạn 2014- 2020 được dự đoán với nhiều sự đổi thay về kinh tế, chính trị và xã hội theo hướng hội nhập, giao lưu và phát triển. Chính vì vậy ngành du lịch cần phải nỗ lực về mọi mặt để du lịch Việt Nam phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước.

Với khách quốc tế, Việt Nam là điểm đến an toàn. Đây là một trong những lý do trong hành trình du lịch của họ, Việt Nam luôn được lựa chọn dẫu rằng du lịch Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề cần bàn.

Năm 2014, Việt Nam phấn đấu đón 8 triệu lượt khách quốc tế; 37,5 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu là điểm đến của 10,5 triệu lượt khách quốc tế, 47- 48 triệu lượt khách nội địa với doanh thu du lịch phấn đấu đạt khoảng 18- 19 tỷ USD Mỹ và đóng góp đến 6,5 đến 7% GDP của cả nước. Riêng đối với thị trường khách Nhật Bản, Việt Nam phấn đấu năm 2015 đạt 1 triệu lượt khách. Để đạt được mục tiêu tổng thể này thì hiện tại ngành du lịch đang hoàn thiện Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2014- 2020. Một trong những giải pháp quan trọng đó là đẩy mạnh xúc tiến du lịch nhằm định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trong lòng du khách.

Một chiến lược thương hiệu điểm đến được đánh giá là thành công chỉ khi nó được xây dựng, triển khai và đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là: Hướng khách

hàng chưa biết về điểm đến – Biết tới điểm đến – Quan tâm – Tin tưởng – Quyết định đi du lịch – Trở về, kể lại cho bạn bè, người thân và khuyên họ đến đó.

3.1.2. Đề xuất giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam dành cho khách Nhật Bản đến năm 2020 khách Nhật Bản đến năm 2020

Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam dành cho khách Nhật Bản đến năm 2020 được tác giả chú trọng đến là giải pháp hoàn thiện nhận diện

thương hiệu. Giải pháp hoàn thiện nhận diện thương hiệu cần được chú ý qua sản

phẩm du lịch, bản sắc văn hóa và ý thức của người dân Việt Nam trong hoạt động du lịch. Điều này có nghĩa là chú ý đến vấn đề nội hàm của thương hiệu du lịch Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch quốc tế Nhật Bản nói riêng.

Cụ thể cần hoàn thiện nhận diện trên các phương diện sau:

- Thứ nhất, hoàn thiện nhận diện thương hiệu về sản phẩm du lịch. Giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới được xác định với 3 dòng sản phẩm là du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái. Thương hiệu du lịch Việt Nam chỉ được định vị trong lòng du khách khi sản phẩm du lịch có nét đặc sắc riêng để thu hút du khách.

+ Với sản phẩm du lịch biển: Cần khai thác tối đa các bãi biển miền Trung và những bãi biển tiềm năng của Việt Nam. Ví dụ: Biển Mỹ Khê, Lăng Cô, Nhật Lệ....Cần làm tốt vấn đề môi trường, an toàn tại các bãi biển. Thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung như lặn biển...v..v..

+ Với sản phẩm du lịch văn hóa: Triển khai các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và ý thức đẩy mạnh phát triển trong hoạt động du lịch. Văn hóa vùng miền, văn hóa ẩm thực cần được du lịch Việt Nam tập trung khai thác. Khách Nhật Bản đến Việt Nam thường lựa chọn Hà Nội, Quảng Ninh, và các tỉnh miền Trung, theo đó ta cũng nên chú trọng các sản phẩm du lịch tại các tỉnh thành này phù hợp với khách Nhật Bản. Ví dụ, nên có một số nhà hàng Nhật Bản tại các tỉnh thành này nhằm phù hợp với tâm lý của họ.

+ Với sản phẩm du lịch sinh thái: Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú, đa dạng. Văn hóa bản địa cộng với tài nguyên sinh thái cần được kết hợp khai thác để tạo nét riêng, đặc sắc cho sản phẩm du lịch sinh thái.

Ví dụ: Các đề án du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cần được triển khai đến các điểm tài nguyên sinh thái. Những đề án này vừa góp phần phát triển du lịch, đồng thời đem lại nguồn thu nhập cho kinh tế cộng đồng địa phương. Những điểm phát triển du lịch cộng đồng thu hút khách Nhật Bản như Rau Trà Quế (Huế), làng mộc Kim Bồng (Hội An), điểm sinh thái miệt vườn sông nướccác làng chài ven biển sẽ là những điểm hấp dẫn khách Nhật Bản.

- Thứ hai, xây dựng hình ảnh Việt Nam đẹp và thân thiện, an toàn, sạch sẽ: Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch Việt Nam, ngành du lịch Việt Nam đã chủ động triển khai một loạt các giải pháp cấp bách để phù hợp với tình hình mới. Đáng chú ý nhất là Chiến dịch kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và cuộc Họp báo quốc tế “Quáng bá Chiến dịch Exiciting Vietnam: Việt Nam – Điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn” vừa được tổ chức. Cần tuyên truyền rộng rãi và đồng bộ các chiến dịch này đến các tỉnh thành nhằm hợp lực của toàn thể người dân Việt Nam phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay.

Đối với khách Nhật Bản, sự thân thiện- an toàn-sạch sẽ luôn được quan tâm và chú ý đến. Vì vậy cần có những giải pháp cụ thể sau:

+ Tuyên truyền rộng rãi đối với người dân và đội ngũ nhân lực trong hoạt động du lịch về việc nâng cao “ý thức thân thiện” đối với du khách trong và ngoài nước. Việt Nam là đất nước từ lâu đã để lại trong lòng du khách ấn tượng về sự cởi mở và thân thiện. Sự thân thiện này cần được phát huy ngày càng rộng khắp hơn nữa để hình ảnh đất nướcViệt Nam thân thiện được trọn vẹn hơn.

+ Vấn đề an toàn cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành bởi du lịch là ngành dịch vụ có liên quan mật thiết đến các ngành, lĩnh vực khác. An toàn về chính trị, an toàn trong đi lại, tại nơi nghỉ đêm, điểm đến...v..v ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đến du lịch tại Việt Nam hay không, nhất là đối với du khách Nhật Bản. Một ví dụ như sau: Mặc dù rất thích thú với cách tổ chức đưa du khách bằng tàu, thuyền về đồng bằng sông Cửu Long, nhưng Shoko Uchida, một chuyên viên tư vấn du lịch của JTM cho rằng sản phẩm này vẫn

chưa đủ sức thuyết phục. "Anh biết đấy, người Nhật rất nhạy cảm. Tôi hơi sợ hãi khi ngồi trên con thuyền gỗ nhỏ mà không có áo phao”

- Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch tốt và đa dạng hơn. Chất lượng sản phẩm du lịch tốt cần có sự chung tay của tất cả sự tham gia của mọi thành phần, yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đó. Đồng thời, cần đa dạng các sản phẩm dịch vụ du lịch để đem lại sụ hấp dẫn đối với du khách, kéo dài thời gian dừng chân của khách Nhật Bản nói riêng và khách quốc tế nói chung đối với du lịch Việt Nam. Các dịch vụ cần khuyến khích khai thác dựa trên bản sắc, đặc trưng của địa phương để tạo nét riêng biệt và hấp dẫn đối với du khách.

3.1.3. Giải pháp quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Nhật Bản đến năm 2020 khách du lịch Nhật Bản đến năm 2020

3.1.3.1.Quảng bá thương hiệu thông qua các hãng lữ hành, cơ quan du lịch

Việt Nam cần hợp tác với Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản trong xúc tiến du lịch: Trong chiến dịch xúc tiến du lịch outbound (Visit World Campaign) do Hiệp hội doanh nghiệp lữ hành Nhật Bản (JATA) đang làm đầu mối thực hiện, Việt Nam là một trong 20 quốc gia được JATA chọn để quảng bá điểm đến, mặc dù hiện này gần như không có hợp tác chính thức nào về xúc tiến du lịch giữa JATA và VNAT hoặc giữa JATA và Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 15/9 đến 30/11/2011, JATA đã phát động một cuộc thi viết blog về trải nghiệm du lịch Việt Nam với chủ đề “Cảm động Việt Nam” tại website chính thức của Hiệp hội doanh nghiệp lữ hành Nhật Bản (http://www.jata- net.or.jp/vwc/vietnam_campaign.htm) và đi đến thành lập Câu lạc bộ những người yêu thích Việt Nam (Vietnam Fan Club). Giải thưởng là vé máy bay khứ hồi Nhật Bản – Việt Nam. Để thực hiện việc này, ngoài việc tuyên truyền trên các kênh media chính thức, JATA còn cho in nhiều tờ rơi quảng bá du lịch Việt Nam và mời gọi những người Nhật đã từng đi du lịch Việt Nam tham gia. Đây là một kênh xúc tiến, quảng bá rất hiệu quả mà du lịch Việt Nam du lịch Việt Nam cần triển khai hợp tác. Về kinh phí, nếu có cơ chế hợp tác tốt, có thể tranh thủ và

kết hợp được với các chương trình xúc tiến của JATA cho Việt Nam thì du lịch Việt Nam sẽ hoàn toàn không mất kinh phí. Tổng cục Du lịch cần có kênh liên lạc và làm việc trực tiếp với JATA về các hoạt động phối hợp xúc tiến cụ thể hoặc hướng dẫn Hiệp hội Du lịch Việt Nam tham gia, hợp tác với JATA.

Ngoài JATA, Du lịch Việt Nam còn cần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan du lịch khác của Nhật Bản như Cơ quan Du lịch quốc gia Nhật Bản (JNTO), Trung tâm ASEAN – Nhật Bản trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 76 -76 )

×