Nghệ thuật tổ chức không gian

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 51)

8. Dự kiến đóng góp

2.2.1. Nghệ thuật tổ chức không gian

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó. Thế giới ấy độc lập và mang tính chủ quan của cái

nhìn, tâm hồn nhà văn. Nó có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như: thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự... "Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy các quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hiện tượng nghệ thuật" [9;135].

Không gian trong tác phẩm nghệ thuật là thứ không gian được dàn dựng theo quan niệm của người nghệ sĩ. Nó hoàn toàn không đồng nhất với cuộc đời thực và ở đây nó vận động, lưu chuyển để biểu đạt ý đồ của tác giả. Trong truyện Kiều ta bắt gặp không gian phiêu lưu, lưu lạc rất phù hợp với cuộc đời đầy biến cố, ba chìm bảy nổi của Thúy Kiều. Trong thơ Tố Hữu là sự đối lập của không gian đời tư và không gian công cộng. Ngược lại, Thạch Lam lại đi sâu vào mảng không gian sinh hoạt đời tư đầy ắp thiên nhiên. Qua những không gian nhỏ hẹp tối tăm, riêng tư ấy người ta cảm nhận được một không gian tù đọng, quẩn quanh giam hãm con người. Đến với Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy truyện của chị đầy ắp không gian sông nước, không gian con thuyền - một kiểu mô hình không gian vùng sông nước Nam Bộ rất đặc trưng. Không gian đó được triết quang, in một dấu ấn cá nhân sâu đậm trong các tác phẩm của chị. Đồng thời đó cũng là những mảng không gian gia đình, ở đó lưu lại cuộc đời của từng nhân vật. Để từ đó nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng như phong cách người Nam Bộ của mình.

2.2.1.1. Không gian sông nước

Nguyễn Ngọc Tư sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nam Bộ, nơi chằng chịt những dòng sông, kênh rạch. Quơ chỗ nào cũng đụng nước, ngó chỗ nào cũng thấy sông. Nước là nền, sông là dòng cho ngòi bút của Tư triền miên tuôn chảy, cuốn theo những chữ nghĩa đầy ắp tình người như phù sa lợn cợn..

Chỉ có 16/40 truyện chúng tôi khảo sát là Nguyễn Ngọc Tư không nhắc đến sông nước, còn lại gần như truyện nào cũng nói đến sông trực tiếp hay gián tiếp. Nhân vật của chị gửi vào sông cả cuộc sống, tình yêu. Không gian sông nước trở thành cái nền của bức tranh tâm trạng và cuộc đời. Hình tượng con sông đã góp phần làm nên nét đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Bắt đầu từ con sông, từ những cái nhỏ bé, đời thường tưởng chừng như ai cũng biết mà khái quát nó lên, chuyển tải lòng mình vào, đó mới chính là giá trị của nghệ thuật, thành công của Nguyễn Ngọc Tư.

Dòng sông đã vun đắp cho cuộc sống sinh hoạt, san sẻ và tưới mát cho tâm hồn con người. Những sinh hoạt đời thường của người lao động gắn liền

với dòng sông: "khuya đó về, sông vắng. Lâu lâu mới có chiếc ghe chở cát, chở dầu tạch tạch đi qua, ánh đèn đỏ lòm xa xa như ánh nến" [44;89].

Hay: "Má tôi nhìn ra ngoài trời, vẫn còn khuya lắm, nhưng đã thấy mấy chiếc xuồng đi chợ sớm lướt qua, tiếng mái chèo quẫy chủm trên mặt sông, ngọt, nhẹ tựa từng lát nước xếp lên nhau như những lát đất cày. Dường như trời bớt gió nhiều rồi" [45;131].

Rồi cả những sinh hoạt đời thường cũng gắn liền với sông nước:

"những chiều, ghe chúng tôi đi ngang qua những người đàn bà ngồi giặt giũ dưới bến sông (...) Má tôi hay mang xoong chảo bực sông chùi lọ ghẹ, săn đón ghe hàng bông mua ít rau cải tươi và bán lại những quày chuối chín trong vườn" [45;167].

Cũng có lúc dòng sông dữ dội khô cằn: "chúng tôi dừng chân bên xóm nhỏ bên bờ sông lớn mênh mang. Mỉa mai người ở đây lại không có nước để dùng (...) Họ tụt xuống ao tắm thứ nước chua loét vì phèn, rồi xối lại đúng hai gàu" "Chỗ chúng tôi cắm lều vịt, nước đã sắc lại thêm một màu vàng u ám... từ bên kia sông Bìm Bịp là vùng đệm cho những cánh rừng chàm lớn. Mùa này người ta lấy nước từ tất cả những dòng sông nhỏ, các con kinh để bơm vào rừng chống cháy" [45;162].

Truyện Nguyễn Ngọc Tư dựng lên cảnh sông nước vừa khơi gợi một không gian đặc sắc riêng của Nam Bộ vừa để gợi tả tình người, phong cách người Nam Bộ. Dòng sông không chỉ có kích thước, chiều dài, chiều rộng, mà sông trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hiện lên phảng phất cả tâm trạng con người. Trên những dòng sông, bến đò, những nhịp cầu còn là sự gắn bó

máu thịt với tình cảm con người: "Má tôi bắt ba phải xa sông, nhưng chính bà cũng biết dòng nhớ vẫn tiếp tục chảy mãi trong hồn ông" [45;123].

Để khi phải xa rồi, ta vẫn không nỡ rời xa: "ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến" [45;124]; "Tôi không cẩn thận nên cháu mới biết bò đã té sông trôi mất" [45;130]. Dòng sông gắn vào máu thịt, vào

biết bao đời người lao động. Trải dài theo cảnh sông nước mênh mang ấy là sự nhọc nhằn, là biết bao nhiêu nỗi niềm của con người. Hòa vào dòng nước

mát lành ấy dường như có cả máu, cả một phần xương thịt của người thân. "Ở đáy sông nào đó, còn là nơi gửi gắm xương thịt của người đàn bà xấu số - má Giang" [45;113,116].

Ở tập truyện ngắn Giao thừa, Nguyễn Ngọc Tư dành hẳn một truyện lấy tên là Nhớ sông, và một truyện lấy tên là Dòng nhớ đủ thấy tác giả gắn bó

với sông nước như thế nào. Cốt truyện rất đơn giản, không có những tình tiết gay cấn mà chỉ là những sự kiện, những hồi ức, những kỉ niệm, suy tư rất nhẹ nhàng nhưng lại có sức lay động lòng người rất lớn. Đọc xong truyện, người đọc cũng cảm thấy ngậm ngùi, có sự đồng cảm, sẻ chia cùng tác giả, như

chính nỗi nhớ mông lung. lâng lâng khó tả đến lạ lùng: "Sông cách nhà một cái bến dài chẻ ngang đám dừa nước. Nếu không vướng tầm mắt vào đám ôrô mọc lởm chởm. Chồm từ mé lá lên, không vướng mấy bụi ráng, bụi lức dại có thể thấy lồng lộng một khúc sông. Đêm trăng sáng, ngồi trên nhà có thể thấy cảnh dòng sông chạy líu ríu sáng loáng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rì rầm chảy qua, theo tiếng chèo

quẩy chách bụp rất đều. Dài từ ngã ba Vàm đến đây, nước chảy êm, khuất gió, những chiếu ghe đi ban đêm hay đậu lại nghỉ ngơi..." [45;25].

"Và một hàng dừa nước bên sông nghiêng mình soi đáy. Những ngày gió chướng về, nước trong vằng vặc như thấy rành rành từng sớ lá" [41;151].

Hình tượng các con sông luôn chuyển động, lúc chảy, lúc lặng lờ, lúc rộn ràng, lúc im lặng, vắng teo. Dòng sông khi thì được miêu tả mênh mang, cuộn chảy, khi thì chật hẹp, lững lờ, khi thì sóng sánh đầy sức sống, khi thì cạn kiệt, khô cằn, hung hãn nhưng hình như không bao giờ ngừng nghỉ, không bao giờ ngừng trôi. Dòng sông xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm của chị vừa để mở rộng không gian xóm ấp vùng sông nước Nam Bộ vừa hư vừa thực, thấp thoáng ẩn hiện trước mắt bạn đọc. Nếu hình ảnh ngọn gió diễn tả tâm trạng sâu kín, nín nhịn của con người thì hình ảnh dòng sông với chiều kích mênh mang, với tính chất hoạt động không bao giờ ngừng nghỉ lại là hình ảnh của phẩm chất, đặc trưng sức sống con người Nam Bộ. Họ soi mình vào sông, ngâm mình, hòa mình vào với dòng sông để tìm thấy cho mình sự yên bình, tìm lại cho mình sức sống mang đậm chất phù sa châu thổ, để luôn không thất vọng, luôn biết tìm cách đứng lên, gạt nước mắt đi tiếp trong cuộc đời. Nói cách khác, dòng sông mang lại cho nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư ngọn nguồn sức mạnh, tìm thấy điểm tựa trong cuộc sống. Vì vậy trong tác phẩm, hình tượng con sông không chỉ là hình tượng thiên nhiên, gợi mở một không gian làng quê đầy ấn tượng mà còn là dấu hiệu hình ảnh của những con người tìm cho mình được mạch nguồn sức mạnh, tìm thấy cho mình điểm tựa mà bước tiếp trong cuộc sống. Và người nào đánh mất nó thì cũng cảm thấy như đánh mất chính bản thân mình. Đó không chỉ là dòng sông mà là dòng chảy yêu thương của nhà văn với nhân vật. Đối với người miền Tây Nam Bộ, trong tác phẩm của chị luôn có một dòng sông mát lành chảy dọc theo suốt đời mình và có một dòng sông tình cảm luôn cuộn sóng trong phong cách sống đầy ân nghĩa của con người miền sông nước.

2.2.1.2. Không gian ghe, xuồng

Do đặc điểm địa hình kinh rạch chằng chịt nên từ lâu người đồng bằng sông Cửu Long dùng chiếc xuồng, chiếc ghe làm phương tiện sinh hoạt, đi lại chủ yếu. Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, hình ảnh ghe, xuồng luôn

gắn bó với cuộc sống của người dân quê. Ở truyện ngắn Huệ lấy chồng, tác giả có nhắc đến hình ảnh chiếc vỏ, để chuẩn bị cho ngày rước Huệ về nhà chồng:“Sáng mai thôi nó sẽ xuống vỏ rồi về ở miết nhà người ta”, hay tác giả miêu tả quảng đường Huệ đi ra chợ xã uốn tóc trên chiếc xuồng: "Huệ giành lái máy… xuồng từ từ chạy tới đập nhỏ đầu xóm Kinh Cụt. Đám trâm bầu đứng im lặng, xơ xơ. Huệ bất ngờ xuống máy chạy chậm chậm, chiếc xuồng khật khừng”. Ở những truyện ngắn khác như: Ngọn đèn không tắt, Cái nhìn khắc khoải, Bến đò xóm Miễu..., vẻ đẹp đó cũng được Nguyễn Ngọc Tư khai

thác và sử dụng để góp phần tạo nên không gian nghệ thuật đậm đà màu sắc văn hóa của cuộc sống ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cảnh sinh hoạt của người đồng bằng sông Cửu Long luôn gắn liền với sông nước mà một trong những nét đặc trưng đó là chợ nổi. Hình ảnh chiếc đò, bến đò, mái chèo và dòng sông đã tạo ra một không gian văn hóa đặc

trưng cho vùng sông nước. Dấu ấn văn hóa đó được Nguyễn Ngọc Tư miêu tả

gắn liền với những cảnh đời, những thân phận suốt đời mưu sinh trên chiếc ghe. Với người dân vùng sông nước thì chiếc ghe vừa là phương tiện kiếm

sống vừa là mái nhà, là bến đỗ bình yên đề nương tựa, để chở che: “Mỗi chiếc ghe là một ngôi nhà nhỏ, ngang hai mét, dài năm bảy mét. Nhỏ bé, chật hẹp. Nhưng có một cái gì đó thật khác thường, thế giới đó hẹp đến nỗi chỉ vừa để xoay lưng, để nằm co, để cúi người…mà cũng dài cũng rộng vô phương bởi cuốc sống rày đây mai đó...” [45;112]. Chiếc ghe nhỏ đó đã nâng giấc cho bao ước mơ, đã chở che cho bao số phận con người côi cút, đơn lẻ: "Chị cũng sẽ mất khá lâu để thích hợp với nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, thí dụ như

mấy bụi hành ngò trồng trên cái xô bể (thay vì khu vườn cây cỏ hoa trái mênh mông) hay cái lò cà ràng nhỏ (thay vì cả một gian bếp ấm sực mùi củi lửa)... Và nghe cha tôi than, tôi chán cái nhà này quá rồi, thì cũng nên hiểu là không có cái nhà nào cả. Nhà chúng tôi là cái nầy" [45;185-186].

Hình ảnh chiếc ghe bán hàng đã khắc sâu vào tâm trí của Giang và

Thủy từ lúc bé thơ, bởi“…nó lớn lên trên chiếc ghe. Lúc buôn bán, lúc nấu cơm, ông Chín không bồng được, Giang buộc sợi dây dù vô chân nó, đầu kia Giang buộc vô mui ghe. Con Thủy bò chán bò chê rồi nằm ngửa ra, ngó những trái cà, trái khóm, trái bí, bầu ông Chín treo lúc lỉu trên nhánh trà đằng mũi ghe”[45;114]. Hình ảnh của cây bẹo trên chiếc ghe của gia đình Giang treo đầy đủ những trái bầu, trái bí…, hay đó là “Những buổi tối, buộc ghe vô góc cây tra bông nở vàng cặp mé bờ, ông Chín dạy chị em Giang học”[45;115]. Khung cảnh này không chỉ mang đậm tình thương của người

cha dành cho con mà còn là một khung cảnh của quê hương sông nước vào buổi chiều tối. Rõ ràng, cuộc sống trên ghe đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc đó. Độc đáo hơn là cảnh đám cưới của nhân vật Giang diễn ra trên ghe, trên

sông:“Giang lấy chồng tháng hai, khi dọc những triền sông, trên những đám chùm gọng, những rặng ráng…tơ hồng bao phủ lên một màu vàng óng, rồi chi chít những cánh hoa con con trắng như hột tấm mẳn. Mấy chiếc ghe bạn kè lại thành bè đậu phía ngoài đập. Đám đàn bà con gái bê những cái cà ràng nấu ăn trên bờ. Hiện - bên ghe bạn cũng bày đặt đi đốn lá dừa về bẻ vòng nguyệt trên mũi ghe nhà Giang. Ngày vui của Giang mà Hiện lầm lì. Nửa đêm nhóm họ, rượu uống sương sương, Hiện ca “Tình anh bán chiếu” mà nước mắt ròng ròng” [45;116]. Không gian đêm đám cưới của Giang

được Nguyễn Ngọc Tư miêu tả mang vẻ đẹp của văn hóa vùng sông nước, văn hóa ở cảnh lễ vu qui trên những chiếc ghe kết thành bè và chất chứa trong âm thanh tiếng hát trải ra trên sông nước. Bên cạnh đó là không gian của

những buổi họp chợ trên sông cũng đã tạo nên nét đẹp độc đáo về văn hóa ở

đồng bằng sông Cửu Long:“…biểu con nhỏ chèo đò chèo dài dài chợ nổi. Chợ rao bán rau trái dậy động cả khúc sông…, chú ơi, thím ơi, tôi muốn hỏi thăm một người quen. Tên gì? Ghe bán gì? Hai Giang. Ghe bán hàng bông…”[45;121]. Không khí của chợ nổi, của những chiếc ghe, xuồng đã tạo

nên sự nhộn nhịp và sôi động cả một khúc sông. Những hình ảnh đó chỉ có được ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chiếc ghe là tổ ấm của gia đình Út Vũ, là nơi chứng kiến những sự kiện đau lòng trong suốt cuộc hành trình bất tận của ba cha con Út Vũ, Nương và Điền. Vì muốn xóa bỏ những ký ức đau buồn về người vợ phụ bạc mà Út Vũ đã đốt nhà, sống kiếp thương hồ, lấy thuyền làm nhà, lang thang qua những cánh đồng chăn vịt. Nói là nhà thì cũng đúng, bởi nó là nơi cư trú của ba nhân khẩu, nơi che mưa, che nắng, sinh hoạt hằng ngày của gia đình Nương. Nói như lời Nương kể thì mấy ông thống kê đã lắc đầu ngao ngán khi chứng kiến:

“chỗ ở ngang mét hai, dài ba mét mốt cho ba nhân khẩu, điều tra thêm thì phương tiện nghe nhìn giải trí chỉ có cái radio trị giá mười bốn ngàn, nguồn nước sinh hoạt từ sông, thu nhập ờ thì vài ba triệu một năm, tùy vào ông trời….” [45;182-183], nó lại thiếu thốn, rách nát như tâm hồn của những

người hàng ngày sống trên nó. “Cái ghe thấy nhỏ” nhưng với hai chị em sao lại rộng vô cùng. Thời gian lấn lướt qua đi, chúng nhận ra mình ngày càng xa cha và giữa cuộc đời rộng lớn, chúng “phải tự mình học lấy cách sống”. Chúng vật vã giữa những cánh đồng vắng ngắt để sau đó biết cách xác định phương hướng bằng mặt trời, bằng sao, bằng gió, bằng ngọn cây… Có nhiều bài học, chúng phải đánh đổi bằng tính mạng của mình.

Trong không gian chật hẹp của chiếc ghe là những bi kịch của chị em Nương và Điền khi chứng kiến những hành động trả thù tàn nhẫn, độc ác của người cha. Trước hết là hành động dửng dưng, độc ác với các con của mình,

ông sẵn sàng đánh Nương chỉ vì lý do cô giống mẹ, giống với người đàn bà đã đang tâm phụ bạc ông. Ông vô cảm, lạnh lẽo đối với cả hai chị em, xem chúng như là gánh nặng, là tàn tích đau buồn mà vợ đã để lại cho ông.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)