Giọng điệu tâm tình, chia sẻ

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 86)

8. Dự kiến đóng góp

3.2.3. Giọng điệu tâm tình, chia sẻ

Hầu như các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đều viết về chuyện gia đình, ông bà, cha mẹ, hàng xóm, quê hương. Những câu chuyện đời thường bình dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chị. Với tấm lòng của một người ăn cơm nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn quê mình với tất cả tình yêu thương, chị đã viết lên những câu chuyện mang đậm chất giọng tâm tình, chia sẻ của người dân quê, mộc mạc, chân chất mà chan chứa tình người. Đây là giọng điệu chủ đạo trong những sáng tác thời kì đầu

của Nguyễn Ngọc Tư, tiêu biểu là tập truyện Ngọn đèn không tắt, sau đó là Giao thừa, với những truyện ngắn xuất sắc như: Ngọn đèn không tắt, Cái nhìn khắc khoải, Một mối tình…Những truyện ngắn này hồn nhiên kể lại

những câu chuyện đời, chuyện người một cách chậm rãi. Giọng kể nhẹ nhàng, từ tốn, đề tài câu chuyện cũng nhỏ bé và giản đơn. Có cảm giác người ta nghe kể không phải để nắm bắt sự kiện, mà để cảm nhận đằng sau

những câu chuyện ấy là những tâm tình gì. Thường gặp kiểu giọng điệu này nhất trong những truyện ngắn kể về những mối tình ngang trái, mối tình thầm lặng, mối tình xưa cũ.

Nỗi lo của những người nông dân mất đất canh tác được Nguyễn Ngọc

Tư đề cập đến một cách nhẹ nhàng, điềm tĩnh mà chứa chan xúc động: "Lát sau, anh cán bộ văn phòng hôm qua ra và ái ngại thưa: Kẹt quá chú ơi, sáng nay chủ tịch bữa nay phải dự triển khai chỉ thị gì đó, chú hẹn cuối giờ chiều"

[44;38,39]. Cách dùng hô ngữ "chú ơi" gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân lao động đã góp phần làm nên giọng điệu tâm tình dân quê.

Khi kể về câu chuyện đôi bạn trẻ đèo nhau bằng xe đạp đi chơi lòng

vòng cù lao, chất dân quê trong giọng điệu được bộc lộ rất tự nhiên: "Quẹo qua quẹo lại, nói đất nói trời (chỉ thiếu lời thương yêu), cuối cùng hai đứa ra bãi đào khoai. Văn hỏi má Nga đâu, nó cười, chết rồi, chết hồi sanh em, chết trên xuồng" [45;23]. Đọc những câu văn này, ta cảm nhận sự gần gũi, thấu

hiểu của người kể chuyện với những gì được kể. Còn đây là nỗi lòng của

người dân quê đầy trăn trở trước tình cảnh bạn mình: "Nhưng tao muốn nghe thằng Tư Đờ nó nói, nói thẳng thắn, thật thà, nó phải nói với tao sao mà tới nông nỗi như vậy, nó phải trả lời bà con xóm Xẻo, chỗ bà con cưu mang nó mười mấy năm trời. Làm lớn cũng khổ tâm lắm... Câu cuối cùng ông buông xuống, nhẹ như một tiếng thở dài" [40;42]. Mong muốn của ông mới đẹp làm

sao, nó dạy cho con người biết sống chân thật, có lòng nhân ái bao dung để không làm tổn thương mình và những người yêu thương mình. Bản tính người dân quê là vậy, mộc mạc thôi nhưng sâu đậm nghĩa tình.

Văn của Nguyễn Ngọc Tư là văn của lời nói, chân tình và gần gũi. Câu chữ dùng rất nhiều khẩu ngữ, như được viết ra trong cuộc trò chuyện thoải mái giữa bạn bè, người thân đã tạo nên giọng điệu tâm tình, gần gũi và bình dị:

- "Hồi chiến tranh. Hồi đó, cỡ tuổi mày bây giờ, nó là một tay du kích nổi tiếng lì. Tụi ngụy ngoài chợ Rạch Ráng nghe nói tên Tư Đờ là thiếu điều té đái. Bao nhiêu lần tụi giặc càn vô vùng căn cứ xóm xẻo, tụi tao đánh giạt hết... Hồi xưa nó là thằng tốt nhứt, lâu rày không gặp, ngờ đâu nó ra nông nỗi này" [40;35,36].

- "Chuyện Thi thế là thôi rồi, mấy thím buổi trưa ngồi quán chú Mười Ba cong miệng nói với nhau, nghe phong thanh Thi đi lại với con gái trưởng phòng giáo dục huyện, cô nọ mang thai, chuẩn bị cưới. Đâu nè, thầy Thi đâu có tệ như vậy. Ừ, nhưng nghe nói thầy Thi bị "gài" như trong Lan và Điệp. Tội nghiệp" [44;80].

Không chỉ vậy, ngay cả lối ngắt câu, xuống dòng rất phóng túng cũng tạo ra những dòng xúc cảm tự nhiên, sinh động:

- "Bóng người khuất trong vườn. Thằng Điền xách nước về, nó cuồng lên hỏi chị đâu. Tôi chỉ con đường kinh xao xác hoa cỏ dại. Em tôi chạy hồng hộc về phía đó. Điền cũng không trở lại" [45;204].

- "Những mùa lam lũ. Những mùa cực nhọc. Một mình chống chọi" [41;69]. - "Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt. Nhưng nói để làm gì, ta?" [44;83].

Ngoài ra, chị còn sử dụng câu văn có cấu trúc độc đáo. Nó chính là điểm nhấn trong tác phẩm của chị. Lối bắt đầu đoạn văn với câu văn có chữ "Và" nhẹ nhàng và thủ thỉ.:

- "Và anh hiểu tại sao ông già ấy lại quan tâm tới mình" (Thương quá rau răm)

- "Và nhà Thi ở đó" (Huệ lấy chồng)

- "Và cũng y như má tôi, ba cũng không sống được mấy ngày vui, vui thật, vui đúng nghĩa" (Nhớ sông).

- "Và tôi chợt nghĩ, sự bất thường của Điền, chẳng qua nằm trong chuỗi dài của sự trừng phạt" (Cánh đồng bất tận)

- "Và dường như cách giao tiếp ngấm ngầm của tôi và Điền cũng trong chuỗi bất thường, nó làm cho mối quan hệ với cha thêm rời rạc". (Cánh đồng bất tận)

Hoặc lối bắt đầu câu với chữ "Mà" và dấu phẩy:

- "Mà, trông Văn vẫn buồn, buồn chen giữa hai cái cười, nó tranh thủ cả khi Văn đưa ly rượu lên môi và để ly không xuống". (Thương quá rau răm)

- "Mà, mùa mưa vẫn còn xa lắm" (Cánh đồng bất tận)

- "Mà, không thương sao được, nghe xóm giềng xì xầm chuyện chị Lành không chồng mà lại có con, lòng chị Diệu đau lắm". (Làm mẹ)

- "Mà, cũng vì ba tôi không quên được, má tôi mới thương ông nhiều". (Nhớ sông)

Những từ "và", "mà" ở đầu câu làm cho văn của chị thấm đẫm giọng tâm tình, nghẹn ngào, xúc động. Phải chăng, đấy là những lời nói thốt nhiên, lửng lơ của một người trẻ tuổi tràn đầy ước mơ, khát vọng bỗng phát hiện ra những bất hạnh của cuộc đời xung quanh mình mà vẫn hy vọng vào một ngày mai tươi sáng.

Trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, giọng điệu của người kể chuyện luôn là giọng tâm tình, chia sẻ với nhân vật của mình hay tự thương chính bản thân mình.

Sở dĩ các sáng tác của chị có sự chi phối của giọng điệu ấy vì hầu hết nhân vật trong truyện là những nhân vật có cuộc sống khó nhọc, lắm bi thương. Họ là những người nông dân lam lũ, người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật, những người vợ, người mẹ, người chồng, người cha, những đứa con có số phận éo le ngang trái; có cuộc đời sóng gió, bi kịch... Viết về họ, Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm niềm cảm thương, chia sẻ chân thành. Giọng điệu tâm tình, chia sẻ được biểu hiện ở nhiều phương diện như cách sử dụng ngôn ngữ, xây dựng cú pháp, mô típ hình tượng và sử dụng các biện pháp tu từ, cảm hứng cảm thương...

Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, người kể chuyện là người trong

cuộc, kể về câu chuyện của chính mình với những dấu ấn cảm xúc được thể

hiện rất rõ: "Tôi đã chờ nó đến khi mùa mưa đổ xuống cánh đồng chia cắt (tôi tạm gọi vậy) một trời sao. Chờ chơi vậy, chứ tôi biết Điền chẳng quay về. Tôi nhớ nó (và nhớ chị) không thôi. Những lần dọn cơm tôi hay lấy chén đũa cho cả bốn người. Cha tôi rất khó chịu, ông ngán ngẩm đứng dậy. Tôi ngồi một mình, chan nước vào chén cơm như chan nỗi trống trải khủng khiếp"

[45;204]. Nỗi buồn nhớ da diết ấy của nhân vật tôi đã tạo nên giọng điệu bùi ngùi thương cảm và nó cứ lan tỏa sang người đọc.

Cũng có khi, ngôn ngữ kể chuyện là sự trở lại của cảm xúc mà từ lâu đã

lặn tận đáy lòng: "Tôi không biết, tôi đã ngưng nhớ nó từ khi sống cuộc sống trên đồng, nhưng đêm nay sao tôi lại nghĩ tới, cả chuyện kiếm tiền để chữa mắt cho Điền... Đêm nay sao tôi thế này? Vì nhìn thấy niềm hi vọng ư?"

[45;183]. Có khi sự cảm nhận về cuộc sống luôn bị bủa vây bởi những "rắp

tâm, phụ phàng" của người cha: "Sẽ còn bao nhiêu người nữa được cha tôi cho nếm thử niềm đau kia, tôi tự hỏi mình khi nhìn người đàn ông vào tuổi bốn mươi, quyến rũ từ cái cười, từ câu nói, ánh nhìn thăm thẳm, ngọt ngào. Trời ơi, trừ chị em tôi, không ai thấy được đằng sau khuôn mặt chữ điền ngời ngợi đó là một hố sâu đen thẳm, bến bờ mờ mịt chơi vơi, dễ hụt chân. Nên mỗi lần cha nhìn đăm đăm và mỉm cười với một người đàn bà mới, chúng tôi lại thắt thẻo... Nhưng tận đáy lòng, tôi cũng nghĩ, cha hơi khác con người. Nhạt nhẽo hơn cả việc quan hệ theo mùa, theo bản năng, trong cha tôi không còn một chút cảm xúc nào, nét mặt tràn ngập những rắp tâm, chưa gặp mặt đã tính chuyện phũ phàng..." [45;190,191]. Người kể chuyện như đắm chìm

vào những xúc cảm nội tâm với những nỗi đau quặn thắt, sự cô đơn hoang lạnh, nỗi buồn cùng cực của thân phận con người và cả lo sợ đến thắt lòng, khiến câu chữ rã rượi, vỡ òa trong nỗi xót xa, thương cảm.

Người kể chuyện trong truyện ngắn Đau gì như thể tuy ẩn mình, lặng

lẽ dõi theo bi kịch của nhân vật, để nhân vật tự tâm tình, chia sẽ, giãi bày nỗi

đau oan khuất của mình: "Thiên hạ phải để tôi sống đàng hoàng như một con người chớ" [44;126]. Nhưng có khi giọng người kể lại hòa vào cảm xúc, tiếng lòng của nhân vật để sẻ chia: "Ôi! Những tâm hồn tươi hơn hớn, những khuôn mặt không nhuốm sầu lo kia làm sao biết được ao ước của ông Tư mỗi khi nhìn thằng Sáng bò lủm củm trên đất, ông khao khát có một ngày được đàng hoàng, đĩnh đạc bồng nó xênh xang đi trên con đường xóm rập rờn hoa cỏ dại..." [44;130]. Đó là ngôn ngữ của cảm giác, đó là sự đồng cảm, sẻ chia với

niềm đau, sự oan ức không gì tả nổi của nhân vật khiến giọng điệu cảm thương càng da diết hơn.

Sự lựa chọn ngôn ngữ kể và tả cũng có ý nghĩa đặc biệt trong việc bộc lộ giọng điệu tâm tình, chia sẻ của người kể chuyện với nhân vật cho nên Nguyễn Ngọc Tư dặc biệt chú ý đến điều này. Chị chỉ cung cấp cho người đọc những cảnh đời và những thân phận, còn việc phán xét về chúng như thế nào, chị để mặc cho bạn đọc. Do đó, con người, cảnh vật và sự kiện trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thường được vẽ như những bức tranh không lời bình, việc suy nghĩ về chúng là phần việc của độc giả. Chúng tôi nhận thấy, truyện của chị nhiều miêu tả mà ít kể, kể và tả nhiều khi không tách bạch. Điều đó giúp cho người kể có thể thay đổi linh hoạt điểm nhìn và xâm nhập sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, cảm và hiểu hết những cơn sóng lòng của

nhân vật, nói tiếng nói của nhân vật. Ở truyện Cuối mùa nhan sắc, chị viết: "Ông Khanh gặp bà Hồng ở đầu hẻm, lúc trời chạng vạng, khi bà quang gánh trở về. Nhìn thấy ông, bà mỉm cười, giở nón, bà hỏi: "Nghe nói ông tìm tôi?" Ông Khanh đứng chết lặng, ngẩn người ra, lòng ông đau đớn, đó không phải là cái nhan sắc mà ông nhớ thương, chờ đợi. Không phải đào Hồng, dứt khoát không phải đào Hồng mà ông đã từng ôm trong tay ấp trong lòng, đã

từng che chở, bao bọc cho ông những ngày xưa cũ" [41;44,45]. Người kể

chuyện kể về sự gặp lại của Thường Khanh với đào Hồng sau bao năm xa cách, ở đây có sự kết hợp giữa kể và tả, miêu tả dáng điệu và phân tích tâm lý nhân vật. Có cả sự quan sát bên ngoài để nhận ra cử chỉ "ông Khanh đứng, ngẩn người ra" và cái nhìn bên trong soi tỏ tâm trạng nhân vật "chết lặng, đau đớn", cùng những độc thoại nội tâm qua hàng loạt từ phủ định: "đó không phải là", "không phải", "dứt khoát không phải" nên việc tả hình dáng, tâm lí nhân vật đã trộn lẫn trong lời kể. Ẩn sau cái "chết lặng, đau đớn" của ông Khanh là số phận cay đắng của đào Hồng. Ông Khanh chỉ yêu và nhớ về một đào Hồng với nhan sắc diễm lệ, tỏa rạng qua ánh đèn sân khấu. Còn đào Hồng hôm nay, với nhan sắc tàn phai không phải là người ông nhớ thương. Người đọc cũng nhận ra từ đó, giọng điệu ngậm ngùi, chua chát, muốn đồng cảm chia sẻ với nhân vật.

Trong nhiều tác phẩm, Nguyễn Ngọc Tư chú ý đến việc miêu tả những chi tiết ngoại hình, cử chỉ, tâm trạng của nhân vật để khơi lên sự thương cảm,

mủi lòng. Nhân vật người đàn ông trong Dòng nhớ vì sức ép của gia đình

đành phải phụ bạc vợ, bỏ bà một mình lênh đênh sông nước nên cả đời ông sống trong nỗi day dứt, khắc khoải nhớ thương. Ông luôn hướng về dòng

sông của hoài niệm: "Đó là lúc ổng, tức ba tôi, chống cây gậy khật khừng lang thang xuống bến, ông dừng lại chỗ mấy cây tra, lấy tay rờ rẫm, xăm xoi từng cái lá, cái bông như tay bắt mặt mừng thằng bạn lâu ngày mới gặp. Rồi ông lần ra tới đầu bến, đứng dưới hàng mắm già ngày xưa ông trồng để giữ cho đất khỏi lở, để mặc cho mấy cái hoa nắng vàng xơ rơ đậu xuống cái đầu húi cua, trắng bạc của mình, ông già tha thiết nhìn ra sông. Chỉ vậy thôi rồi khật khừng quay lên, cái chân yếu ớt như tựa hẳn vô cây gậy, cứ mỗi lần chân bước, đầu gậy lại xoáy sâu vô đất một lỗ tròn tròn" [41;48]. Người kể đã đưa

hướng ra sông mà rất chú ý tả cử chỉ, điệu bộ nhân vật "khật khừng", "dừng lại", "rờ rẫm", "lần ra", "đứng", "nhìn", với tâm trạng "tha thiết". Điều đó gợi lên nỗi đau không thể diễn tả bằng lời. Giọng điệu chia sẻ hòa quyện vào lời miêu tả, thấm thía trong từng câu chữ. Hay sự bẽ bàng của ông Năm Nhỏ khi

ông nhận ra Diễm Thương diễn trò trong truyện Cải ơi cũng được miêu tả rất cảm động: "Ông Năm bẽ bàng ngồi đó, bẽ bàng lau nước mắt, cười héo queo, héo quắt... Ông Năm già đi khủng khiếp... ông nằm rũ, đúng hai ngày, lời nhắn tìm con Cải lại mênh mang ở ngã ba Sương" [45;11]. Những từ "bẽ

bàng", "héo queo héo quắt", "già đi khủng khiếp" đã trực tiếp lột tả nỗi tủi hổ không thể nói thành lời của người cha hết lòng tìm con. Ẩn kín đáo trong câu chữ ấy là niềm đồng cảm, xót xa của người kể chuyện.

Giọng điệu tâm tình, chia sẻ còn được thể hiện qua lời nửa trực tiếp. Hình thức là lời trần thuật của người kể chuyện nhưng nội dung, cái hồn của nó lại thuộc về nhân vật. Người kể đã hòa vào cảm xúc, kí ức của nhân vật. Vì vậy mà người kể dễ dàng thấu hiểu và sẻ chia những đau đớn trong tâm hồn

nhân vật. Đây là một đoạn văn dùng lời nửa trực tiếp: "Lúc này nước lớn không nghe bìm bịp kêu, mà nhờ không có, chứ nghe bìm bịp kêu lại càng buồn nữa. Má tôi ngồi bình tâm lại, vậy thì mình nhỏ nhen gì mà giành với người ta chút nầy nữa. Năm nầy qua năm khác mình được sống cùng với ảnh, ban ngày ngoài ruộng, ban đêm chung giường. Ngó mặt nhau ăn cơm, ngủ cũng đấu mặt lại mà ngủ... Còn người ta, nhớ thương đứt ruột cũng đành ngồi đây ngó lên, giữa đường gặp nhau chỉ nhìn vậy thôi mà không chào hỏi tiếng nào. Đau lắm chớ" [45;131]. Ở đây lời nhân vật đan xen hòa trong lời kể, lời

văn hướng vào nội tâm nhân vật, lột tả được những tâm tư thầm kín nên "tôi" đã phát ngôn bằng từ ngữ và tâm trạng của má mình, thể hiện những suy tư trăn trở đầy cao thượng. Lời kể toát lên giọng điệu vừa cảm thông, vừa khâm

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)