6. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 chương
2.4.2. Công cụ và hoạt động quảng bá
Công tác xúc tiến, quảng bá của du lịch Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu tập trung vào việc tham gia Hội chợ du lịch quốc tế JATA được tổ chức thương niên tại Tokyo, Nhật Bản. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế nên Tổng cục Du lịch thường phải phối hợp với Tổng công ty Hàng không Việt Nam và huy động các doanh nghiệp cùng tham gia. Do vậy, chất lượng công tác xúc tiến, quảng bá tại Hội chợ này không được cao. Bên cạnh Hội chợ JATA, hàng năm du lịch Việt Nam còn tham gia Lễ hội văn hóa du lịch do Trung tâm - ASEAN Nhật Bản tổ chức. Tuy nhiên, Lễ hội này chỉ có 10 nước Asean tham dự và quy mô rất nh, hiệu quả quảng bá không lớn.
Về việc tổ chức các sự kiện, ngoài một số hoạt động chung của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Nhật Bản (Ngày văn hóa Việt Nam…), các sự kiện riêng của du lịch ít được tổ chức. Năm 2009, Tổng cục Du lịch phối hợp với Việt Nam Airlines tổ chức được 03 Roadshow lớn tại 3 thành phố của Nhật Bản là Osaka, Nagoya và Tokyo. Tuy nhiên, từ đó đến nay không tổ chức được hoạt
động phát động thị trường nào khác, ngoài một số hoạt động của Vietnam Airlines. Mặt khác, từ năm 2008, Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản đã được tổ chức thường niên tại Trung tâm Tokyo, thu hút khoảng 100 ngàn công chúng Nhật Bản tham gia, hiệu quả quảng bá rất lớn nhưng du lịch Việt Nam vẫn không có điều kiện tham gia một cách chủ động. Tháng 9/2014, Du lịch Việt Nam tham gia Hội chợ JaTa Nhật Bản và Tổ chức chương trình phát động thị trường khách Nhật Bản nhằm phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam. Đồng thời, Trong khuôn khổ "Những ngày Việt Nam tại Nhật Bản năm 2014", ngày 12/9/2014, tại khách sạn Tokyo Imperial Hotel, Bộ VHTTDL Việt Nam đã phối hợp với Đại Sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản tổ chức Chương trình hội thảo nhằm phát động thị trường Du lịch Việt Nam tại Nhật Bản với chủ đề “Du li ̣ch Di sản và Nghỉ dưỡng tại Việt Nam” . Cũng theo kế hoạch quảng bá, xúc tiến năm 2014, Việt Nam sẽ đón 10 đoàn famtrip/ presstrip từ các thị trường trọng điểm trong đó có Nhật Bản, kế hoạch này có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam nhằm thu hút khách Nhật Bản.
Về website du lịch tiếng Nhật, Tổng cục Du lịch đã có website quảng bá, giới thiệu du lịch Việt Nam bằng tiếng Nhật, nhưng là một website „tĩnh‟, thông tin không được cập nhật hàng tháng. Các ấn phẩm tiếng Nhật hình thức không bắt mắt, không đáp ứng thị hiếu, thông tin cũng không được cập nhật thường xuyên. Các ấn phẩm khách du lịch và các hãng lữ hành của Nhật Bản cần như sách hướng dẫn du lịch (guide book) và bản đồ du lịch tiếng Nhật thì không có.
Công tác nghiên cứu thị trường cũng chưa được triển khai mạnh mẽ. Trong năm 2005 và 2006, Tổng cục Du lịch đã phối hợp được với Trung tâm ASEAN – Nhật Bản tổ chức được 02 lớp tập huấn về thị trường khách du lịch Nhật Bản. Trong 2 ngày 22 và 23/8, lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA) và các công ty du lịch hàng đầu Nhật Bản như Nippon, Kinki Nippon, JTB,
Japan Gray Line, Tobu Travel, Toptour, Nokyo, Hankyu, Tonichi, KNT... đã đến TP. Hồ Chí Minh gặp gỡ và làm việc với Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) và 12 doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nhằm nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường và tăng trưởng số lượng và chất lượng nguồn khách Việt Nam đi du lịch Nhật Bản và ngược lại. Hoạt động lần này của đoàn đại biểu các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Nhật Bản hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào việc thúc đẩy du lịch giữa hai nước thông qua việc đẩy mạnh loại hình đưa khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản và đón khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam. Đặc biệt, với mục tiêu tăng nhanh lượng khách Nhật Bản sang Việt Nam lên 1 triệu lượt và khách Việt Nam sang Nhật Bản lên 200.000 vào năm 2017, thời gian qua, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam (VISTA) (thuộc VITA) đã hoàn thành hai hoạt động quan trọng đối với thị trường Nhật Bản là thành lập Câu lạc bộ Lữ hành Outbound Nhật Bản (Japan Outbound Travel Club - JOTC) tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh gồm 45 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam và xây dựng Văn phòng đại diện của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tại Nhật Bản (khai trương ngày 4/6/2014 tại Tokyo, Nhật Bản). Đây là hành động có ý nghĩa thiết thực và khả thi trong công tác thu hút khách Nhật Bản của Việt Nam.