8. Dự kiến đóng góp
1.2.2. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư thường viết những câu chuyện nhỏ xảy ra ở xung quanh mình, về cuộc sống và con người vùng đất Mũi. Nhân vật trong tác phẩm của chị không chia ra nhân vật chính diện hay phản diện, không có nhân vật lí tưởng, nhân vật tư tưởng hay tính cách. Nhân vật trong sáng tác của chị là con người rất đời thường, có tốt, xấu, hay, dở. Họ ở xung quanh chúng ta. Điểm nổi bật ở nhân vật của chị là họ đều là những con người nghèo khó, sống phiêu dạt nay đây mai đó vì miếng cơm manh áo. Dù là nông dân hay nghệ sĩ hát cải lương thì cuộc đời họ vẫn hay gặp những bất trắc, những long đong khốn khó. Họ là con người của những bi kịch, luôn phải đấu tranh để hoàn thiện mình trong sự tồn tại những mặt đối lập tốt - xấu. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin được trình bày khía cạnh nổi bật nhất về nhân vật cũng như nghệ thuật khắc họa nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư
1.2.2.1 Hình tượng người lao động nghèo vùng sông nước Nam Bộ
So với tác phẩm của những nhà văn Nam bộ đi trước như Hồ Biểu Chánh, Trang Thế Hy, Sơn Nam, cái nhìn của Nguyễn Ngọc Tư về người nông dân mới lạ và có ý nghĩa bổ sung. Truyện của chị đa phần hướng tới những tình cảnh gia đình nghèo, đề cập đến số phận buồn đau của những con người nhỏ bé, dù họ là nông dân hay người nghệ sĩ. Qua khảo sát bốn tập
truyện: Giao thừa, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, Ngọn đèn không tắt, chúng tôi thấy tỉ lệ những truyện trực tiếp nói về cái
dân chiếm tỉ lệ 33/51. Điều đó cho thấy Nguyễn Ngọc Tư đã giành cho những con người bình dị này một mối quan tâm rất đặc biệt. Họ đi vào trang văn của chị là những con người hiền lành, chăm chỉ nhưng cái đói, cái nghèo vẫn cứ quấn lấy họ. Họ lăn lộn với đủ nghề để mưu sinh. Họ có thể chèo đò như
Lương trong Bến đò xóm Miễu, nghề nuôi vịt chạy đồng như ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải hay cha con Nương, Điền trong Cánh đồng bất tận; nghề hát rong như chú Đời trong Đời như ý; nghề gánh nước thuê như Tiên trong Nửa mùa, nghề đẻ thuê như Lành trong Làm mẹ; nghề lặn đất thuê như ông già Tư Nhỏ trong Đau gì như thể; nghề làm ruộng như ông ba già trong Lỡ mùa; nghề bán dưa như Điệp trong Giao thừa; nghề buôn bán trên ghe như cha con ông Chín trong Nhớ sông...
Dù làm đủ mọi nghề để kiếm sống song những người nông dân trong
truyện ngắn của chị vẫn nghèo: "Nhà Lương nghèo, chỉ là cái chòi rách tả tơi, từ ngày đi chèo đò... suốt ngày quần quật trên sông mà bộ mình khẳng khiu chỉ độc cái quần xà lỏn dính dầy nhựa trong cái thời làm sai vặt ở các trại xuồng... Bến đò Đậu đỏ qua xóm Miễu sang đi nhượng lại qua tay bốn người chủ. Mà, Lương vẫn còn nghèo" [44;84]. "Thằng Hết được, hiền, giỏi giang, chịu khó lại hiếu thảo. Nhưng nó nghèo quá, thân sơ thất sở không một cục đất chọi chim" [44;23].
Nương và Điền trong Cánh đồng bất tận cũng sớm chịu nhiều khổ đau,
bất hạnh. Chứng kiến mẹ ân ái với người đàn ông không phải cha mình đã ám ảnh hai chị em suốt quãng đời sau này, để rồi Điền không thể trở thành người đàn ông bình thường. Cũng chính vì điều này mà người mẹ hổ thẹn đã bỏ đi còn cha chúng trở nên tàn nhẫn và lạnh lùng. Hai chị em đã phải chịu sự lạnh lùng, hắt hủi của người cha, cùng ông lang thang từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, phải tự chăm lo cho mình và học mọi thứ mà không có sự chỉ bảo của cha và mẹ. Cuối cùng Điền bỏ đi còn Nương bị hãm hiếp ngay trước mặt
cha mình. Có thể nói đây là sự bất hạnh cùng cực, ngang trái nhất trong chuỗi bất hạnh mà cô bé phải chịu đựng từ khi hạnh phúc gia đình cô tan vỡ.
Người cha trong Dòng nhớ, vì nặng lòng thương người đàn bà không
được gia đình đồng ý, ông đã cùng người đàn bà này bỏ đi, sống kiếp thương
hồ. Cuộc sống nay đây mai đó của họ vô cùng cực khổ: "hai người đã trải qua biết bao nhiêu cơ cực, nào là gặt mướn, làm cỏ lúa, đắp bờ... mới có được một ít vốn, ba tôi sắm cái Koler xuống dẫy bán hàng bông. Họ sống nghèo lắm" [41; 51].
Nhân vật Giang trong truyện ngắn Nhớ sông dù đã có chồng và ở hẳn
trên bờ nhưng vẫn không sao quên được những năm tháng sống cùng cha và em trên ghe, tuy cực khổ, chật chội nhưng ấm áp và vui vẻ. Vì vậy nên dứt
khỏi sông rồi thì Giang như người mất hồn, nó sống với chồng mà “lòng dạ nó ở đâu á”, hở ra giờ nào là nó lại hối hả chèo đi, chèo khơi khơi vậy rồi tấp
vào một bụi lá nào đó, ngồi ở đó một chút rồi chèo về. Nhưng cuối cùng Giang phải vì cha mà bỏ sông, ông Chín vì tương lai con cháu mà bỏ sông, vì yêu thương nhau mà họ tự nguyện từ bỏ điều mình yêu thương. Cuộc sống thương hồ lênh đênh rày đây mai đó, chịu nhiều thiệt thòi so với những người trên bờ nhưng nó cũng có cái thú vị riêng, những tâm tình riêng mà chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu được.
Truyện ngắn Thương quá rau răm lại phơi bày một hiện thực buồn
thảm và nghèo nàn của nông thôn Nam bộ, đặc biệt là những vùng cù lao
xa tít "nằm gần cuối sông Dài" như Mút Cà Tha. Ở đây thiếu trầm trọng
những dịch vụ chăm sóc y tế tối thiểu, thiếu trầm trọng đội ngũ y bác sĩ, thiếu thuốc men, những người trí thức trẻ về được một thời gian rồi sẽ lại ra đi. Người cù lao rất cần và quý bác sĩ, họ níu kéo bằng tất cả tình thương nhưng vẫn không giữ được chân người. Những đứa trẻ lớn lên, đi học thành tài rồi thì cũng không muốn quay trở lại cái xứ "khỉ ho cò gáy" này nữa.
Nổi lên trong truyện là những trang viết buồn thảm: "Bên đường thấp thoáng nhiều nấm đất con con của những đứa trẻ kiệt sức vì bị đẹn mà chỉ được rơ miệng bằng cỏ mực, những đứa trẻ bị bệnh sốt xuất huyết chỉ chữa bằng cạo gió, uống nước mía lau rễ tranh, những đứa trẻ mắc thương hàn bị thủng ruột vì tự do chạy ra vườn ăn ổi chua, ổi chát… Những gò đất ấy đã cũ mèm rồi, bây giờ người cù lao hiểu biết nhiều rồi, nhưng vẫn còn chuyện rủi may, còn người bị rắn độc cắn, chết trên đường ra bệnh viện huyện". [45;18]. Họ đã phải trả giá cho sự nghèo khổ, cho nơi sinh sống
heo hút của mình bằng chính mạng sống của họ. Tuy nhiên, cuộc sống dù còn tăm tối vì thiếu ánh sáng văn minh nhưng không làm vơi đi tình thương của ông già Tư Mốt với Mút Cà Tha này. Tình cảm của ông với cù lao xa vắng, khép mình như ốc đảo này chính là tình cảm của con người với xóm làng, với mảnh đất quê hương, với nơi "chôn rau cắt rún" của họ.
Viết về đề tài nông thôn nhưng Nguyễn Ngọc Tư không bó hẹp người
nông dân với đồng ruộng, khi đất bị thu hẹp dần, chị còn đặt người nông dân
vào những môi trường rộng lớn hơn, xa lạ hơn: đó có thể là ở thành phố, ở tỉnh, ở chợ… để làm nổi bật sự lam lũ, sự thua thiệt, rủi ro của người nhà quê so với
những người thành phố. Truyện ngắn Giao thừa hé mở cho chúng ta thấy cuộc
sống khó khăn, nhọc nhằn của những con người từ ruộng ra phố bán dưa Tết, bán bông Tết. Công việc cực nhọc đầy may rủi, mà nguy cơ lỗ vốn luôn chực chờ. Họ đều phải bươn chải nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh, họ luôn phấp
phỏng với nỗi lo "dưa trúng mùa cả núi vầy ăn gì cho hết", "năm nay chắc thua rồi" 41;68-69]. Cảnh những quầy hàng bán dưa, bán bông trên bãi đất xác xơ
trống trải đối lập với những toà nhà cao tầng lộng lẫy, ngất ngưởng khiến người nông dân không khỏi tủi cho thân phận của mình. Nhưng những con người lam lũ ấy vẫn lạc quan trong tình yêu với cuộc đời. Niềm vui của Đậm khi có Quý ở bên giúp đỡ trong khung cảnh sắp giao thừa gợi cho người đọc bao cảm xúc.
Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư dù trong đói nghèo lam lũ nhưng biết vươn lên, khao khát hạnh phúc và tình yêu. Họ biết tìm cho mình một lối sống, một cách để yêu thương, để tự tin trước cuộc đời.
Cuộc sống nghèo khổ được Nguyễn Ngọc Tư nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi là sự thiếu thốn vật chất, khi là nỗi nhục nhã đớn đau vì phải phơi bày sự nghèo khó của mình. Nghèo thường đi đôi với khổ. Khái niệm "đời như ý" có lẽ không bào giờ đúng đối với những người nghèo. Chú Đời
trong truyện ngắn Đời như ý là một người mù, phải ca cải lương, bán vé số
để nuôi sống gia đình gồm một người vợ bệnh tật nửa điên nửa tỉnh và hai đứa con gái nhỏ. Vì hi vọng đời là "như ý" nên chú đặt tên các con của mình là Như và Ý. Nhưng cuộc đời đã chẳng như ý, đến một ngày chú không còn khả năng lao động và không thể chăm lo cho những người mình yêu thương, chú đành phải chủ động sắp xếp một cuộc chia lìa, đành đoạn bán đi một đứa con. Ở đây, cái nghèo không chỉ đọa đày thân xác con người mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt tình yêu thương và những bẽ bàng đau đớn.
Đói nghèo thường là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, đẩy người dân đến tình cảnh đã nghèo lại càng nghèo hơn. Vì muốn có tiền chữa bệnh cho con
mà ông Chín trong truyện ngắn Nhớ sông đã phải bán ruộng, bán vườn, bán
nhà cửa đất đai, để rồi cả gia đình phải lênh đênh trên một chiếc thuyền sống trên sông nước nay đây mai đó kiếm kế sinh nhai. Cũng vì thế mà vợ ông mất
sớm vì một tai nạn bất ngờ trên sông nước. Anh Hết trong Hiu hiu gió bấc
cũng vì cái nghèo mà đành tuột mất người yêu. Hết yêu chị Hoài nhưng vì
anh nghèo "không một cục đất chọi chim" mà mẹ Hoài không đồng ý, bà đã
đến khóc lóc, xin anh để chị đi lấy người khác. Từ đó anh phải nhập vai một người bê tha, ham cờ bạc đến nỗi không chịu làm ăn, không chăm sóc cha… mục đích là để chị Hoài chán anh mà nghe theo lời mẹ đi lấy chồng. Chú Đời
chữa cho vợ. Nhưng thật trớ trêu, con thì đã bán mà bệnh của vợ cũng không khỏi. Mất vợ, nhớ con, vì đau khổ nên chú sớm lìa bỏ cuộc đời…Biết bao nỗi cực khổ, biết bao thiệt thòi, bất hạnh, bao tình yêu tan vỡ có nguyên nhân sâu xa từ cái nghèo.
Như vậy, người nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hiện lên một cách chân thực, sinh động. Cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng người dân
Nam Bộ vẫn cố gắng vươn lên, chống chọi với số phận: "Cô thấy mình giống cỏ ven đường, người ta đi qua đạp, đi lại đạp vẫn ngoi lên sống, sống cỗi cằn, những mùa lam lũ, những mùa cực nhọc, một mình chồng chọi" [41;69].
1.2.2.2. Những con người nghĩa hiệp, vị tha, giàu đức hi sinh
Hầu hết các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đều là những nhân vật có cuộc sống nghèo khổ nhưng ở họ lại chan chứa tình yêu thương giữa con người với nhau. Họ giúp đỡ nhau, cưu mang nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn mà không nề hà gì.
Ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải đã cưu mang người đàn bà bị
chồng bỏ rơi khi chị không biết đi đâu về đâu mặc dù cuộc sống của ông cũng rất khó khăn. Công việc nuôi vịt chạy đồng vốn bấp bênh và không cố định nhưng ông vẫn giúp đỡ chị, cho chị ở nhờ, luôn tôn trọng chị. Thấy chị làm việc nhiều, ông rầy la. Ông dựng cho chị cái nhà tắm bằng lá dừa, mua cho chị đôi dép mới. Biết chị còn thương người chồng cũ đã bỏ chị mà đi, ông cất công tìm giúp và chỉ nơi chồng chị đang ở để chị đến với chồng. Sau khi chị
đón tàu về với chồng, ông nhìn theo với "cái nhìn khắc khoải", cái nhìn đó
chứa đựng nhiều điều ông muốn nói mà không thể nói ra với chị.
Út Vũ trong Cánh đồng bất tận cũng đã từng cho một người phụ nữa
quá giang, người này sau đó là vợ của ông và là mẹ hai đứa con ông. Ông đã yêu thương người phụ nữ này hết lòng bằng những hành động chăm sóc ân cần. Ngày ngày ông xếp những cục đá tảng dài theo lối đi ra vườn, ra
bến để suốt một mùa mưa chân vợ ông không dính sình bùn... Nối tiếp hành động nghĩa hiệp của cha, Nương và Điền cũng đã cưu mang Sương khi cô cùng đường.
Nhân vật Lương trong Bến đò xóm Miễu cũng là người có mối thâm
tình và lòng hào hiệp. Anh yêu và lấy Bông dù hiện tại Bông là cô gái tật nguyền không có khả năng làm vợ "một nửa chi dưới bất toại", dù qua khứ Bông đã từng làm ở quán bia, làm gái bao, từng bị đánh ghen. Tình yêu của anh bị mọi người gọi là khùng nhưng anh không thấy buồn, anh hạnh phúc khi được sống với người mình yêu.
Tấm lòng và tình cảm của ông Mười đối với dì Thấm và đứa con riêng
của liệt sĩ Nguyễn Thọ trong truyện Mối tình năm cũ đã gây nhiều bất ngờ và
làm xúc động bao người. Khi đoàn làm phim về liệt sĩ Nguyễn Thọ đến, ông Mười tìm cách né tránh, kiên quyết không cho vợ tham gia, bởi ông sợ khi nhắc đến chuyện cũ vợ ông lại buồn. Bà con chòm xóm chê trách, nói rằng ông, hẹp hòi, ghen tuông cả với người đã mất, rằng ông không yêu thương con riêng của vợ. Lặng lẽ, âm thầm ông chịu mọi điều tiếng bởi ông yêu
thương dì Thấm thật lòng, "yêu thương thằng bé bằng chang con ruột của ông đó chớ". Ông chỉ sợ một điều, khi kí ức kia được khơi dậy, nỗi đau trong lòng
vợ ông bị khoét sâu thêm. Khi cảm nhận được sự tri âm, đồng cảm của trưởng đoàn ông đã đưa vợ đến tận đoàn phim tham gia, lúc đó mọi người mới hiểu. Ông nhận mọi sự chê trách về mình miễn là vợ con ông được hạnh phúc, nụ cười lại trở về trên khuôn mặt dì Thấm.
Tinh thần nghĩa hiệp không chỉ xuất hiện ở đàn ông mà còn có ở cả phụ
nữ. Nhân vật má tôi trong Dòng nhớ là một người như vậy. Biết chồng mình
suốt đời mang trong tim mình hình bóng người phụ nữ khác, bà cũng buồn, cũng ghen nhưng vượt lên tất cả những điều nhỏ bé đó, bà vẫn bỏ công sức đi tìm người phụ nữ kia dù biết đó không phải là việc đơn giản. Bà muốn người
ấy hiểu rằng chồng bà dù không sống với người ấy nữa nhưng đã suốt đời nhớ thương cô. Bà hi vọng việc làm nhỏ bé của mình phần nào bù đắp sự thiệt thòi của hai con người đáng thương yêu nhau mà không được ở bên nhau. Bà còn mong muốn người phụ nữ đó đồng ý sau này khi qua đời sẽ nằm cạnh ông để ông được thanh thản. Đây quả là một nghĩa cử cao đẹp hiếm thấy.
Nước chảy mây trôi cũng là một câu chuyện về sự cao thượng trong
tình yêu. Diệp yêu thầy Nhiên, nhưng thầy Nhiên lại yêu mẹ Diệp, cô gọi tiếng "ba" mà lòng trào dâng cảm xúc tình yêu chứ không phải tình cha con. Cô quyết định đi xa để cho những người mình yêu thương được hạnh phúc