Nghĩa vụ của người cĩ hành vi bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình – thực trạng tại thành phố cần thơ (Trang 38)

Người cĩ hành vi bạo lực gia đình là người đã gây ra những tổn hại hoặc cĩ khả

năng gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình. Trong lĩnh vực phịng, chống bạo

lực gia đình, nghĩa vụ của họ được ghi nhận ở Điều 4, Luật Phịng, chống bạo lực gia

đình:

“1. Tơn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức cĩ thẩm quyền.

3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sĩc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi cĩ yêu cầu và theo quy định của pháp luật.”

Trước hết, khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người cĩ hành vi bạo lực gia đình phải tơn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. Cộng đồng ởđây là chỉ chung những người biết được về hành vi, cĩ thể là thành viên

khác trong gia đình, hành xĩm, tổ dân phố, người chứng kiến… Sự can thiệp ởđây phải

là can thiệp hợp pháp, tức là chỉ được thực hiện những điều pháp luật cho phép (buộc chấm dứt hành vi, cấp cứu nạn nhân…). Mọi sự can thiệp trái pháp luật (sử dụng vũ lực với người cĩ hành vi bạo lực gia đình, tiếp tay cho hành vi bạo lực…) đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tơn trọng sự can thiệp nghĩa là người cĩ hành vi bạo lực gia

đình phải lắng nghe, thực hiện theo những yêu cầu chính đáng của cộng đồng, khơng

được cĩ thái độ hung hãn, thù địch, chống đối hay cĩ ý định trả thù sự can thiệp đĩ. Tất nhiên, hành vi bạo lực cũng cần phải được chấm dứt ngay. Quy định này tưởng chừng như là chung chung nhưng lại rất cụ thể và sâu sắc. Người cĩ hành vi bạo lực gia đình khơng chỉ là thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của đồng mà cịn phải tơn trọng sự can thiệp

đĩ, nghĩa là bản thân họ phải phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc can thiệp, cũng như phải cĩ thái độ đúng mực với những người can thiệp. Điều này rất quan trọng

vì trong nhiều trường hợp, người cĩ hành vi vi phạm khơng nhận thấy sai lầm của mình

mà thậm chí cịn trút giận sang những người can thiệp (chửi bới, xúc phạm và cĩ khi là

đánh đập, hành hung…), do đĩ đã làm hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong hoạt

động phịng, chống bạo lực gia đình. Ngược lại, những sự can thiệp bất hợp pháp, điển hình là việc dùng vũ lực để ngăn chặn hành vi bạo lực một cách khơng cần thiết cũng sẽ

gây ra những hậu quả nghiêm trọng: vừa khơng ngăn chặn cĩ hiệu quả hành vi bạo lực

gia đình, vừa tăng nguy cơ phát sinh tội phạm khác.

Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức cĩ thẩm quyền cũng là nghĩa vụ của người cĩ hành vi bạo lực gia đình. Trong lĩnh vực phịng, chống bạo lực gia đình, những

chủ thể cĩ thẩm quyền cĩ thểđưa ra những chế tài như: gĩp ý, phê bình trong cộng đồng

dân cư; cấm tiếp xúc; áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn… Việc bị

xử lý hành vi bạo lực gia đình vốn khơng quen thuộc với người Việt Nam, vì rất nhiều

người vẫn nghĩ đĩ là quyền của họ. Do đĩ, quy định người cĩ hành vi bạo lực cĩ nghĩa vụ chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức cĩ thẩm quyền là cần thiết để tạo ra cơ sở

pháp lý mạnh mẽ, buộc chủ thể phải thực hiện, đảm bảo hiệu quả của cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình.

Với những trường hợp nạn nhân bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cần tới sự can thiệp của y tế thì người thực hiện hành bạo lực phải kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sĩc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Đây tưởng chừng là điều hiển nhiên, là ứng xử bắt buộc của các thành viên gia đình đối với nhau, nhưng lại là điều rất khĩ thực hiện khi một bên là chủ thể, một bên là nạn nhân của hành vi bạo lực. Người thực hiện hành vi khi đã nhẫn tâm ra tay thì rất khĩ cĩ chuyện

thương xĩt, lo lắng cho nạn nhân mà đưa họđi chữa trị, chăm sĩc; hoặc cĩ khi hành vi là

bột phát, họ nhận thấy sai lầm của mình nhưng do sợ bị phát hiện, sợ phải gánh trách

nhiệm nên khơng dám đưa nạn nhân tới cơ sở chữa trị. Chính vì vậy, pháp luật cần quy

định đây là nghĩa vụ, bắt buộc họ phải thực hiện để đảm bảo quyền lợi về sức khỏe cho nạn nhân. Trong trường hợp nạn nhân từ chối sự chăm sĩc của người đã gây tổn thương

cho mình – điều này là hồn tồn phù hợp về tâm lý - thì người cĩ hành vi bạo lực cũng

phải tơn trọng và thực hiện điều đĩ.

Phù hợp với những quy định của pháp luật dân sự, người thực hiện hành vi bạo lực cũng phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi cĩ yêu cầu và theo quy

định của pháp luật.

Luật Phịng, chống bạo lực gia đình khơng nhắc tới quyền mà chỉ quy định nghĩa vụ của người cĩ hành vi bạo lực gia đình. Điều này trước hết cĩ lẽ bởi vì những người

này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nên họ phải chịu những trách nhiệm nhất

định và khơng được hưởng sự bảo vệ của pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu

nhìn nhận theo một khía cạnh khác thì chúng ta cĩ thể thấy: nghĩa vụ mà Luật nêu lên cũng đã hàm chứa một số quyền của họ: quyền được nhận sự can thiệp hợp pháp, quyền

được thực hiện các hành động nhằm khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra. Nếu

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình – thực trạng tại thành phố cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)