Kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 46)

8. Dự kiến đóng góp

2.1.2. Kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

2.1.2.1. Kết cấu hồi cố

Đa số các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư kết cấu theo hình thức hồi cố. Mô hình cấu trúc chung của các tác phẩm là

Hiện tại 1 là thời điểm kể chuyện và cũng là thời điểm thắt nút. Từ điểm này nhân vật nhìn sâu vào quá khứ, nơi đã tạo ra tất cả những cảm xúc, suy nghĩ, hành động hiện tại. Biến cố của truyện chủ yếu xuất hiện trong quá khứ của nhân vật. Nói cách khác, quá khứ chính là nguyên nhân của mọi cảm xúc, suy nghĩ, hành động mà nhân vật có trong hiện tại. Trong quá khứ ấy, tác giả chú trọng miêu tả khá chi tiết cuộc đời nhân vật: từ những lúc hạnh phúc đến khi đau khổ vì đã phải đánh mất một điều gì rất có ý nghĩa... Hiện tại 1 chính là cái ranh giới nhân vật vừa bước ra khỏi quá khứ, là cao trào của tâm trạng - thời điểm thắt nút. Tại đây, nhân vật bắt đầu nhìn lại con đường mình vừa trải qua, và đối diện với hiện thực đang diễn ra. Cả quá trình này chủ yếu diễn ra trong tâm trạng. Thoát ra khỏi chuỗi đan xen đó trở về hiện tại đang sống tức là hiện tại 2. Ở hiện tại 2, ta có thể cảm nhận được con đường mà nhân vật ấy đang đi - một con đường chủ yếu là nỗi đau, sự chịu đựng, dày vò, day dứt. Trên con đường dài ấy họ gần như không tìm được một lối thoát cho cõi lòng mình và gần như không có định hướng gì về tương lai. Tất cả đều xa xăm, mờ mịt. Câu truyện kết thúc chính ở những giây phút không thể định hình này. Các truyện của Nguyễn Ngọc Tư gần như không đề cập gì đến tương lai. Các nhân vật thường chấp nhận và chịu đựng hơn là hành động để tìm ra cho mình một con đường mới.

Trong Hiu hiu gió bấc: tác giả đang kể về anh Hết ở thời điểm hiện tại,

chăm chỉ làm việc, sống cạnh người bố đã già, hay lẫn thì tác giả lại đưa độc giả về quá khứ một cách tự nhiên giải thích mọi chuyện xảy ra: anh Hết và chị Hoài yêu nhau nhưng không lấy được nhau vì mẹ chị Hoài - người cho anh Hết bú nhờ - không đồng ý. Vậy là anh tìm mọi cách rời xa chị để chị đi lấy chồng bởi với anh "nợ sữa là món nợ lớn nhất đời người". Sau khi đắm chìm vào quá khứ một thời gian dài, người kể chuyện lại đưa độc giả về với hiện tại, tình cảm chị Hảo dành cho anh Hết nhưng không biết chừng nào mới được đáp lại.

Dòng nhớ cũng là tác phẩm điển hình cho kiểu kết cấu hồi cố. Truyện

bắt đầu bằng thời điểm hiện tại: "Sáng nay, má tôi lại ra đứng tần ngần ở chợ Ba Bảy Chín". Đây có lẽ không phải là lần đầu tiên nhân vật "má tôi" tần ngần ra đứng ở khúc sông này. Thời điểm hiện tại giới thiệu cho người đọc biết được hoàn cảnh gia đình của nhân vật Tôi. Người cha ngày ngày "chống

cây gậy khật khừng lang thang xuống bến", người má sáng nào cũng "đứng tần ngần ở chợ Ba Bảy Chín, nghiêng nghiêng ngó ngó một hồi, biểu con nhỏ chèo đò chèo dài dài chợ nổi. Chợ dao bán rau trái khuấy động cả một khúc sông, má tôi thấy ghe nào cũng lần xuồng lại, dòm mặt chủ rồi đi... Mới đầu đi với chồng, sau chồng bỏ lên bờ vì cơ cực quá trời, hồi trẻ có đứa con gái đầu lòng chừng bảy tháng tuổi thì rớt xuống sông chết" [41;47]. Trở về quá khứ, tác giả giải thích lý do lúc nào người cha "một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến, cặp mắt như ngó mong, như hờn giận" [41;50]. Ngày xưa,

ông yêu thương một người nhưng không được sự đồng ý của mẹ nên hai người đã bỏ nhà đi. Trải qua khó khăn, cơ cực, tích được ít vốn liền sắm cái máy Koler xuống rẫy bán hàng bông. Rồi hai người có con, không may đứa bé bị chết đuối, ông đau khổ, bỏ về nhà, bỏ người đàn bà bơ vơ một mình.

được mấy ngày vui, vui thật, vui đúng nghĩa"[41;50], "ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, trái tim ông, tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước từ lâu rồi"

[41;50]. Sau khi đưa người đọc trở về với quá khứ, tác giả lại đưa người đọc trở về với hiện tại, người cha đã nằm xuống, người má vẫn nỗ lực tìm kiếm

"để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy" [41;57].

Cánh đồng bất tận là một truyện ngắn đậm chất Nam Bộ. Mở đầu tác

phẩm là hình ảnh của một gia đình phiêu dạt trên một chiếc thuyền nhỏ ở vùng sông nước Nam Bộ. Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất của nhân vật Tôi, nhân vật trung tâm của tác phẩm. Ngay từ năm 10 tuổi, nhân vật Tôi đã phải sống cuộc sống nay đây mai đó, xa cách con người, phải tự học lấy cách sống, tự học cách chăm lo cho bản thân, và nhiều lúc Tôi đã khao khát, nhớ mong một cuộc sống bình dị, đời thường. Những lớp quá khứ dần dần hiện ra một hiện thực phũ phàng của đời sống: mẹ bỏ nhà đi theo người đàn ông khác, bố nhẫn tâm, lạnh lùng, xa cách với bất cứ người phụ nữ nào, "chưa gặp mặt ông đã tính chuyện phũ phàng". Cho đến ngày cô bị hãm hiếp trước mặt người cha, sự kiện đẩy tác phẩm lên đến cao trào khi người cha giật mình ân hận, xót xa.

Trong Một mối tình kết cấu được mở đầu bằng hiện tại: bắt đầu vào

mùa mưa, nhân vật Tôi nghỉ lưu diễn, về quê. Cảnh cũ, người cũ, quá khứ xưa ùa về. Khi Tôi mười bảy, mười tám tuổi đã thương thầm một người nhưng trớ trêu thay, người đó lại thương chị gái Tôi, bất đắc dĩ lại được nhờ làm mai. Ngày hai người lấy nhau, Tôi khóc cho mối tình thầm lặng của mình thì lại được hiểu là khóc thương chị. Chôn chặt mối tình thầm lặng, nhân vật Tôi xin vô đoàn cải lương. Thời gian trôi, rồi chị Ái bỏ Trọng, bỏ ngôi nhà rộng thênh thang đó. Hiện tại lại được trở về cách quá khứ mười năm, Tôi vẫn thương thầm Trọng, còn Trọng, vẫn giữ tình cảm với chị Ái, không muốn sửa căn nhà để khi chị Ái còn nhớ được đường, nhớ được nhà mà về.

Kiểu kết cấu hồi cố giúp ta phát hiện ra sự biến đổi tâm lý nhân vật trước mỗi hành động. Dòng cảm xúc bộc lộ theo tiến trình của sự hồi tưởng lại quá khứ và so sánh với hiện tại để lý giải cho những tâm trạng khắc khoải, lo âu trước hiện thực. Quá khứ có thể buồn, có thể vui nhưng đều để lại trong lòng người những tiếc nuối khôn nguôi.

2.1.2.2. Kết cấu theo dòng ý thức

Đây là một dòng văn học bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ XX, hướng tới tái hiện đời sống nội tâm, cảm xúc, liên tưởng. Theo nhà tâm lí học người Mĩ

Uyliơm Giêmx "ý thức là một dòng chảy, dòng sông trong đó các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, phi logic" [9;91]. Dòng ý thức là trường hợp cực

đoan của độc thoại nội tâm. Trong dạng kết cấu theo phương thức dòng ý thức, các nhà văn sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật mới như đảo ngược thời gian, đồng hiện, hòa trộn giữa ảo và thực, giữa hiện tại, quá khứ và tương lai. Qua khảo sát bốn tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy những truyện ngắn có kết cấu theo kiểu dòng ý thức chiếm một số lượng không nhỏ. Mỗi câu chuyện là một dòng trôi chảy của tâm trạng nhân vật.

Trong Duyên phận so le, người đọc như được hòa vào dòng tâm trạng

của Xuyến, lúc vui, lúc buồn. Mười bảy tuổi, yêu và bị phụ tình, đường trở về nhà không còn. Bước chân vô định đưa cô đến với So Le. Cô tìm đến nơi này để trốn chạy cuộc sống với một vết thương lòng không thể nguôi yên. Ở đây, cô đã sinh đứa con gái mà không dám để nuôi, phải cho một gia đình giàu có hiếm muộn. Từ đó cô không dám dời So Le, nơi đây có nhúm ruột của cô còn ở lại. Cô đã từ chối Khởi và rồi họ xa nhau. Để rồi sau này khi Năm tỏ tình

anh bảo "cô Xuyến mê con nít vậy, sinh cho tôi một đứa nghen", Xuyến trả lời rằng "em chưa tính tới anh à" mặc dù câu nói đó như vết dao sắc lẹm cấu xé

buồn, với bí mật không thể nói cùng ai. Xuyến không thể làm vợ và làm mẹ - cô đã mất đi thiên chức cao cả đó để giờ đây khi ở nơi heo hút này cô rơi vào trạng thái cô đơn, tủi hổ. Cuộc đời của Xuyến được tái hiện qua dòng chảy nội tâm. Truyện hầu như không có hành động, lời nói cũng ít, không có quá nhiều chi tiết, chủ yếu là suy nghĩa của Xuyến nhưng cũng đủ để người đọc thấu hiểu và chia sẻ với những bất hạnh mà Xuyến gặp phải.

Nguyễn Ngọc Tư lại làm rõ trong truyện ngắn Một trái tim khô một

tâm trạng trầm lặng của Hậu khi phát hiện người chồng đã tìm cách giết hại mình chỉ vì của cải vật chất, vậy mà vẫn giả đóng kịch thể hiện sự quan tâm,

trìu mến "Cái người đàn ông đang đứng trước mặt mình đây, là chồng, vậy mà bây giờ nhìn mặt thấy xa lạ, ghê tởm, thấy mình nẫu lòng ra, muốn chết quách đi cho rồi" [45;146]. Những biến cố éo le cứ thế xảy ra, một cách tình

cờ Hậu lại được chính Nhâm, người đâm Hậu thuê cho chồng, đem lòng thương yêu. Không giận chồng, không giận Nhâm, Hậu vẫn tiếp tục sống một cuộc sống bình thường, giản dị, hạnh phúc. Hạnh phúc thay khi người phụ nữ biết mở lòng thứ tha, rộng lòng với người đời.

Trong Nước chảy mây trôi, qua sự độc thoại của Diệp, Nguyễn Ngọc Tư

cũng cho ta thấy mối tình đơn phương giữa Diệp và thầy Nhiên - người sau này trở thành bố dượng - của cô. Tất cả biến cố từ khi mẹ Diệp gặp thầy Nhiên, hai người thương nhau, khi ba Diệp biết chuyện và chia tay với mẹ Diệp đến khi hai người về ở với nhau đều không thấy hành động, rất ít chi tiết được đề cập đến. Những điều này diễn ra qua lời độc thoại của Diệp. Ngay cả tình cảm của cô dành cho thầy Nhiên cũng không ai biết. Mỗi khi cô bộc lộ tình cảm của mình, mọi người đều nghĩ đó là tình cha con. Mối tình nghe ra tưởng đã rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Nhưng ở đây Nguyễn Ngọc Tư đã không mổ xẻ, kể lể nhiều mà để cho nhân vật tự cảm nhận và ra đi. Cô không thể sống cùng nhà, ăn cùng mâm, yêu người đàn ông mà mẹ cô yêu và cũng yêu mẹ cô tha thiết. Tình yêu

khiến người ta lớn lên, khiến người ta trở lên bao dung, độ lượng hơn. Sự ra đi của Diệp đã khiến người đọc dịu lòng vì sức thuyết phục của tình yêu, một tình yêu dạy cho người ta biết cách ứng xử chân thật mà không làm tổn thương mình và những người xung quanh. Một mối tình đơn phương không được thể hiện ra bằng lời nói, bằng hành động, nó cứ dằn vặt trăn trở trong trái tim của Diệp. Sức nặng của nỗi buồn là ở chỗ đó.

Trong Làm má đâu có dễ, Nguyễn Ngọc Tư lại đưa người đọc đắm

chìm cùng dòng suy nghị của chị Diệu. Chị khao khát con gái gọi chị một tiếng má, cũng chính vì nỗi khao khát đó mà chị Diệu đã từ bỏ ánh hào quang sân khấu, từ bỏ khát vọng nghệ thuật để chở về bên con. Chị mong chuộc lại lỗi lầm trước kia, chỉ vì đam mê trở thành cô đào hát nổi tiếng mà chị đã vô tình tước bỏ đi quyền được làm mẹ của mình. Để đến khi nghe tiếng gọi thảng thốt "Má! Má ơi!..." của một cô đào trên sân khấu chị mới giật mình nhận ra: chị cần có con biết bao. Và chị đã trở lại với thiên chức của một người mẹ "bốn mươi mấy tuổi đầu, chị phải tập làm đứa con hiếu thảo, tập làm một bà mẹ giỏi giang,..." Chị phải tập làm "má" bởi chị biết "làm má khó hơn làm nữ vương, nữ tướng nhiều". Nhưng chắc chắn chị sẽ làm được bởi trong chị còn vẹn nguyên khát khao được nghe tiếng đứa con gái bé bỏng của mình gọi một tiếng má. Dòng chảy tâm trạng của chị được đan xen giữa cuộc sống thực và các vai diễn trên sân khấu, thông qua vai diễn trên sân khấu chị đã hiểu mình cần gì trong cuộc sống và hiện tại mình đang thiếu gì.

2.2. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)