Những từ chỉ địa danh, địa hình, sản vật Nam Bộ

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 74)

8. Dự kiến đóng góp

3.1.2. Những từ chỉ địa danh, địa hình, sản vật Nam Bộ

Như một lẽ tất nhiên, khi nhắc đến đồng bằng sông Cửu Long người ta nghĩ ngay đến sông nước, kênh rạch chằng chịt, kéo theo đó là biết bao sự vật, hiện tượng liên quan đến sông, đến nước như: mùa nước nổi, ghe xuồng, sản vật cây trái, chợ nổi, bến đò, khách thương hồ…cũng như những gì liên quan mật thiết tới đồng ruộng như: lúa má, vịt chạy đồng, mùa màng… Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng không ngoại lệ. Cũng như nhiều bài viết đã đề cập, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dường như là cả “bộ từ điển” những từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước và miệt vườn Nam Bộ, đậm đặc từ tên gọi của truyện đến từng chi tiết hay ngôn ngữ đối thoại

của nhân vật như: bình bát, bông súng, bông trang, cà ràng, cây còng, cây tra, chợ nổi, dừa nước, đất nẻ, hàng bông, kinh, lồng đèn, lức dại, mồng gà,

nước bò, nước kém, nước rong, ô rô, rạch, rẫy khóm, sao nhái, thương hồ, khóc bù non bù nước, nức nở ồ ồ, hỉ mũi rột rẹt, so đũa… Hay có thể đơn cử

một vài truyện ngắn mà từ nội dung đến hình thức đều thấm đẫm không khí

của miền sông nước phương Nam như: Dòng nhớ, Nhớ sông, Thương quá rau răm, Biển người mênh mông, Giao thừa, Cải ơi… Nguyễn Ngọc Tư,

bằng tất cả sự dung dị và chân tình của một “người nhà quê viết văn”, đã dẫn dắt người đọc bước vào một thế giới mới đầy màu sắc, nơi đó ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là công cụ để con người gọi tên sự vật, mà nó đã vượt thoát khỏi chức năng đó để làm một nhịp cầu tình cảm, để mỗi sự vật, hiện tượng được gọi tên đều hàm chứa trong nó biết bao tình cảm, lòng tự hào của người sử dụng. Không gian trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng là một không gian Nam Bộ điển hình với những từ chỉ địa danh mà đọc vào người ta thấy ngay chất thật thà, quê kiểng của người Nam Bộ. Những địa danh ấy thường gắn liền với tính chất của “địa hình địa vật” như vàm, kinh, rạch, xẻo,

tắc…như: vàm Cỏ Xước, kinh Thợ Rèn, Kinh Mười Hai, Rạch Ruộng, rạch Ô Môi, Xẻo Mê, Gò Cây Quao, Mũi So Le, chợ nổi…Đó là chưa kể những tên đất, tên vùng trong các truyện ngắn của chị cũng đậm chất Nam Bộ như: xóm Rạch, xóm Miễu, xóm Gò Mả, chợ Ba Bảy Chín, đồng Trảng Cò, Đất Cháy, Mút Cà Tha, hẻm Cựa Gà...Hay bên cạnh những dòng sông, bến đò, miễu ông

Tà, kinh rạch chằng chịt ấy là không gian sống của biết bao loại cây mà chỉ Nam Bộ mới có, những loại cây với những tên gọi hết sức lạ lùng, khó hiểu

với đa số người đọc như: mắm, sú, dừa nước, cóc kèn, đước, bần, choại, ô rô, .… đặc trưng của vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn quanh năm, những loại

cây chịu mặn dẻo dai, những chiến binh lấn biển hàng đầu qua hằng mấy trăm năm. Phải chăng những chuyện tình dang dở, những tình cảm đơn phương lặng thầm, những câu chuyện tình duyên lỡ làng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư phải được đặt vào những không gian thấm đẫm chất Nam Bộ, phải

được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ hiền lành, mộc mạc như thế thì mới bật lên được cái hồn, mới gợi lên được sức sống mãnh liệt của vùng đất và con người Nam Bộ. Không sang trọng như hoa hồng, hoa huệ, nhưng một chùm bông điên điển hay bông tràm, bông tra vàng rực, cũng đưa tiễn được cô dâu, cũng

làm rộn ràng một đám cưới: “Sáng sau, Giang mặc áo dài từ dưới ghe bước lên, ông thợ chụp ảnh chụp được một pô đẹp ơi là đẹp, đẹp nhất là quanh Giang mớ bông tra vàng rụng tơi bời lừng lững như trăm cái chuông vậy” [44;113,114]. Và thời gian, đối với những người sống lưu lạc trên sông như Giang, đôi khi có thể được cảm nhận một cách lạ kì: “Giang lấy chồng hôm mười chín tháng hai, khi dọc những triền sông, trên những đám chùm gọng, những rặng ráng...loài chùm gởi tơ hồng phủ lên một màu vàng óng, rồi chi chít những bông hoa trắng con con như hột tấm mẳn" [44;113]. Quả là một không gian chỉ tìm thấy được trên sông nước Nam Bộ. Cây cỏ xứ này cũng là một kho tàng chất liệu vô tận cho sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư, khiến chị có những liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị như: “Từ hồi nào muốn soi kiếng phải lấy tay vẹt mớ râu tóc ra như người ta vẹt bụi ô rô”[44;113]. Chất Nam Bộ trong truyện ngắn của chị còn lan tỏa bởi những loại trái lạ lùng, gieo thương nhớ cho những người con Nam Bộ xa xứ, chẳng

hạn như trái bình bát, trái giác nấu canh chua, thứ trái mọc hoang mọc dại

quanh năm nơi bờ mương mép nước nhưng vẫn khiến người ta thèm quá

chừng: "Tôi hỏi, đám trái giác ngoài bờ liếp còn không, thằng Bầu nói còn.

"Vậy anh Hai hái giùm em một mớ nấu chua ăn, thèm quá chừng", tôi dặn với theo" [41;116].

Nắng gió phương Nam cũng bàng bạc trong những truyện ngắn của chị,

với những hiện tượng như gió chướng, gió bấc, gió mùa, "Ở đây ba năm rồi,

bây giờ bỏ rừng, bỏ biển, bỏ cả những cơn gió đông cồn cào mắc dịch nầy

gió bấc - những mùa gió chị Hảo chờ anh Hết quên được người xưa, hay “Gió, rất nhiều ngọn gió mồ côi, lẻ loi líu ríu chạy qua” trong truyện ngắn Lỡ mùa. Nhưng có thể nói những trang văn xuất sắc nhất của Nguyễn Ngọc Tư là những trang viết về dòng sông và cánh đồng, mà Trần Phỏng Diều gọi là thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đặc biệt khi một dòng sông trở thành “dòng nhớ”, được nhìn bằng lăng kính của sự hoài niệm và tiếc nuối, thì nó hình như lại được khoác thêm một vẻ trầm mặc u hoài: “Sông cách nhà một cái bến dài chẻ ngang đám dừa nước, đám ô rô mọc lởm chởm chồm từ mé lá lên. Những đêm trăng sáng nếu không vướng mấy bụi ráng, bụi lức dại có thể thấy một dòng chảy líu ríu, sáng loàn, lồng lộng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm rì trảy qua, theo tiếng mái chèo quẫy chách bụp rất đều. Dài từ ngã ba Vàm đến đây, nước chảy êm, khuất gió, những chiếc ghe đi đêm hay đậu lại, nghỉ ngơi.” [41;50]. Và rất nhiều người Nam Bộ gắn đời mình với đời sông, vui buồn sướng khổ với sông, sông có khi là nhà có khi là mồ, là không gian sinh sống thân yêu của họ, như cha con Giang trong truyện ngắn Nhớ sông.

Cánh đồng cũng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của chị. Nhưng thảng hoặc chị mới nhắc đến những cánh đồng lúa, tới mùa màng, tới việc nhà nông trong truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư thường đặt những cánh đồng trong mối quan hệ với những câu chuyện về những người chăn vịt, để nói về những nỗi cô đơn của họ khi sống một mình giữa đồng khơi, hay sự vất vả, bấp bênh

của những kiếp sống lang bạt đó đây theo nhu cầu của bầy vịt như: “Một cánh đồng miên viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rất mỏng và rời rạc bay tha thểu trên cao. Đường chân trời mờ mờ xa ngái. Một vài gò mả loang lổ dưới chòm trâm bầu. Tiếng chim kêu nhỏ từng giọt thiu thỉu. Mùi rạ mới quyện với bùn tanh tanh. Bầy vịt rúc đầu vào nách, ngủ ơ hờ dưới bóng cây tra treo từng chùm bông vàng tuyệt vọng lay như những chiếc

chuông câm”[45;194,195]. Hay những dòng miêu tả khá dữ dội của chị khi viết về “cánh đồng Bất Tận”: “Những cánh đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành. Những cánh đồng đó, đã hất hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt). Đất dưới chân chúng tôi bị thu hẹp dần" [45;204].

Bảng thống kê những từ chỉ địa danh, địa hình, sản vật Nam Bộ

STT Lớp từ chỉ địa

danh và phương tiện đi lại

STT Lớp từ chỉ địa

hình

STT Lớp từ chỉ đồ vật,

sản vật và văn hóa tinh thần

1 Sông Dài 1 Sông 1 Rừng mắm

2 Cù lao Mút Cà Tha 2 Kinh 2 Ô môi

3 Mũi So Le 3 Rạch 3 Sú

4 Cánh đồng 4 Ruộng 4 Vẹt

5 Kinh Mười Hai 5 Rẫy 5 Đước

6 Xóm Xẻo Mê 6 Cánh đồng 6 Cóc kèn

7 Xóm Kinh Cụt 7 Cù Lao 7 Ô rô

8 Xóm Rạch 8 Xẻo 8 Lục bình

9 Xóm Rạch Ruộng 9 Bãi bồi 9 Bần

10 Xóm Chẹt 10 Nhánh sông 10 Tràm

11 Xóm Gò Mả 11 Vịnh 11 Quao

12 Rạch Ráng 12 Vàm 12 Cây còng

13 Rạch Ô môi 13 Rốn nước 13 Cây tra

14 Gò Cây Quao 14 Gò 14 Bình bát

15 Kinh Cỏ Chát 15 Hòn 15 Bông súng

16 Sông Cái Lớn 16 Bờ 16 Đủng đỉnh

17 Chợ nổi Cà Mau 17 Đập 17 Mồng gà

18 Chợ Ba Bảy Chín 18 Lung 18 Trâm bầu

19 Vịnh Dừa 19 Bàu 19 Bìm bịp

20 Bàu Sen 20 Đầm 20 Bông súng

21 Vườn Xóm Lung 21 Ao 21 Kho quẹt

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)