Quan niệm về ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 73)

8. Dự kiến đóng góp

3.1.1. Quan niệm về ngôn ngữ

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ bởi ngôn ngữ chính là chất liệu, phương tiện biểu hiện đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì tác phẩm văn học cũng không tồn tại. Độc giả tiếp xúc với con chữ trước tiên, sau đó mới đến nhân vật, sự kiện, tình huống. Và cũng qua ngôn ngữ, nội dung tư tưởng được nhà văn truyền tải sâu sắc đến người đọc. Một nhà văn đích thực phải có ý thức về mình như một nhà ngôn ngữ vì ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử của anh ta, là phương tiện bắt buộc để anh ta giao tiếp với bạn đọc. Đối với văn chương, ngôn ngữ không chỉ là cái vỏ của tư duy mà còn là tài năng, cá tính, quan điểm của nhà văn, do đó giọng điệu của tác phẩm trước hết là giọng diệu ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong mỗi thể loại mang nhiều yếu tố biểu cảm khác nhau.

Mỗi loại hình nghệ thuật đều mang một đặc trưng riêng: hình ảnh là yếu tố cần thiết của hội họa, điện ảnh, ca từ và giai điệu là yếu tố quyết định trong âm nhạc còn ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm của tác phẩm văn học. Vì

thế M.Gorki cho rằng: "Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học". Ở giai đoạn trước, ngôn ngữ truyện ngắn là ngôn ngữ đơn thanh một giọng. Sau 1975, ngôn ngữ truyện là ngôn ngữ đối thoại nhiều giọng có sự tác động, hòa trộn giữa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

ngôn ngữ văn chương gần với ngôn ngữ sinh hoạt, thế sự đến thế. Con người trong văn chương sống thực như con người ngoài đời sống, không còn hình ảnh nhân vật sạch sẽ đến vô trùng như trước đây nữa. Ngôn ngữ lúc này trở thành đối tượng miêu tả góp phần vào sự chân thật đó. Không còn lối văn đạo mạo của người đi rao giảng đạo đức, ngôn ngữ hiện nay quan tâm đến sự chính xác, quan tâm đến nhu cầu gọi đúng tên của nhân vật. Có thể nói ngôn ngữ thực sự là cuộc trình diễn của nhà văn - người nghệ sĩ.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học vừa là phương tiện biểu đạt nội dung vừa là sự phản ánh ngôn ngữ đời sống. Nó thể hiện trí tuệ, sức sáng tạo, cá tính, tài năng… của nhà văn. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ không đơn thuần là phương tiện biểu đạt mà còn là hình thức mang tính nội dung. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật là một phương diện quan trọng trong việc nghiên cứu tác giả với tư cách là nghệ sĩ của một loại hình nghệ thuật. Qua ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư, người ta có thể thấy dấu ấn tài năng của tác giả.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)