Nghệ thuật tổ chức thời gian

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 62)

8. Dự kiến đóng góp

2.2.2. Nghệ thuật tổ chức thời gian

Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học

bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: "Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó" [9;264]. Trong tác phẩm, "sự cảm thụ thời gian gắn liền về ý nghĩa của cuộc đời, với quan niệm về thế giới và lịch sử, với ước mơ, lí tưởng và năng lực hoạt động của con người"

[27;805]. Thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược về quá khứ hoặc vượt qua hiện tại để đến tương lai, có thể dồn nén một khoảnh khắc hoặc kéo cái chốc

lát thành vĩnh viễn, vô tận. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người" [28;84]. Là hình thức của hình tượng nghệ

thuật, thời gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học bởi nó thể hiện thực chất sáng tạo của nghệ sĩ, hơn nữa văn học là nghệ thuật của thời gian. Vì vậy, khi nghiên cứu thời gian nghệ thuật sẽ giúp chúng ta khám phá được đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, mô hình thế giới mà nhà văn xây dựng, bởi thời gian là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung nghệ thuật.

Thời gian nghệ thuật trong thế giới truyện Nguyễn Ngọc Tư gắn liền với không gian nghệ thuật, nó thể hiện một cách sinh động quan niệm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư về cuộc đời và con người. Trong truyện của chị, nếu không gian là những mô hình không gian gia đình, không gian ghe xuồng và không gian sông nước thì thời gian nghệ thuật là thời gian hiện tại và thời gian quá khứ.

2.2.2.1. Thời gian hiện tại

Thời gian hiện tại là thời gian thực tại mà nhân vật đang kể, là thời gian mà từ đó nhân vật nhìn lại quá khứ, chiêm nghiệm cuộc đời. Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, thời gian hiện tại hầu như là nền tảng để nhân vật trở về đắm chìm trong quá khứ của mình. Thời gian hiện tại này thường không kéo dài như khoảng thời gian trong quá khứ. Phải chăng hiện tại trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường không đẹp, không đem lại nhiều hạnh phúc cho nhân vật vì vậy mà thời gian thường trôi nhanh.

Ở truyện Huệ lấy chồng, hiện tại mở ra là quang cảnh mọi người tấp

nập chuẩn bị cho đám cưới của Huệ: "Tiếng lụp cụp rộn ràng của dao thớt",

"Tiếng cười nói xao động trong nhà bếp"... Với sự kiện Huệ và Điền ngồi xếp

cưới vui như vậy, mà sao đoạn văn dàn trải theo tâm trạng của Huệ. Tâm trạng ấy không chỉ là tâm trạng của cô gái sắp lấy chồng mà còn là tâm trạng tiếc nuối, nhớ thương cho một người tình xa của Huệ. Đêm đã về khuya, cô không thể chợp mắt được bởi lòng cô đang "chao", đang nhớ thương một người là Thi. Chính trong khoảng thời gian trong đêm ấy, Huệ đã trở về quá khứ, trở về với mối tình đầu đẹp của Thi. Khi thời gian quá khứ đã khép lại, trở về với hiện tại, nhân vật lại tiếp tục đi trên con đường họ đã chọn. Huệ

chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng nhưng vẫn còn nhớ tới Thi: "Muốn quên anh thiệt mà sao khó quá ta".

Truyện Nhà cổ cũng bắt đầu bằng thời gian hiện tại là một đêm mưa

với sự kiện anh Tứ Hải dắt vợ con qua nhà Út Nhỏ tránh mưa. Ngay sau đó, câu chuyện lại trở về với quá khứ. Kết thúc quá khứ đẹp đẽ và thơ mộng, người viết đột ngột đưa chúng ta trở về hiện tại với câu chuyện vì sao phải giữ lại ngôi nhà cho bằng được, và những câu chuyện tiếp theo của thời hiện tại. Tứ Phương đi lấy vợ để lại nỗi hụt hẫng câm lặng của Út Nhỏ.

Thời gian hiện tại trong gia đình "má tôi" ở truyện ngắn Dòng nhớ là

một hiện tại day dứt, không thanh thản. Hiện tại luôn bị đứt quãng, đan xen vào bởi quá khứ buồn bã của "ba tôi".

Cuộc sống hiện tại của Giang trong Nhớ sông là cuộc sống địa ngục

bởi cô không thể nào quen được với cuộc sống bình yên của cuộc sống trên bờ, cũng không thể nào thoát ra được cảm giác có một người thân đã bỏ mạng ở dòng sông kia. Một cảm giác gần gũi, gắn bó với dòng sông mà không dễ gì

dứt bỏ. Để rồi khi đi lấy chồng rồi, "ghé đập sậy, Giang đòi ông Chín cho ở lại một đêm, cho Giang xuống ghe ngủ với con Thủy. Giang than nức nở: "Trời ơi, con nhớ ghe quá trời đất" [45;117].

Thời gian hiện tại trong Cái nhìn khắc khoải chỉ kéo dài vài phút ngắn

ngủi trong phòng tráng phim rồi lại nhường chỗ cho sự trở lại quá khứ đầy kỉ niệm về người ba của nhân vật Tôi.

Với truyện ngắn Lỡ mùa, có lẽ thời gian hiện tại được kéo dài hơn cả.

Thời gian đó được bắt đầu bằng sự thao thức của ông Ba Già về chuyến đi

ngày mai lên tỉnh "để hỏi coi nhà nước mình có làm du lịch nữa không, nếu không, xin rút quyết định lại để cho bà con canh tác". Đoàn lên tỉnh có chín người. Trẻ nhất là Đất Em mới có bảy tuổi, già nhất là ông Mười Hưng "bảy mươi hai tuổi, cắn hột cơm không bể". Đoàn người lên tỉnh mong gặp chủ tịch

để hỏi về mảnh đất quy hoạch đã bị "lỡ mùa" ba năm nay. Cả đoàn chín người dựng trại, nấu cơm, đội mưa chờ với hi vọng ngày mai gặp được vị chủ tịch. Ai cũng hi vọng đi chuyến này về là sẽ kịp làm đất, sẽ không bị lỡ một mùa nữa nhưng buồn một nỗi, hừng đông hôm sau, anh cán bộ văn phòng ra ái

ngại thưa: "Kẹt quá chú ơi, sáng nay chủ tịch bữa nay phải dự triển khai chỉ thị gì đó, chú hẹn cuối giờ chiều. Chú chủ tịch dặn mời mấy chú vô Ủy ban ngồi nghỉ đỡ" [44;38]. Nghe vây, "Ba Già, trưởng đoàn Trảng Cò, ông già có gương mặt khắc khổ, nhăn nhó nhất, mạnh giỏi nhất, ăn nói văn vẻ, trơn tru nhất bỗng dưng hức lên, khóc ngon lành: - Vậy là đất Trảng Cò trễ thêm một mùa nữa rồi, mấy chú ơi" [44;39]. Hiện tại thật tàn nhẫn, người dân Trảng Cò

ao ước được trở về với khoảng thời gian ba năm trước, được trở về với đất. Hình ảnh ông Ba Già, trưởng đoàn Trảng Cò đi lên huyện, bỗng dưng hức lên ngon lành trong buổi chiều mùa mưa ấy thật tội nghiệp biết bao. Thời gian ảm đạm của chiều mưa lờ mờ cho thấy sự bất lực, sự chán nản, không hi vọng đã xuất hiện ở đâu đó trong những người dân lương thiện về một xã hội bình đẳng, công bằng.

Thời gian hiện tại trong truyện ngắn Giao thừa là khoảng thời gian

cuối năm, Đậm và Quý cùng dòng người hối hả ngược xuôi. Cái khác chăng là dòng người ngoài kia đi sắm tết, còn Đậm ngồi bán dưa và lo dưa bị ế vì năm nay dưa được mùa. Những lúc vắng khách, cô cũng tranh thủ mua sắm vài thứ cho bé Lý, cho má, cho Út. Đã bao lần nước mắt cô rơi vì tủi cực,

nhưng "cô thấy mình giống như cỏ ven đường, người ta đi qua đạp, đi lại đạp vẫn ngoi lên sống, sống cỗi cằn" [41;69]. Thời gian hiện tại trong câu truyện

kéo dài đến giao thừa, để lại nỗi hi vọng về một cuộc đời mới, một con đường mới mở ra cho các bạn trẻ ở những khoảnh khắc giao thừa, chỉ có điều không

biết họ có dám vượt qua: "Quý im lặng, dừng xe hẳn. Lúc anh thấy cần nắm lấy đôi bàn tay lạnh giá của Đậm, rất cần. Khi ấy giao thừa đã đi qua"

[41,73]. Giao thừa của thiên nhiên và giao thừa của lòng người đang hòa làm một thăng hoa cùng bản đàn bất tận, thiêng liêng của cuộc sống khi xuân về.

2.2.2.2. Thời gian hoài niệm quá khứ

Có thể nói, thời gian hiện tại trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là cánh cửa để đi vào quá khứ tâm hồn của mỗi nhân vật, mỗi số phận, mỗi cuộc đời. Từ hiện tại, người đọc theo dòng chảy nội tâm của nhân vật đi vào miền kí ức vui có, buồn có nhưng đó đều là một phần không thể quên của mỗi nhân vật để rồi trong cuộc sống hiện tại họ lại quay về quá khứ để chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ. Khoảng thời gian này chủ yếu được miêu tả từ quá khứ đến hiện tại mà nhân vật đang sống và không có điểm kết. Thời gian miêu tả trong quá khứ thường dài hơn thời gian hiện tại được thể hiện. Điều đó chứng tỏ các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư thường sống nhiều với quá khứ, và sống thật với nó. Mà quá khứ chỉ gợi lại được trong tâm tưởng, suy nghĩ... Cũng có nghĩa là các nhân vật luôn có nhu cầu đắm chìm trong thế giới nội tâm của riêng mình hơn là đối diện với hiện tại. Điều này cũng dễ hiểu khi ta đọc các tác phẩm. Bởi quá khứ chính là nguồn sống của nhân vật, là tình yêu, hạnh phúc - những gì ý nghĩa nhất đã nảy mầm và cũng mất đi trong đó. Trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư có hai dạng quá khứ được hồi tưởng lại: một là quá khứ đó đẹp đẽ, ngọt ngào, thơ mộng; hai là quá khứ đó đau buồn, nuối tiếc không gì thay thế được.

gặp trong những tác phẩm như: Cải ơi; Thương quá rau răm; Hiu hiu gió bấc; Huệ lấy chồng; Cái nhìn khắc khoải; Dòng nhớ; Nhà cổ; Biển người mênh mông; Cánh đồng bất tận

Huệ lấy chồng bắt đầu bằng thời gian buổi tối hôm trước đám cưới Huệ,

mọi người tất bật chuẩn bị đám cưới... Mở ra khung cảnh thời gian của chuyện, thời gian hiện tại của phát ngôn, lẽ ra theo chiều kim đồng hồ mọi sự kiện tiếp theo phải tiếp tục hiện tại ấy để cùng đi tới tương lai, cùng nằm trên một trục thời gian. Song ở đây ngược lại, sự kiện tiếp theo lại là sự kiện của mấy năm về trước khi Huệ còn là cô bé ngây thơ trong sáng, đem lòng yêu Thi. Rồi sự kiện Thi phải lấy con gái Trưởng phòng giáo dục huyện... Tất cả các sự kiện đó đều ghép nối vào trục thời gian quá khứ ngược chiều kim đồng hồ.

Nhà cổ bắt đầu bằng việc anh Tứ Hải dắt vợ con qua nhà Út Nhỏ tránh

mưa, ngay sau đó câu chuyện lại được đảo ngược về quá khứ: Với câu chuyện về lịch sử căn nhà cổ "Nhân Phủ", câu chuyện hai anh em Tứ Hải, Tứ Phương cùng đem lòng yêu chị Thể, chuyện anh Tứ Phương không lấy được chị Thể rồi bỏ đi bộ đội, chuyện hứa hẹn vu vơ của anh Tứ Hải rằng vun đắp Tứ Phương với Út Nhỏ, những lời tâm sự hồn nhiên của người em với Út Nhỏ... Tất cả là câu chuyện quá khứ, một quá khứ đẹp đẽ và thơ mộng.

Như vậy, quá khứ trong chuyện thường mang ý nghĩa đối nghịch với hiện tại. Quá khứ càng tươi đẹp thì hiện thực càng khổ đau. Đối với các nhân vật, hiện tại là những gì họ phải chấp nhận, chịu đựng thì quá khứ là những gì họ mong muốn, mơ ước.

Ở dạng thứ hai, quá khứ thường mang ý nghĩa tô đậm, bổ sung cho hiện tại, qua khứ nối tiếp hiện tại, bổ sung cho hiện tại, làm cho họ không được giải thoát, không thể nguôi quên.

Dòng nhớ là một tác phẩm tiêu biểu. Ở đó, quá khứ đang đổ bóng

tôi". Hình ảnh người vợ cũ của cha bị bỏ rơi luôn ám ảnh, day dứt trong tâm trạng từng người, đặc biệt là cha và mẹ. Có một ngọn gió vô hình đang len nhẹ giữa hai người, làm cho họ cảm thấy thật lạnh lẽo, không thể nào gần gũi,

ấm áp được: "Mơ hồ dường như mình mắc nợ ai đó, cả nhà tôi lúc nào cũng cảm thấy không vui dù hạnh phúc (Hai thứ này sao không thể đi chung). Không thấy ai đòi nhưng nợ vẫn cứ là nợ, nó rờn rợn, quanh quất trong chái bếp ngày ngày khói lửa tỏa, trong mấy chiếc giường ngủ con con, trong hai bữa ăn mỗi ngày. Ngồi quây quần như vầy trong lòng cứ nghĩ có người nào đó cô độc, bơ vơ. Mà tội nhất là nội tôi, vốn mê cải lương, nhưng bữa nào ti vi chiếu mấy tuồng có bà mẹ chồng ác nghiệt chia rẽ duyên của con dâu là thấy nội tôi rầu" [45;127]. Quá khứ chỉ làm đầy đặn thêm cho hiện tại bất

hạnh của mẹ tôi. Cuộc sống quá khứ, hiện tại chỉ mang lại những cảm giác day dứt, bất ổn khôn nguôi.

Trong Ngọn đèn không tắt, người đọc bắt gặp hình ảnh một ông già

Nam bộ (ông Hai Tương) luôn giữ trong tâm khảm hình ảnh người anh hùng dân tộc ở địa phương mình mà ông gọi là “Thầy”. Ông Hai Tương hàng năm đều lấy câu chuyện ấy làm chủ đề chính để kể lại lịch sử khởi nghĩa của người dân Xóm Rạch Ròi quê ông với một niềm tự hào vô bờ bến. Đặc biệt hơn, những miền ký ức, những kỷ niệm đẹp và đầy tự hào của ông Hai Tương về Thầy đã được ông truyền lại cho đứa cháu gái của mình là Tươi như để nhắc nhở thế hệ cháu con phải biết ghi nhớ và giữ gìn truyền thống

đấu tranh của cha ông. “Ông nội nó ngộ lắm. Ông nói cho nó biết sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất nhiều xương máu của chú bác cô dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu của Thầy, của mấy anh em khởi nghĩa. Ông nói cho nó biết sống làm sao như cây đước thẳng thuột ưỡn ngực giữa sình lầy và còn nhóc chuyện nữa. Tươi cảm thấy mình phải có nhiệm vụ là ghi nhớ những gì mà ông nội nó nói" [40;8-9].

Nếu như trong Ngọn đèn không tắt là hình ảnh ông già Nam bộ luôn sống với những kỷ niệm của một thời chiến đấu thì trong Biển người mênh mông, người đọc lại bắt gặp hình ảnh một ông già Nam bộ khác, cả đời không

sao quên được những tháng ngày hạnh phúc với người vợ cũ. Truyện là hình ảnh ông già Sáu Đèo lúc nào cũng mang theo bên mình một con bìm bịp với hành trình đi tìm người vợ năm xưa suốt bốn mươi năm ròng. Ông Sáu Đèo vốn là dân thương hồ, sống trên sông nước, hình ảnh con bìm bịp ông mang theo bên mình chính là một kỷ vật sống nhắc nhở ông về một thời gắn bó với sông nước quê nhà - nơi ông từng có một cuộc sống nghèo nhưng hạnh phúc với người vợ trên chiếc ghe xuôi ngược:

“Có đêm, con bìm bịp kêu suốt, những tiếng bịp bịp ngắn ngủn buồn

thiu thỉu, ông bảo với Phi, nó nhớ sông đó. “Lúc nào qua thấy nhớ sông nó đều kêu như vậy”[45;108].

Hay trong Cái nhìn khắc khoải người đọc lại bắt gặp hình ảnh ông

Hai – một ông già Nam Bộ làm nghề nuôi vịt chạy đồng lúc nào cũng giữ mãi hình bóng người vợ một thời đầu ắp tay gối với mình trong một căn nhà nhỏ.

Đây là miền ký ức của riêng ông Hai về người vợ xấu số năm nào: “Ở căn nhà lá cũ mèm này, ông có nhiều kỷ niệm. Mỗi khi trở về nó trở thành những dòng dịu ngọt trong ông, nó chảy khẽ giữa những mạch máu. Những ngày thơ ông có ba má, những ngày trẻ ông có người chăn gối cùng. Có cây lụa bên nhà làm chứng, mỗi lần đổ bánh xèo, vợ ông ra hái đọt lụa đứng tần ngần, “phải ảnh có nhà để ăn”. Chiến tranh ông đi biền biệt. Ngày về chỉ còn đứa con trai. Nó khóc, kể, “bữa đó cúng đình có hát cải lương, má rủ con đi. Tuồng Thoại Khanh Châu Tuấn đó ba. Hát chưa xong đoạn lúc Thoại Khanh ngồi đờn cho công chúa Châu Tuấn nghe, thì pháo đằng đồn Chẹt bắn lại, má

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)